Topical Authority là gì? Cách tính chỉ số Topical Authority của website bất kỳ

Topical Authority giúp cải thiện hiệu quả SEO. Xem ngay cách tính điểm Topical Authortity cho mọi website & ứng dụng nó để tối ưu chiến lược xây dựng backlink.

Bài viết này đã được đăng ký bảo hộ bản quyền nội dung trên DMCA (Link đăng ký: https://www.dmca.com/r/j326exx), vui lòng trích dẫn nguồn kèm link bài viết http://ychoc.com/seo-marketing/cach-tinh-topical-authority/ nếu muốn đăng tải lại thông tin trên website khác.

Topical Authority là gì?

Topical Authority là một khái niệm SEO ám chỉ độ tin cậy, sức mạnh và tính thẩm quyền của một website trong một ngành hoặc một lĩnh vực nào đó.

Topical Authority của một website càng cao, các trang web của nó càng dễ lên Top đối với các từ khóa có liên quan.

Ví dụ, Ychoc.com là một website có tính thẩm quyền cao khi nói về chủ đề báo cáo nghiên cứu thị trường Digital Marketing, do đó, hầu hết các bài viết về báo cáo thị trường trên Ychoc đều nằm trong Top Google Việt Nam.

Lưu ý: Topical Authority khác với các chỉ số Domain Authority (DA) hay Domain Rating (DR), và các chỉ số này thường được sử dụng cùng nhau để phân tích chất lượng của một website.

>> Xem thêm: Topic Authority là gì?

Topical Authority có phải yếu tố xếp hạng của Google không?

Không, Topical Authority không phải yếu tố xếp hạng của Google, hoặc ít nhất, không có bằng chứng rõ ràng cho thấy điều đó.

Trong tài liệu Search Quality Evaluator Guidelines của mình, Google nhiều lần ám chỉ Topical Authority là một trong những tín hiệu thể hiện chất lượng trang web theo nguyên tắc EEAT của Google, tuy nhiên, trong bài viết giới thiệu về bộ tiêu chuẩn Double-EAT, Google cũng nói rằng họ không trực tiếp sử dụng EEAT để xếp hạng trang web.

Bên cạnh đó, Google cũng chưa bao giờ chính thức xác nhận rằng Topical Authority là yếu tố xếp hạng của mình trên bất kỳ kênh thông tin nào.

Mặc dù vậy, nếu bạn muốn cải thiện chất lượng của một website, chắc chắn bạn cần quan tâm đến cách xác định Topical Authority cũng như làm thế nào để ứng dụng chỉ số này.

Cách xác định Topical Authority của website

Hiện nay, chưa có bất kỳ công thức chuẩn xác nào để tính toán chỉ số Topical Authority, do đó, hai phương pháp hiệu quả nhất để xác định Topical Authority của một website gồm có: 1) Thu thập và tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, và 2) Dựa vào lưu lượng truy cập mà website đó nhận được thông qua những từ khóa có liên quan mà nó được xếp hạng.

Theo tôi, phương pháp 2 dễ thực hiện và mang lại tính chính xác cao hơn so với phương pháp 1, do đó, tôi đã áp dụng phương pháp này cho các công việc SEO của mình.

Ví dụ, dưới đây là cách mà tôi sử dụng để đo lường chỉ số Topical Authority của website Hubspot.com:

