Top 5+ chiến thuật SEO phổ biến nhưng vô dụng

Những người làm SEO thường tham khảo hàng tấn chiến thuật SEO khác nhau trên Internet, nhưng đáng buồn là rất nhiều trong số chúng chỉ khiến bạn lãng phí thời gian và công sức. Bài viết này sẽ chỉ ra 5+ lỗi SEO phổ biến nhất tại Việt Nam, cùng xem nhé!

\"Top

Vì sao nhiều chiến thuật SEO sai lầm nhưng lại phổ biến?

Một số câu hỏi thường gặp mà tôi đã từng nhận được trong quá trình làm SEO của mình gồm có:

  • Domain chứa từ khóa chính xác (EMD – exact match domain) có ảnh hưởng đến xếp hạng không?
  • LSI keyword là gì? Làm thế nào để sử dụng nó?
  • Đối với một trang web mới tạo, các tương tác mạng xã hội có mang lại hiệu quả hay không?
  • ……

Câu trả lời chung cho những câu hỏi này là: Đừng quan tâm đến nó. Bản thân các câu hỏi này không sai, bởi chúng thường xuyên được hỏi, ngay cả đối với những người làm SEO lâu năm. Và bởi vì chúng được hỏi thường xuyên, do đó cũng có hàng tá trang web và video khuyến nghị bạn nên sử dụng các yếu tố này trong khi một thực tế phũ phàng rằng đây không phải là những thứ sẽ giúp bạn cải thiện thứ hạng SEO.

Dưới đây, tôi sẽ chỉ ra những sai lầm thường gặp nhất mà bạn nên ngừng sử dụng ngay lập tức, cũng như đưa ra các phương án mà bạn nên đầu tư nguồn lực để đạt hiệu quả SEO tốt nhất.

TOP 5+ chiến thuật SEO sai lầm nhưng phổ biến nhất

OK, trước khi bắt đầu, một điều bạn cần nhớ rằng danh sách những chiến thuật không quan trọng đối với SEO dưới đây không hẳn là những hoạt động xấu. Đơn giản, chúng chỉ là những thứ mà mọi người lo lắng trong quá trình làm SEO, trong khi thực sự không ảnh hưởng gì đến việc cải thiện xếp hạng Google của trang web.

Do đó, tôi sẽ đưa ra câu trả lời thỏa đáng để giúp bạn ngừng lo lắng về những vấn đề này để có thể tập trung vào các kỹ thuật và chiến lược SEO thực sự hiệu quả.

Sai lầm #1: Sử dụng LSI keyword

Mọi người thường gọi LSI keyword hay semantic keyword, từ khóa LSI là những từ, cụm từ và thực thể có liên quan đến một chủ đề. Ví dụ, nếu bạn viết một bài về nghề SEO, thì những từ khóa như \”Content Creator\”, \”Copywriter\”, hay \”Content Marketer\”, \”Content Marketing\”, \”sáng tạo nội dung\”, \”viết content\” sẽ được coi là các LSI keyword.

LSI là viết tắt của Latent Semantic Indexing, tạm dịch là chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn.

Phần lớn người làm SEO tại Việt Nam đều cho rằng LSI keyword được sử dụng bởi Google, và có vai trò quan trọng trong thuật toán tìm kiếm. Do đó, có cả đống trang web nói về LSI keyword trên Google Search, từ định nghĩa, vai trò, cách nghiên cứu từ khóa LSI, cách sử dụng, thậm chí có cả những trang web cung cấp công cụ tìm kiếm và gợi ý LSI Keyword.

\"LSI

Thế nhưng, Google không hề sử dụng phương pháp lập chỉ mục này. Trên thực tế, John Mueller của Google đã nói trên Twitter rằng: \”Không có thứ gì gọi là LSI keyword. Bất kỳ ai nói với bạn về cái này đều sai cả rồi, rất tiếc là như vậy\”.

\"John

Vì thế, thay vì dành thời gian để đi \”rải\” thứ được gọi là \”LSI keyword\” vào bài viết của mình để đạt một mức mật độ từ khóa – keyword density – nào đó, tôi khuyên bạn nên tập trung vào việc tạo ra một nội dung có chất lượng tốt nhất vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh.

Sai lầm #2: Đạt điểm nội dung tối đa

OK, điều thứ hai bạn không nên lo lắng chính là việc đạt điểm nội dung tối đa theo gợi ý từ một công cụ hỗ trợ tối ưu nội dung bài viết nào đó như Yoast SEO hay Rank Math SEO trên WordPress.

Các công cụ này thường cho điểm dựa trên nội dung của bạn. Nếu đáp ứng được các tiêu chí mà công cụ đặt ra, bạn sẽ nhận được một biểu tượng đèn xanh đối với công cụ Yoast hoặc số điểm cao trên thang điểm 100 đối với công cụ Rank Math.

\"Công

Tuy nhiên, việc đạt những điểm số này không có nghĩa rằng nội dung của bạn đã được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm. Nó chỉ có nghĩa rằng bạn đã đạt được một số yêu cầu cơ bản về On-page SEO như bao gồm từ khóa chính vào tiêu đề và nội dung, sử dụng một số các từ khóa liên quan hay một số tiêu chí khác.

Mặc dù một số tiêu chí trong cách đánh giá của các công cụ hỗ trợ tối ưu hóa bài viết được xem là phương pháp On-page SEO hay nhất, bạn cũng không nên bị ám ảnh về điểm số đạt được, bởi đơn giản là điểm số này do một bên thứ ba – không phải Google – đánh giá.

Tôi không nói rằng các công cụ như Yoast hay Rank Math hoàn toàn vô ích đối với người làm SEO. Chúng thực sự khá hữu ích khi bạn mới làm quen về SEO hay bạn đang thuê dịch vụ ngoài. Nhưng quan điểm của tôi là bạn nên tập trung vào việc thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng, bởi vì không có công cụ nào chuẩn xác 100% có thể cam kết đưa bạn lên Top đầu Google.

Sai lầm #3: Đạt số chữ trung bình tối thiểu

Bây giờ, một điều khác mà bạn không nên lo lắng chính là số lượng chữ (word count) trong một bài viết. Vậy tiêu chí này xuất hiện từ khi nào?

Hãy quay lại một chút vào năm 2012, serpIQ đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy độ dài trung bình của 10 trang xếp hạng đầu trên Google là hơn 2000 chữ.

\"Thống

Từ đó, mọi người đều nói rằng bạn cần phải tạo một bài viết có độ dài ít nhất 2000 chữ để có cơ hội lọt vào Top 10 Google. Tuy nhiên, sai lầm ở đây chính là không hề có mối quan hệ nhân quả giữa độ dài bài viết và thứ hạng Google.

Lấy ví dụ, các trang của Shopee Việt Nam thu hút hàng chục ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn lượt truy cập mỗi tháng từ công cụ tìm kiếm, và rất nhiều trang trên đó không đạt mức 2000 chữ.

\"Các

Ngoại trừ là trang web thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam, tôi cho rằng lưu lượng truy cập khổng lồ của những trang trên Shopee có liên quan nhiều đến việc đáp ứng mục đích tìm kiếm của người dùng, tức lý do ẩn đằng sau mỗi truy vấn tìm kiếm.

Ví dụ, nếu tôi xem xét đối với truy vấn \”áo hoodie\”, top 4-5 vị trí dẫn đầu hầu hết là các trang danh mục từ các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Và nếu tôi xem kết quả từ Tiki, tổng số lượng chữ trên trang chỉ khoảng gần 1600 chữ.

Lý do là vì Google biết rằng những người đang tìm kiếm với truy vấn này có thể đang muốn mua sản phẩm chứ không muốn đọc những bài viết dài lê thê.

Bây giờ, có thể bạn đã biết qua một chút về mục đích của người tìm kiếm, vì thế có thể bạn sẽ tranh luận rằng đối với các từ khóa thông tin, bạn cần phải viết nội dung dài. Điều này cũng sai luôn.

Chẳng hạn, từ khóa \”cách làm mứt dừa\” có khối lượng tìm kiếm khoảng 27100 lượt/tháng. Đây là một chủ đề khá phổ biến tại Việt Nam, với độ khó xếp hạng là 51/100. Thế nhưng, trang xếp hạng đầu là Dienmayxanh có nội dung bài viết chỉ hơn 1000 chữ. Vậy tại sao nó lại xếp trên những trang có độ dài cao hơn như Eva hay Nguyenkim? Chắc chắn không phải do số lượng chữ rồi.

\"Phân

Trên thực tế, không có bất kỳ công thức nào để tính số chữ chính xác cần có cho một bài viết để được xếp hạng cao trên Google, do đó cũng không có cái gì gọi là số chữ lý tưởng. Thế nhưng, các công cụ hỗ trợ tối ưu nội dung như Rank Math đã góp phần làm cho người sử dụng hiểu sai lệch về khía cạnh này, bằng cách đặt ra tiêu chí về số chữ trung bình tối thiểu.

\"Word

Thay vì tập trung vào số chữ, bạn nên tìm cách thấu hiểu mục đích tìm kiếm của người dùng và tạo ra nội dung có chiều sâu. Trong trường hợp bài viết của bạn có nhiều chữ, thì đó cũng là hệ quả của việc tạo các bài viết chuyên sâu, chứ không phải là mục tiêu ban đầu của bạn.

Nếu bạn vẫn chưa tin, hãy xem John Mueller nói gì nhé.

\"John \"John

Sai lầm #4: Đầu tư các tên miền đối sánh chính xác

Bây giờ, điều mà bạn không cần phải băn khoăn chính là có nên sử dụng các domain đối sánh chính xác hay không. Hãy cùng nhìn lại một số thông tin của chiến thuật SEO này.

Tên miền đối sánh chính xác (EMD – Exact Match Domain) là các tên miền chứa từ khóa khớp chính xác với từ khóa mục tiêu.

Ví dụ, nếu tôi muốn xếp hạng cho từ khóa \”khóa học SEO tốt nhất\”, thì tên miền đối sánh chính xác của tôi sẽ có dạng như là khoahocseototnhat.com.

Rõ ràng, nhìn qua cũng thấy chiến thuật này mang tính chất spam rất cao, nhưng thực sự mọi người đã từng áp dụng điều này vì nó đã từng có hiệu quả trong quá khứ. Tuy nhiên, năm 2012, Matt Cutts, cựu giám đốc webspam tại Google, đã thông báo rằng có sự thay đổi trong thuật toán tìm kiếm để giảm bớt các tên miền đối sánh chính xác chất lượng thấp trong kết quả tìm kiếm Google.

\"Matt

Mặc dù thực tế là Google đã công khai về bản cập nhật này vào năm 2012, nhưng vào năm 2017, đã có người hỏi rằng liệu EMD có nhận được \”ưu đãi đặc biệt\” nào hay không. John Mueller đã trả lời rằng \”Không có ưu đãi hấp dẫn nào dành cho EMD\”. Đến năm 2021, một người đã hỏi về việc mua các domain giàu từ khóa, Mueller đã trả lời rằng \”Không phải vì mục đích SEO\”.

Điểm mấu chốt ở đây là chiến thuật này hoàn toàn không có hiệu quả vào thời điểm này, và kể cả nhiều năm sau cũng vậy. Vì thế, thay vì dành thời gian đi tìm những tên miền giàu từ khóa, hãy tập trung xây dựng một thương hiệu để có được danh tiếng trên thị trường.

Sai lầm #5: Tăng cường các tương tác mạng xã hội

Bây giờ, tôi sẽ nói về các tương tác trên mạng xã hội.

Tương tác mạng xã hội (hay tín hiệu xã hội – social signals) là sự tương tác với các bài trên mạng xã hội như thích, chia sẻ, bình luận.

Mọi người thường nghĩ rằng các bài đăng nhận được nhiều tương tác trên mạng xã hội sẽ giúp thúc đẩy thứ hạng Google của một trang web được liên kết đến các bài đăng đó. Đây hoàn toàn là một quan điểm sai lầm. Nhưng sự sai lầm này lại đến từ những phát biểu khó hiểu của chính Google.

Cụ thể, năm 2010, Danny Sullivan đã viết rằng: Google sử dụng các tương tác mạng xã hội để giúp xếp hạng các bài viết thông thường trên SERP. Cùng năm đó, Matt Cutts đã thực sự xác nhận điều này trong một video trên Youtube.

Nhưng đến năm 2014, Cutts cho biết: \”Theo hiểu biết của tôi, hiện tại không có yếu tố tương tác mạng xã hội nào trong thuật toán xếp hạng của Google cho phép thêm trọng số vào số lượng lượt thích Facebook hay số người theo dõi Twitter đối với một trang web cụ thể\”.

Nói ngắn gọn, Google đã nhận ra rằng tương tác mạng xã hội không phải là một yếu tố đáng tin cậy để xếp hạng các trang web vì hai lý do:

  • Đầu tiên, Google bị chặn thu thập dữ liệu các trang mạng xã hội trong khoảng 1.5 tháng.
  • Thứ hai, Google gặp khó khăn trong việc xác định khả năng xếp hạng dựa trên yếu tố mạng xã hội.

Bây giờ, nếu bạn vẫn còn tin rằng tương tác mạng xã hội có thể giúp mình có thứ hạng cao hơn trên SERP của Google, hãy cùng phân tích ở một góc độ cực kỳ cơ bản như sau:

Bất kỳ ai cũng có thể gia tăng đột biến các tương tác mạng xã hội với giá rất rẻ. Do đó, nếu Google tích hợp điều này vào thuật toán xếp hạng của mình, thì việc xếp hạng sẽ trở thành một trò chơi của đồng tiền. Kẻ có nhiều tiền sẽ chiến thắng cuộc chơi này, và đó không phải là điều mà Google muốn.

Tuy nhiên, việc bạn nhận được nhiều tương tác mạng xã hội cũng không phải là điều gì xấu. Nó sẽ giúp bạn xây dựng được thương hiệu cá nhân, và một cách gián tiếp giúp ích cho các hoạt động SEO của bạn.

Lý do là vì bằng cách quảng bá rộng rãi nội dung của mình trên mạng xã hội, bạn đang thu hút nhiều sự chú ý hơn từ cộng đồng. Một vài trong số đó có thể chuyển thành các backlink chất lượng, giúp bạn cải thiện được hồ sơ backlink của mình.

Tóm lại: Chiến thuật SEO nào tốt nhất cho người mới bắt đầu?

Có rất nhiều thứ quan trọng đối với một chiến lược SEO thành công. Nhưng nếu bạn mới bắt đầu tham gia vào lĩnh vực Digital Marketing, tôi khuyên bạn nên bỏ qua những thứ rườm rà và tập trung vào ba điều sau:

  • Giữ cho trang web luôn tối ưu về mặt kỹ thuật
  • Tạo các nội dung chất lượng cao, hấp dẫn và độc đáo
  • Xây dựng backlink.

Bây giờ, danh sách những chiến thuật SEO phổ biến nhưng không chính xác chắc chắn không bị giới hạn bởi một vài điều tôi đã đề cập trong bài viết này. Do đó, tôi rất muốn biết ý kiến của bạn về những phương pháp SEO không hiệu quả nhưng vẫn được những \”chuyên gia SEO\” khuyến nghị, bằng cách để lại bình luận dưới bài viết này nhé. Nếu bạn thấy hứng thú, đừng quên tôi cũng có các khóa học về chiến lược SEO hiệu quả dành cho người mới bắt đầu nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *