Traffic user là một khía cạnh của website traffic, tập trung vào hành vi và tương tác của người dùng. Dưới đây là một số trường hợp nên & không nên sử dụng traffic user cho website.
Khi trang web của bạn đang được xếp hạng ở vị trí từ 11 trở xuống trên Google Search, 99% những người cung cấp dịch vụ SEO tại Việt Nam sẽ đề xuất rằng bạn nên sử dụng traffic user để cải thiện thứ hạng trang web.
Tuy nhiên, tôi thuộc nhóm 1% còn lại sẽ khuyên bạn không nên sử dụng kỹ thuật này nếu muốn lên Top Google vì trên thực tế, Traffic user vô dụng với Google.
Lưu ý: Bài viết này đã được đăng ký bảo hộ nội dung trên DMCA (Xem chi tiết tại đây), vui lòng trích dẫn nguồn kèm link bài viết nếu muốn đăng tải lại thông tin trên website khác.
Vậy traffic user là gì?
Khái niệm chuẩn xác nhất của traffic user có thể được mô tả theo định nghĩa như sau:
Traffic user là một khía cạnh của website traffic, trong đó nhấn mạnh vào hành vi và tương tác của người dùng với nội dung trên trang. Mỗi người dùng được tính là một lượt traffic, và họ được nhận thưởng khi truy cập vào trang web được chỉ định.
Traffic user là hình thức biến tướng của targeted website traffic và là một kỹ thuật Blackhat SEO đã có từ trước khi thuật toán Google Penguin ra mắt vào năm 2012.
Khác với targeted website traffic, những lợi ích SEO của traffic user đối với website trên Google chưa từng được chứng minh bằng bất kỳ số liệu thống kê hoặc công trình nghiên cứu nào kể từ năm 2012, ngoại trừ tuyên bố trong các mẫu quảng cáo của những đơn vị cung cấp dịch vụ traffic user.
Các loại traffic user
Traffic user về bản chất vẫn là lưu lượng truy cập vào website, do đó nó có thể được phân loại theo nguồn cấp lưu lượng giống như cách phân chia trên Google Analytics, chẳng hạn như Organic Search Traffic (Lưu lượng từ công cụ tìm kiếm), Social Traffic (Lưu lượng từ mạng xã hội), Referral Traffic (Lưu lượng giới thiệu) hay Direct Traffic (Lưu lượng trực tiếp).
Tuy vậy, cộng đồng SEO tại Việt Nam thường sử dụng một kiểu phân loại traffic user khác dựa trên phương thức hoạt động của nó, và dưới đây là 3 loại traffic user thường gặp nhất:
- Traffic user dạng đăng ký tài khoản: User truy cập vào website mục tiêu để thông qua công cụ tìm kiếm để lấy mã xác thực khi đăng ký tài khoản mới trên website khác.
- Traffic user dạng giải nén tập tin (còn gọi là traffic user download): User truy cập website mục tiêu thông qua công cụ tìm kiếm để lấy mã mở khóa tập tin mà họ vừa tải từ trên Internet.
- Traffic user dạng phần mềm trao đổi traffic: User truy cập vào website mục tiêu để lấy tiền, sản phẩm hoặc dịch vụ trên một phần mềm trao đổi traffic nào đó.
Cách thức hoạt động của kỹ thuật traffic user
Dù là traffic loại nào thì cách thức hoạt động của chúng đều giống nhau, tức là user được cung cấp một giá trị nào đó nếu họ thực hiện các thao tác truy cập vào website theo trình tự được yêu cầu.
Ví dụ, trường hợp dưới đây đang sử dụng traffic user giải nén bằng cách đặt mã khóa cho file cài đặt phần mềm chỉnh sửa ảnh Photoshop, đồng thời kèm theo tài liệu hướng dẫn lấy mật khẩu trên website cung cấp dịch vụ hút hầm cầu.
Vì Photoshop là một trong những phần mềm được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam, do đó, rất nhiều người tìm kiếm và download phần mềm này trên các website trang web cung cấp software miễn phí, đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều người thực hiện các thao tác trong tài liệu hướng dẫn nói trên nhằm lấy được mật khẩu để mở khóa file cài đặt.
Như vậy, website về dịch vụ hút hầm cầu nói trên sẽ thu hút một lượng lớn lưu lượng truy cập từ Google thông qua truy vấn tìm kiếm được gợi ý trong tài liệu hướng dẫn, và những lượt truy cập này được xem là traffic user.
So sánh sự khác biệt giữa traffic user và targeted website traffic
Những người mới bắt đầu làm SEO thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm traffic user và targeted website traffic (gọi tắt là targeted traffic), tuy nhiên vẫn có một số điểm khác giữa chúng mà bạn có thể sử dụng để phân biệt.
Dưới đây là bảng phân loại traffic user và targeted traffic dựa trên một số tiêu chí cụ thể:
Traffic user | Targeted traffic | |
---|---|---|
Loại khách truy cập | Không phải là khách hàng tiềm năng hoặc đối tượng mục tiêu mà website nhắm tới | Rất có thể là khách hàng tiềm năng của website |
Mục đích của khách truy cập | Để nhận tiền, mã mở khóa hoặc lợi ích nào đó được cung cấp bởi bên thứ ba | Để mua sắm hoặc tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp |
Khả năng chuyển đổi thành đơn hàng | Hoàn toàn không có khả năng | Khả năng cao sẽ mua hàng |
Chi phí sử dụng | Tốn phí | Miễn phí |
Vì sao một số người tin rằng traffic user là yếu tố xếp hạng của Google?
Ý tưởng traffic user là một trong số những yếu tố xếp hạng của Google bắt nguồn từ niềm tin rằng: Google sử dụng các chỉ số tương tác trên trang để làm yếu tố xếp hạng.
Logic ở đây là, khi một người truy cập và dành thời gian để xem nội dung trên trang web, thậm chí là tương tác với các nội dung đó bằng cách chia sẻ, nhấn nút thích, bình luận hoặc xem tiếp một số nội dung khác trên website thông qua các URL trên trang, điều này là một dấu hiệu cho thấy nội dung của trang web có thể sẽ hữu ích với họ.
Tuy nhiên, Google không thể tự mình biết được những tương tác mà khách truy cập đã thực hiện nếu không có một công cụ nào đó để theo dõi, do đó, họ đã cung cấp một số công cụ hỗ trợ miễn phí giúp theo dõi hiệu suất trên trang như Google Analytics, Google Search Console, Google Tag Manager…
Cũng khá hợp lý phải không?
Một số nghiên cứu dựa trên dữ liệu thống kê được thực hiện bởi bên thứ ba cũng kết luận rằng: Có mối tương quan thuận giữa lưu lượng truy cập và thứ hạng của trang web.
Ví dụ, infographic có tiêu đề \”Ranking factors analyzed\” của SEMRush được công bố trên trang web của mình đã liệt kê lưu lượng truy cập trực tiếp (direct traffic) cùng với rất nhiều chỉ số tương tác trên trang thuộc nhóm các yếu tố xếp hạng hàng đầu của Google.
Ngoài ra, bài viết \”Google’s 200 Ranking Factors: The Complete List (2022)\” trên Backlinko cũng nói rằng tỷ lệ Organic CTR của một từ khóa là yếu tố xếp hạng của Google, dựa trên một silde thuyết trình tại Search Marketing Expo của Paul Haahr, Distinguished Engineer của Google Search Team.
Cụ thể, Brian Dean (chủ sở hữu cũ của Backlinko) đã diễn đạt cách hiểu của mình về nội dung của slide này rằng trong mắt của Google, một trang nhận được lượt click sẽ tốt hơn một trang không nhận được click.
Dựa trên các thông tin này, bạn có tin rằng Google thực sự sử dụng organic traffic hay traffic user như là một yếu tố trong thuật toán xếp hạng của mình không?
Rất may mắn, tôi đã tìm thấy được một số bằng chứng để bác bỏ niềm tin sai lầm này, cụ thể như sau.
Bằng chứng: Traffic user không phải là yếu tố xếp hạng của Google
Bằng chứng đầu tiên giúp tôi bác bỏ cách giải thích của Brian trên Backlinko có liên quan đến chính slide thuyết trình mà Brian đã sử dụng để minh họa cho ý kiến của mình.
#1: Brian đã hiểu sai ý của Paul Haahr
Tôi đã tìm thấy video đăng trên Youtube về sự kiện Search Marketing Expo năm 2016, thời điểm mà Paul Haahr trình bày slide được trích dẫn trong bài viết của Backlinko (bạn có thể xem từ phút 13:36):
Paul đã nói rằng: Theo quan điểm của Google, trang web được hiển thị dưới dạng đoạn trích trên Google Search và người dùng đã tìm thấy được câu trả lời mà mình cần nên họ không nhấp vào trang mà rời đi, do đó, mặc dù không nhận được lượt click nhưng trang web đó vẫn tốt như những trang web có câu trả lời khác.
Nói cách khác, một trang web không được hiển thị snippet trên Google Search và nhận được lượt click thì chưa chắc đã tốt hơn một trang web không nhận được lượt click do Google đã hiển thị câu trả lời trên trang dưới dạng snippet.
Điều đáng chú ý là kết luận này của Paul không nằm trong slide thuyết trình, do đó, tôi suy đoán rằng Brian chỉ dựa vào nội dung không đầy đủ của slide để đưa ra lời khẳng định sai lầm.
#2: Nhiều website hàng đầu không cài đặt code theo dõi của Google nhưng vẫn xếp hạng cao trên Google
Bạn đã bao giờ thử nhấn tổ hợp phím Ctrl + U để xem mã nguồn của một trang web chưa?
Tôi đã làm điều đó với một số trang như Wikipedia, Shopee, Lazada và nhận thấy rằng: Các website này không cài đặt code Google Analytics, Google Search Console hay Google Tag Manager trên trang web của mình.
Nếu bạn không tin vào ảnh chụp màn hình của tôi, hãy xem xác nhận của Brandon Harris, Trưởng bộ phận thiết kế của Wikimedia, trong một bài đăng trên Quora khi trả lời cho câu hỏi \”Why doesn\’t Wikipedia use Google Analytics?\” năm 2012.
Wikipedia xác nhận rằng họ không theo dõi người dùng hay đặt bất kỳ cookie nào để theo dõi (bao gồm cả các mã theo dõi của Google) vì chính sách bảo mật thông tin.
Chà, bạn nói rằng traffic user giúp tăng các chỉ số tương tác trên trang, và Google dựa vào đó để biết liệu một trang web có chất lượng cao và hữu ích hay không?
Vậy tại sao những website này vẫn lên Top Google, khi mà bản thân Google không nhận biết được hành vi người dùng trên trang (vì không có công cụ theo dõi)?
Rõ ràng là không có bất kỳ một lý do chính đáng nào để Google \”ưu ái\” các website như Wikipedia hơn một trang web khác, và cách giải thích hợp lý nhất ở đây chính là vì Google không quan tâm đến lưu lượng truy cập vào Wikipedia để quyết định chất lượng của một trang web cũng như việc nó nên xếp hạng cao hay thấp trên Google Search.
#3: John Mueller khẳng định lưu lượng truy cập website không phải yếu tố xếp hạng Google
Trong một sự kiện Hangout với tên gọi Google SEO Office Hours hồi tháng 5/2021, John Mueller đã khẳng định: Traffic user không phải yếu tố xếp hạng Google.
Cụ thể, một người dùng đã hỏi John về việc phân biệt social traffic (lưu lượng truy cập từ mạng xã hội) và organic traffic của một trang web, và John đã nói như sau:
\”I mean, for Search, we don\’t use traffic anyway as a ranking factor.\”
Như vậy, website traffic không phải là yếu tố xếp hạng của Google Search, và nó bao hàm tất cả các loại traffic như: direct traffic, referral traffic, orgarnic traffic… (tất nhiên là tính luôn cả targeted traffic hay còn gọi là traffic user).
#4: Google đã chính thức khẳng định điều này vào năm 2019 trên Twitter
Trước đó, vào năm 2019, tài khoản Google Search Central đã khẳng định trên Twitter rằng: Lưu lượng truy cập vào website không phải là một yếu tố xếp hạng, mặc dù nó sẽ là xuất phát điểm tốt nếu đó là những lượt truy cập có liên quan và người dùng thích trang web đó.
Hi Suhas! No, traffic to a website isn\’t a ranking factor. If you\’re starting to get relevant traffic & users love your site, that\’s a good start though!
— Google Search Central (@googlesearchc) August 26, 2019
Tôi sẽ không nói nhiều về bằng chứng này, hãy đến với bằng chứng cuối cùng.
#5: Chỉ đơn giản, traffic là thứ quá dễ dàng để bị thao túng
Muốn có lưu lượng truy cập cao, cách đơn giản nhất là bạn spam nút F5 để trình duyệt web tự động tải trang.
Vậy điều đó có giúp trang web của bạn lên Top Google?
Chắc chắn là không.
Vậy thì lý do nào giúp bạn tin rằng nếu mình mua traffic user thì nó sẽ giúp cải thiện thứ hạng trang web?
Google đủ thông minh (ít nhất là thông minh hơn tôi) để biết rằng bất kỳ thứ gì quá dễ bị thao túng sẽ có khả năng khiến khách hàng đang sử dụng dịch vụ Google mất niềm tin nếu thứ đó xuất hiện trong thuật toán xếp hạng của nó, và traffic chắc chắn là một trong những thứ như vậy.
Do đó, tôi không tin vào bất kỳ lời quảng cáo nào nói về traffic user, vì tôi biết rằng đó chỉ là những lời dẫn dụ dựa trên những quan điểm sai lầm của những kẻ chuyên làm SEO mũ đen đưa ra nhằm moi tiền của mình.
Bây giờ, bạn đã biết rằng traffic user không hề mang lại bất kỳ tác dụng nào đối với việc cải thiện thứ hạng trang web trên Google Search vì Google không sử dụng yếu tố này trong thuật toán xếp hạng của mình, thế nhưng vẫn có rất nhiều người đã và đang tin tưởng những lời quảng cáo giả dối về tác dụng của traffic user.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây: Sử dụng Traffic user có bị Google phạt hay không?
Mua traffic user có bị dính Google Penalty không?
Không, vì traffic không phải yếu tố xếp hạng của Google, do đó, Google không quan tâm đến việc lưu lượng truy cập vào website của bạn có bị thao túng hay không, và cũng không có bất kỳ hành động trừng phạt hay làm giảm thứ hạng của các trang web mua dịch vụ traffic user.
Trên thực tế, Chính sác Thư rác của Google cũng không có bất kỳ nội dung nói về việc website bị phạt do mua bán traffic user, mà chỉ có duy nhất một nội dung đề cập đến việc các lưu lượng truy cập bất thường gây tiêu tốn tài nguyên của Google sẽ cần phải xác thực mã CAPTCHA.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng traffic user không có bất kỳ tác động tiêu cực nào, và dưới đây là một số tác hại nghiêm trọng nhất mà nó gây ra cho người sử dụng.
Tác hại của việc sử dụng dịch vụ tăng traffic bằng traffic user
5 tác hại lớn nhất của traffic user đối với website như sau:
Tốn chi phí cho một dịch vụ không mang lại hiệu quả SEO Google
Thông thường, dịch vụ traffic user sẽ có giá khoảng 1000 đến 2000 đồng cho mỗi lượt truy cập, và trung bình bạn sẽ tốn khoảng 500 ngàn đến 1 triệu đồng cho một chiến dịch chạy trong vòng 1 tháng.
Thế nhưng, như tôi đã phân tích ở trên, xếp hạng trang web của bạn trên Google không hề được cải thiện ngay cả khi sử dụng dịch vụ này trong thời gian dài, hay nói cách khác, bạn đang trả tiền cho một dịch vụ không mang lại hiệu quả như kỳ vọng.
Traffic user không giúp thúc đẩy doanh số bán hàng
Một số đơn vị cung cấp traffic user quảng cáo rằng bạn có thể gia tăng cơ hội bán hàng khi sử dụng dịch vụ của họ, nhưng trên thực tế, đây là tuyên bố hoàn toàn không chính xác.
Lý do: 100% khách truy cập vào website của bạn thông qua dịch vụ traffic user không phải khách hàng tiềm năng mà bạn đang hướng tới, và họ cũng không có nhu cầu mua sắm hay tìm kiếm thông tin về sản phẩm dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Thứ mà user đang quan tâm chính là quyền lợi mà họ nhận được sau khi truy cập vào website mục tiêu như mã giải nén, mã xác thực tài khoản, tiền ảo…
Chung quy lại, bạn không thể xây dựng giá trị thương hiệu hay bán được bất kỳ bất kỳ đơn hàng nào cho người dùng đến từ dịch vụ traffic user.
Làm sai lệch dữ liệu tìm kiếm trên Search Console, Google Analytics và các công cụ nghiên cứu từ khóa
Nhìn vào cách thức hoạt động của traffic user, bạn sẽ thấy dịch vụ này khiến dữ liệu mà bạn nhận được từ Search Console hay Google Analytics bị sai lệch rất nhiều.
Chẳng hạn, bạn muốn đo lường thời gian xem trang của khách hàng thông qua chỉ số dwell time trên Google Analytics, nhưng không có phương án nào giúp bạn loại bỏ dữ liệu xem trang của những khách đến từ dịch vụ traffic user.
Hay khi bạn cần phân tích các từ khóa mà khách hàng đã sử dụng để tìm thấy trang web của mình thông qua báo cáo trên Search Console, bạn sẽ phải đối chiếu chúng với số liệu từ báo cáo traffic user để có được thông tin chính xác nhất.
Đặc biệt, traffic user khiến các công cụ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs, SEMRush hay Ubersuggest đưa ra những đề xuất sai lệch về từ khóa mà bạn nên tối ưu cho trang web của mình.
Nói chung, sử dụng traffic user sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý và phát triển website.
Tạo tâm lý bất an, lo lắng cho người sử dụng
Sử dụng traffic user đồng nghĩa với việc bạn đang cố gắng đánh lừa công cụ tìm kiếm, và cũng giống với mọi thủ thuật SEO mũ đen khác, luôn luôn có rủi ro trong việc bị các công cụ tìm kiếm trừng phạt.
Trong một video trên Youtube, Matt Cutts, trưởng nhóm Webspam của Google đã nói rằng: Sử dụng các kỹ thuật SEO mũ đen giống như bạn đang đào một cái hố trên đường, và bạn cần nỗ lực rất nhiều để leo ra khỏi cái hố đó trước khi có thể bắt đầu phát triển.
Bạn sẽ không biết khi nào thì traffic user sẽ trở thành một cái \”hố\”, do đó, một khi đã sử dụng nó, bạn sẽ luôn cảm thấy bất an, lo lắng và luôn hỏi những người xung quanh rằng liệu website của mình có bị phạt trong tương lai hay không.
Không phù hợp đối với những người mới học SEO
Khi bạn tìm đến traffic user hay bất kỳ kỹ thuật SEO mũ đen nào, bạn đang muốn rút ngắn thời gian phát triển nội dung để lên Top công cụ tìm kiếm, vì thế, bạn dễ dàng bị hấp dẫn bởi những khẩu hiệu quảng cáo \”có cánh\” của các đơn vị cung cấp dịch vụ, hoặc bị thuyết phục bởi những bài viết về mẹo lên Top nhanh chóng.
Tuy nhiên, làm thế nào để bạn có thể kiểm chứng được hiệu quả, tác dụng của những thông tin mà bạn đang đọc nếu không có kiến thức cơ bản về cách hoạt động của công cụ tìm kiếm?
Nói đơn giản, bạn cần phải nắm vững nền tảng của SEO trước khi tìm hiểu về các kỹ thuật đánh lừa thuật toán của công cụ tìm kiếm, do đó, nếu bạn là một người mới bắt đầu, chắc chắn bạn không nên tìm hiểu về SEO mũ đen.
Vậy traffic user có mang lại bất kỳ hiệu quả nào cho người sử dụng không?
Có, bạn vẫn có thể sử dụng traffic user trong một số trường hợp dưới đây:
Trường hợp #1: SEO website cho các công cụ tìm kiếm khác
Tôi đã nói rằng Google không sử dụng yếu tố traffic trong thuật toán xếp hạng của mình, nhưng điều đó không có nghĩa rằng mọi công cụ tìm kiếm trên toàn thế giới đều làm điều tương tự.
Lấy ví dụ như trong số 10 yếu tố có ảnh hưởng tích cực nhất đến thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm Yandex (Nga), có đến 3 yếu tố sử dụng lưu lượng truy cập vào website để tính toán điểm xếp hạng cho trang web.
Như vậy, việc sử dụng traffic user chắc chắn sẽ thúc đẩy thứ hạng trang web của bạn trên Yandex (trong trường hợp các click này vượt qua được hệ thống kiểm duyệt).
Bên cạnh đó, tôi dự đoán rằng công cụ tìm kiếm Cốc Cốc của Việt Nam cũng đang sử dụng phương thức tương tự để xếp hạng các trang web, vì lý do đơn giản: những nhà sáng lập của Cốc Cốc đã tham khảo kinh nghiệm từ chính Yandex để phát triển công cụ tìm kiếm của mình.
Trường hợp #2: Muốn thao túng Google Autocomplete Predictions
Một trường hợp khác đã từng chứng minh tính hiệu quả của kỹ thuật traffic user, chính là việc đưa thương hiệu doanh nghiệp lên Google Autocomplete Predictions (hay còn gọi là tính năng tự động hoàn thành của Google).
Google Autocomplete là một tính năng được sử dụng trên các dịch vụ của Google, trong đó có công cụ tìm kiếm Google Search, giúp người dùng nhanh chóng hoàn thành truy vấn tìm kiếm mà họ dự định sẽ nhập vào.
Các cụm từ được đề xuất là những cụm từ phổ biến, có thật, từng được người dùng tìm kiếm trên Google, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn về ngôn ngữ, vị trí, tính trendy của chủ đề và lịch sử tìm kiếm trước đây của người dùng.
Dựa theo cơ chế nói trên, kỹ thuật traffic user sẽ giúp thương hiệu của bạn xuất hiện trên Google Search dưới dạng [từ khóa chính] + [thương hiệu], từ đó, khách hàng có thể ngay lập tức tìm thấy thương hiệu có thể giải quyết được vấn đề của mình.
Đặc biệt, nếu khách hàng sử dụng các cụm từ được đề xuất nói trên, trang web của bạn chắc chắn sẽ được xếp hạng ở Top 1 Google.
Trường hợp #3: Muốn SEO bẩn
Traffic user còn có thể được sử dụng để làm giảm uy tín, giá trị thương hiệu của đối thủ cạnh tranh (thường được gọi là SEO bẩn).
Bằng cách gắn thương hiệu vào những từ khóa có tính chất tiêu cực và chạy traffic user, khách hàng sẽ hình thành tính cảnh giác với các đối thủ cạnh tranh bởi Google chỉ đề xuất những thông tin xấu về những thương hiệu này.
Tóm lại về traffic user
Bây giờ, có thể thấy traffic user là một kỹ thuật SEO cực kỳ xấu, do đó, tôi không khuyến khích bạn sử dụng dù ở trong bất kỳ trường hợp nào, thay vào đó, bạn nên sử dụng các phương pháp an toàn và hiệu quả để tăng traffic chất lượng cao cho website, chẳng hạn như quảng cáo Google Ads là cách đơn giản và nhanh chóng nhất.
Bây giờ, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về traffic user, hãy dành chút thời gian để xem qua một số câu hỏi thường gặp dưới đây hoặc để lại ý kiến của mình trong phần bình luận của bài viết này nhé.
Câu hỏi thường gặp
Tôi có thể mua traffic cho website được không?
Có, bạn hoàn toàn có thể tăng traffic cho website bằng cách mua dịch vụ của bên thứ ba, tuy nhiên, sẽ có một số loại traffic mang lại hiệu quả tích cực về mặt thương hiệu và doanh số như traffic từ quảng cáo PPC, và một số loại traffic xấu như traffic user hoặc traffic từ các công cụ tự động.
Mua traffic có ảnh hưởng đến hiệu quả SEO Google không?
Không, traffic không phải yếu tố xếp hạng của Google, nên nó không trực tiếp giúp cải thiện hiệu quả SEO website trên công cụ tìm kiếm này.
Mặc dù vậy, các loại traffic tốt sẽ giúp xây dựng giá trị thương hiệu (thậm chí tạo ra doanh thu bán hàng), nhờ đó tăng cơ hội nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng khi họ tìm kiếm trên Google trong tương lai.
Targeted website traffic là gì?
Targeted website traffic (còn gọi là traffic nhắm mục tiêu) là một khái niệm SEO ám chỉ những lưu lượng truy cập vào website có chủ đích, trong đó khách hàng tin rằng sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin được cung cấp trên trang web mục tiêu sẽ giải quyết được vấn đề của họ.
Traffic user là một hình thức biến tướng của targeted website traffic, bởi vì khách truy cập vào website không nhằm mục đích mua sắm sản phẩm, dịch vụ hay tìm kiếm thông tin liên quan đến doanh nghiệp.