  • Bước 1: Sử dụng một công cụ phân tích SEO như Ahrefs, SEMRush hay Ubersuggest để lập danh sách tổng hợp các từ khóa mà website đó đang được xếp hạng. Chẳng hạn, theo số liệu của công cụ Ubersuggest, trung bình hàng tháng Hubspot đang nhận được khoảng 1.1 triệu lượt truy cập.
  • Bước 2: Sử dụng bộ lọc để tải danh sách các từ khóa kèm lưu lượng truy cập ước tính theo từng từ khóa.
  • Bước 3: Lọc ra những từ khóa có liên quan đến chủ đề, sau đó tính tổng lưu lượng mà website nhận được thông qua các từ khóa đó. Đối với Hubspot, tôi ước tính được có khoảng gần 86 ngàn lượt truy cập hàng tháng thông qua các từ khóa chứa cụm từ “Marketing“.
  • Bước 4: Tính tỷ lệ % lưu lượng truy cập thông qua các từ khóa này trên tổng số lưu lượng truy cập của website. Trong trường hợp của Hubspot, tỷ lệ % này tương đương khoảng 7.8%, và đây cũng chính là chỉ số Topical Authority của Hubspot đối với chủ đề Marketing.

Lưu ý, phương pháp này có nhược điểm chính là việc số liệu thống kê của các công cụ SEO chỉ mang tính tương đối và có sự sai lệch khá nhiều so với thực tế, bên cạnh đó, có thể có một số từ đồng nghĩa với chủ đề đang được tìm kiếm mà bạn chưa thống kê, VD: “Digital Marketing” và “Tiếp thị trực tuyến” hay “Tiếp thị kỹ thuật số” là những từ đồng nghĩa với nhau.

Tác dụng của Topical Authority dùng để làm gì?

Dưới đây là hai ứng dụng tốt nhất của chỉ số Topical Authority:

1. So sánh với đối thủ cạnh tranh về tính thẩm quyền, độ tin cậy và uy tín theo chủ đề nhất định

Những người làm SEO tin rằng các chỉ số DA hay DR là đại diện cho độ tin cậy và uy tín, nhưng điều đó là chưa đủ đối với Google, và Topical Authority mới thực sự là một trong những điều kiện đủ để khẳng định sức mạnh thẩm quyền của một website đối với chủ đề đang được nói đến.

Bằng cách đánh giá chỉ số Topical Authority và so sánh chúng với các đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ xác định được yếu tố thẩm quyền của mình đang ở mức cao hay thấp, từ đó có kế hoạch điều chỉnh chiến lược SEO sao cho phù hợp.

2. Tính chỉ số Backlink Quality Rating

Một ứng dụng quan trọng nhất của chỉ số Topical Authority chính là dùng để xác định điểm chất lượng backlink của một website (hay còn gọi là chỉ số Backlink Quality Rating).

Nếu bạn chưa từng nghe qua Backlink Quality Rating là gì, thì đây là một khái niệm SEO đề cập đến tính hiệu quả mà backlink từ một webiste bất kỳ có thể mang lại cho bạn trang web của bạn.

Nói cách khác, nếu trang web của bạn nhận được một liên kết từ website có chỉ số Backlink Quality Rating ở mức cao, backlink đó càng có giá trị.

Vậy chỉ số chất lượng backlink và điểm Topical Authority có liên quan gì với nhau?

Tại Ychoc.com, chúng tôi sử dụng Topical Authority là một yếu tố có tác động tích cực đến điểm chất lượng backlink, điều này nghĩa là việc cải thiện điểm Topical Authority sẽ giúp làm tăng chỉ số chất lượng backlink.

Nhờ đó, bạn có thể sử dụng chỉ số Backlink Quality Rating để so sánh hai website với nhau, và tìm kiếm giải pháp phù hợp để đặt backlink trên website có chỉ số cao hơn.

Làm thế nào để cải thiện chỉ số Topical Authority?

Dựa vào cách tính chỉ số Topical Authority nói trên, bạn cũng sẽ dễ dàng hình dung được một trong những phương pháp tốt nhất để cải thiện chỉ số này chính là tăng cường số lượng trang web được xếp hạng cao trên Google có liên quan đến chủ đề mà bạn muốn nhắm đến.

Như vậy, có 4 công việc mà bạn cần làm như sau:

  • Nghiên cứu chủ đề, tìm kiếm mọi khía cạnh có liên quan đến chủ đề mà bạn đang muốn xây dựng tính thẩm quyền.
  • Sắp xếp dữ liệu theo các nhóm chủ đề (topic cluster).
  • Sáng tạo nội dung cho từng chủ đề sao cho phù hợp với mục đích tìm kiếm của khách hàng mục tiêu.
  • Xây dựng liên kết nội bộ và backlink có liên quan đến nội dung mà bạn đang nhắm đến.

Hãy cùng xem chi tiết từng công việc để có cái nhìn chuyên sâu hơn.

Nghiên cứu chủ đề

Nghiên cứu chủ đề là cấp độ cao hơn của hoạt động nghiên cứu từ khóa, tức là bạn cần tìm hiểu mọi thông tin về chủ đề đó để bất kỳ ai quan tâm cũng có thể tìm thấy được nội dung mà họ đang cần, dù trình độ của người xem ở mức cơ bản hay là người có kiến thức chuyên sâu.

Nói chung, bất kỳ ai muốn xây dựng Topical Authority cho website cũng cần phải bắt đầu từ hoạt động nghiên cứu chủ đề, và bạn càng khám phá ra nhiều thông tin chuyên sâu, hữu ích về một chủ đề để cung cấp cho khách hàng, bạn càng có cơ hội chứng minh rằng mình là người “có thẩm quyền” trong chủ đề này.

Có nhiều cách giúp bạn nghiên cứu một chủ đề, và một trong những phương pháp sáng tạo giúp tìm kiếm các thông tin hữu ích có liên quan đến chủ đề được nói đến là sử dụng Google Hình ảnh (chứ không phải là chức năng nghiên cứu từ khóa như bạn thường đọc trước đây).

Các bước để bạn nghiên cứu chủ đề trên Google Hình ảnh như sau:

  • Truy cập vào Google Hình ảnh.
  • Nhập chủ đề hạt giống của bạn (thường là từ khóa ngành) vào khung tìm kiếm.
  • Tổng hợp thông tin được đề xuất dựa trên bộ lọc hình ảnh.

Ví dụ, khi tìm kiếm về máy rang cà phê trên Google Hình ảnh, tôi tìm thấy một số ý tưởng rất hay để tạo nội dung cho độc giả như:

  • Máy rang xay cafe mini
  • Máy rang cà phê hot air
  • Cấu tạo máy rang cà phê
  • Máy rang cà phê công nghiệp
  • Công nghệ trên máy rang cà phê
  • Máy rang cà phê 3kg
  • ……
Bộ lọc chủ đề trên Google Hình ảnh cung cấp rất nhiều thông tin có liên quan đến chủ đề mà bạn cần nghiên cứu
Bộ lọc chủ đề trên Google Hình ảnh cung cấp rất nhiều thông tin có liên quan đến chủ đề mà bạn cần nghiên cứu

Bên cạnh đó, một số cách khác giúp bạn tìm hiểu một chủ đề gồm có:

  • Nghiên cứu nội dung mà đối thủ cạnh tranh đã đăng tải.
  • Sử dụng các công cụ đề xuất ý tưởng từ khóa.
  • Các câu hỏi trong phần People Also Ask trên Google Search.

Sắp xếp thông tin thành các nhóm chủ đề

Nhóm chủ đề (hay cụm chủ đề) bao gồm các nội dung được nhóm lại với nhau vì có cùng một chủ đề chung để giúp Google và người xem dễ dàng tìm kiếm các thông tin có liên quan với nhau.

Thông thường, khi tiến hành nhóm các nội dung có cùng chủ đề, bạn cần cân nhắc đến ba yếu tố:

  • Mục đích tìm kiếm của người xem.
  • Cấu trúc sắp xếp của chủ đề.
  • Lưu lượng truy cập tiềm năng.

Kết quả sau khi sắp xếp nội dung theo nhóm chủ đề sẽ có dạng giống như một sơ đồ tư duy như hình dưới đây.

Ví dụ về cách nhóm nội dung theo cụm chủ đề
Ví dụ về cách nhóm nội dung theo cụm chủ đề

Việc sắp xếp nội dung theo cụm chủ đề rất quan trọng đối với việc cải thiện Topical Authority, bởi nó giúp làm rõ ngữ nghĩa, bối cảnh được sử dụng trong nội dung cũng như giúp Google biết rằng các nội dung này có liên quan với nhau về mặt chủ đề.

Sáng tạo nội dung thể hiện yếu tố “authority” đối với chủ đề được nhắc đến

Để tạo ra những nội dung hỗ trợ cho yếu tố Topical Authority, bạn sẽ cần đảm bảo nội dung thỏa mãn bốn yếu tố Experience (Trải nghiệm thực tế), Expertise (Chuyên sâu), Authoritativeness (Chuyên gia) và Trust (Tin cậy) trong nguyên tắc EEAT.

Nội dung có tính chuyên sâu là điều rất quen thuộc với những người viết content SEO, bắt đầu bằng việc tạo ra nội dung chính vừa đủ để cung cấp thông tin tổng quan về chủ đề, và xây dựng những nội dung bổ trợ đi sâu vào từng khía cạnh đã được đề cập trong nội dung chính.

Mặt khác, mọi thông tin mà bạn đưa ra trong các nội dung phải là thông tin chính xác, nhận được sự đồng thuận từ những chuyên gia khác trong ngành, và đôi khi là cung cấp những trải nghiệm thực tế mà chính bạn đã từng trải qua để chứng minh độ tin cậy cho thông tin.

Xây dựng liên kết có liên quan

Các liên kết giúp Google xác nhận mối liên quan giữa những nội dung trong cùng một chủ đề, do đó nó giúp cải thiện chỉ số Topical Authority.

Tuy nhiên, tôi sẽ không nói nhiều về liên kết nội bộ, vì bạn chắc chắn sẽ cần kết nối các bài viết nằm trong cùng một cụm chủ đề mà mình đã tạo ra trên website.

Thay vào đó, tôi muốn đề cập nhiều hơn về việc xây dựng backlink để hỗ trợ cho Topical Authority.

Ví dụ, tôi có một blog nhỏ chuyên về Digital Marketing, trong khi đó, blog kiến thức của Haravan cũng thường xuyên đề cập về chủ đề quảng cáo và Digital Marketing, do đó, một backlink đặt trong bài viết của Haravan về chủ đề báo cáo Digital Marketing như hình dưới đây giúp website của tôi có thêm được uy tín và tin cậy trong góc nhìn của Google.

Backlink từ những website uy tín giúp nâng cao chỉ số Topical Authority
Backlink từ những website uy tín giúp nâng cao chỉ số Topical Authority

Một số chiến thuật xây dựng backlink mà tôi đang sử dụng để xây dựng tính thẩm quyền theo chủ đề cho website gồm có:

  • Viết guest post.
  • Khắc phục broken link.
  • Đăng bài PR.
  • Tạo những nội dung có giá trị và có thể chia sẻ.

Đương nhiên, những chiến thuật này khá phổ biến trên toàn thế giới, do đó, bạn hoàn toàn có thể áp dụng chúng cho website của mình để cải thiện điểm Topical Authority.

Tóm lại về Topical Authority

Như vậy, bạn đã tìm hiểu khá nhiều thông tin quan trọng liên quan đến sức mạnh thẩm quyền theo chủ đề (hay còn gọi là Topical Authority), từ khái niệm, cách đo lường, các ứng dụng và phương pháp nâng cao tính thẩm quyền của một website đối với một chủ đề nào đó.

Bây giờ, nội dung về Topical Authority sẽ được tôi trình bày rất chi tiết trong buổi 2 của khóa học SEO cơ bản cho người mới bắt đầu, do đó nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề này, đừng ngần ngại đặt câu hỏi để được tôi giải đáp nhé.

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *