[Statista] Tổng quan thị trường quảng cáo Việt Nam 2022 & xu hướng phát triển đến 2027

Bạn đang tìm xu hướng quảng cáo tại Việt Nam? Dưới đây là tổng quan thị trường quảng cáo Việt Nam 2022 và dự báo của Statista về xu hướng phát triển trong 5 năm tới.

Lưu ý: Bài viết này đã được đăng ký bảo hộ nội dung trên DMCA (Link đăng ký: https://www.dmca.com/r/q7x4pre), vui lòng trích dẫn nguồn bài viết kèm link https://ychoc.com/seo-marketing/statista-vietnam-advertising-xu-huong-phat-trien-nganh-quang-cao/ nếu đăng tải lại thông tin trên website khác.

Statista Vietnam Advertising Report là gì?

Statista Vietnam Advertising Report là tài liệu thống kê tổng hợp về ngành quảng cáo tại Việt Nam do Statista, nhà cung cấp dữ liệu hàng đầu về số liệu thị trường và người tiêu dùng, cung cấp.

Statista, một trong những nhà cung cấp dữ liệu về thị trường và người tiêu dùng hàng đầu trên thế giới hiện nay
Statista, một trong những nhà cung cấp dữ liệu về thị trường và người tiêu dùng hàng đầu trên thế giới hiện nay

Báo cáo Vietnam Advertising Report của Statista có độ tin cậy cao, do đó có thể được sử dụng bởi các chuyên gia Marketing Việt Nam, đặc biệt là những người làm trong ngành truyền thông quảng cáo và Marketing.

Trong báo cáo này, Statista đưa ra các dữ liệu trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam, do đó, người dùng dễ dàng so sánh được tình hình phát triển của ngành quảng cáo Việt Nam so với tốc độ phát triển chung của thế giới, đồng thời có thể dự đoán được xu hướng phát triển của ngành quảng cáo trong vòng 3 – 5 năm tiếp theo.

Tìm hiểu về 9 phân khúc trong thống kê thị trường quảng cáo Việt Nam của Statista

9 phân khúc ngành quảng cáo tại thị trường Việt Nam bao gồm:

Phân khúc #1: Quảng cáo trên TV và video

Phân khúc quảng cáo TV và video được chia thành 2 lĩnh vực là Quảng cáo truyền hình truyền thốngQuảng cáo Video kỹ thuật số.

Quảng cáo truyền hình truyền thống là gì?

Quảng cáo truyền hình truyền thống bao gồm mọi định dạng phi kỹ thuật số cũng như loại trừ tất cả các hình thức quảng cáo truyền hình trực tuyến.

Cụ thể hơn, doanh thu từ quảng cáo truyền hình truyền thống bao gồm tất cả các khoản chi tiêu quảng cáo cho các định dạng hình ảnh chuyển động được phát qua các kênh truyền thống, bao gồm:

  • Truyền hình mặt đất và truyền hình kỹ thuật số mặt đất (DTTV, DTT, DTTB);
  • Truyền hình cáp;
  • Truyền hình vệ tinh;
  • Truyền hình tuyến tính được phân phối qua Internet (IPTV).

Tuy nhiên, lưu ý rằng nhóm quảng cáo truyền hình truyền thống không bao gồm quảng cáo truyền hình trực tuyến, chẳng hạn như các loại quảng cáo trên các kênh truyền hình online do các đài truyền hình phát trên website của chính họ sẽ không được ghi nhận là quảng cáo truyền hình truyền thống.

Ví dụ, dưới đây là một quảng cáo truyền hình truyền thống:

Quảng cáo truyền hình truyền thống trên đài truyền hình Quảng Ninh - QTV
Quảng cáo truyền hình truyền thống trên đài truyền hình Quảng Ninh – QTV

Quảng cáo Video kỹ thuật số là gì?

Quảng cáo Video kỹ thuật số bao gồm tất cả các định dạng quảng cáo trong các video đặt trên website, các video đặt trên ứng dụng di động, cũng như bao gồm tất cả các quảng cáo trên TV online được hiển thị bởi bất kỳ thiết bị trình chiếu nào hỗ trợ Internet.

Các loại quảng cáo của video kỹ thuật số thường là dạng quảng cáo video xuất hiện trước, trong hoặc sau khi phát một video trực tuyến nào đó.

Bên cạnh đó, một loại hình quảng cáo video kỹ thuật số khác khá phổ biến là dạng banner văn bản hoặc banner hình ảnh phủ lên video trong quá trình xem video.

Ngoài ra, các video quảng cáo gốc xuất hiện trên các trang web tin tức, hay các nền tảng video trực tuyến cũng đều được tính là quảng cáo video kỹ thuật số.

Tuy nhiên, nếu một quảng cáo video nằm bên ngoài trình phát video thì được tính là quảng cáo banner trực tuyến.

Ví dụ, dưới đây là quảng cáo video kỹ thuật số trên Youtube:

Ví dụ về quảng cáo hiển thị trên Youtube
Ví dụ về quảng cáo hiển thị trên Youtube

Phân khúc #2: Quảng cáo tìm kiếm

Quảng cáo tìm kiếm (Search Advertising) hay còn gọi là quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (Search Engine Advertising) hoặc quảng cáo tìm kiếm có tính phí (Paid Search Advertising), ám chỉ các loại quảng cáo hiển thị trên SERP (Search Engine Result Page – Trang kết quả của các công cụ tìm kiếm) như Google, Cốc Cốc, Bing…

Thông thường, bạn sẽ bắt gặp các loại quảng cáo này dưới dạng văn bản, nhưng vẫn có trường hợp quảng cáo được hiển thị ở dạng hình ảnh.

Trong số các nền tảng cung cấp dịch vụ quảng cáo tìm kiếm, thì Google Ads đang chiếm thị phần lớn lớn nhất tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

Ví dụ, dưới đây là một quảng cáo Google Ads dạng văn bản trên trang kết quả tìm kiếm:

Quảng cáo Google Ads cho một spa thẩm mỹ tại Nha Trang khi tìm với từ khóa "spa nha trang"
Quảng cáo Google Ads cho một spa thẩm mỹ tại Nha Trang khi tìm với từ khóa “spa nha trang”

Phân khúc #3: Quảng cáo mạng xã hội

Phân khúc Quảng cáo mạng xã hội (Social Media Advertising) hay còn gọi là quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội, bao gồm tất cả doanh thu quảng cáo trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Linkedin…

Hình thức phổ biến nhất của quảng cáo mạng xã hội là dạng bài post được tài trợ xen giữa các nội dung không phải trả tiền trên trang New Feed.

Quảng cáo mạng xã hội không bao gồm các loại quảng cáo trong các game online cũng như doanh thu từ việc đăng ký thành viên hoặc trả phí sử dụng dịch vụ khác trên các mạng xã hội.

Ví dụ, dưới đây là một bài đăng quảng cáo của Tiktok trên mạng xã hội Linkedin:

Quảng cáo dạng bài đăng của Tiktok trên Linkedin
Quảng cáo dạng bài đăng của Tiktok trên Linkedin

Phân khúc #4: Quảng cáo ngoài trời

Phân khúc Quảng cáo ngoài trời (OOH – Out Of Home) bao gồm tất cả doanh thu quảng cáo từ các phương tiện truyền thông ngoài trời tạo ra, chẳng hạn như:

  • Billboard / biển quảng cáo ngoài trời;
  • Quảng cáo tại trạm xe buýt;
  • Quảng cáo trên xe;
  • ……

Thị trường quảng cáo OOH được chia thành hai nhóm nhỏ là quảng cáo OOH truyền thống và quảng cáo OOH kỹ thuật số.

Quảng cáo OOH truyền thống là gì?

Quảng cáo OOH truyền thống (Traditional Out-Of-Home Advertising) là loại quảng cáo trên các phương tiện truyền thống ngoài trời, và chỉ bao gồm các định dạng quảng cáo phi kỹ thuật số.

Ví dụ, dưới đây là một mẫu quảng cáo billboard ngoài trời dạng truyền thống của thương hiệu Milo:

Billboard quảng cáo ngoài trời của Milo
Billboard quảng cáo ngoài trời của Milo

Quảng cáo OOH kỹ thuật số là gì?

Quảng cáo OOH kỹ thuật số (Digital Out-Of-Home Advertising, viết tắt là DOOH Ads) là loại quảng cáo ngoài trời cần có kết nối internet, và chỉ bao gồm các định dạng quảng cáo kỹ thuật số.

Ví dụ, dưới đây là một mẫu quảng cáo DOOH ngoài trời của Ebay:

Quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời - DOOH - của Ebay
Quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời – DOOH – của Ebay

Phân khúc #5: Quảng cáo banner kỹ thuật số

Banner kỹ thuật số, còn gọi là banner trực tuyến hay gọi tắt là banner, là một trong những loại hình quảng cáo phổ biến nhất hiện nay.

Quảng cáo Banner Advertising bao gồm nhiều loại định dạng, kích thước và hình dạng khác nhau, được đặt trên các trang web và có thể hiển thị khi được truy cập thông qua PC, thiết bị di động hoặc các ứng dụng di động.

Các định dạng quảng cáo banner phổ biến nhất gồm có:

  • Banner đứng dạng skycrapper;
  • Hình nền wallpaper;
  • Cửa sổ pop-up quảng cáo;
  • Các loại quảng cáo banner động hoặc banner dạng video nằm ngoài trình phát video nhưng cho phép hiển thị ảnh động và có thể cả âm thanh.

Lưu ý, nếu quảng cáo banner video nằm trong trình phát video thì nó được liệt kê trong phân khúc quảng cáo TV và video.

Ví dụ, dưới đây là một mẫu quảng cáo banner động trên báo điện tử VnExpress:

Quảng cáo banner động trên báo VnExpress
Quảng cáo banner động trên báo VnExpress

Phân khúc #6: Quảng cáo in ấn

Phân khúc quảng cáo in ấn (Print Advertising) bao gồm tất cả doanh thu quảng cáo trên các loại báo và tạp chí in ấn, nhưng loại trừ các loại quảng cáo trên các ấn phẩm kỹ thuật số như báo điện tử hay ebook.

Như vậy, doanh thu từ việc in ấn các loại tài liệu quảng cáo như tờ rơi hay brochure không được tính vào phân khúc này.

Dưới đây là ví dụ về mẫu quảng cáo dòng điện thoại Moto X của thương hiệu Motorola trên một tạp chí tiêu dùng:

Quảng cáo điện thoại Moto X của Motorola trên tạp chí tiêu dùng
Quảng cáo điện thoại Moto X của Motorola trên tạp chí tiêu dùng

Phân khúc #7: Quảng cáo âm thanh

Phân khúc quảng cáo âm thanh (Audio Advertising) chia thành hai nhóm là quảng cáo radio truyền thống và quảng cáo âm thanh kỹ thuật số.

Quảng cáo radio truyền thống là gì?

Quảng cáo radio truyền thống là loại hình quảng cáo trên chương trình phát thanh của một nhà mạng hoặc một đài phát thanh nào đó.

Ngày nay, radio không còn phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn vẫn sẽ bắt gặp những đoạn quảng cáo trên sóng FM khi nghe chương trình VOV Giao thông trên ô tô.

Quảng cáo trong chương trình VOV Giao thông tần số 91 MHz là một ví dụ điển hình cho quảng cáo radio truyền thống
Quảng cáo trong chương trình VOV Giao thông tần số 91 MHz là một ví dụ điển hình cho quảng cáo radio truyền thống

Quảng cáo âm thanh kỹ thuật số là gì?

Quảng cáo âm thanh kỹ thuật số bao gồm tất cả các loại quảng cáo xuất hiện trước và trong luồng dữ liệu âm nhạc (kể cả các bài nhạc trong dịch vụ radio trực tuyến) và dịch vụ phát podcast trực tuyến.

Các podcast trực tuyến thường chèn quảng cáo âm thanh kỹ thuật số
Các podcast trực tuyến thường chèn quảng cáo âm thanh kỹ thuật số

Ví dụ, hiện nay Spotify đang cung cấp hai loại dịch vụ quảng cáo âm thanh kỹ thuật số bao gồm:

  • Quảng cáo âm thanh: là đoạn quảng cáo dài 30 giây chèn giữa các bài nhạc.
  • Quảng cáo podcast: độ dài từ 30 – 60 giây, được phát trong podcast và có thể được đọc bởi người dẫn chương trình hoặc các diễn viên lồng tiếng.

Tại Việt Nam, bạn có thể bắt gặp quảng cáo âm thanh kỹ thuật số trong quá trình sử dụng dịch vụ nghe nhạc trực tuyến của Nhaccuatui.

Phân khúc #8: Quảng cáo rao vặt kỹ thuật số

Phân khúc quảng cáo rao vặt kỹ thuật số bao gồm doanh thu quảng cáo để hiển thị các mẫu quảng cáo theo một ngành nghề cụ thể nào đó.

Chi phí cho quảng cáo rao vặt được trả cố định bất kể kết quả mà quảng cáo mang lại, cũng như không phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí quảng cáo, kích thước quảng cáo hay thời lượng hiển thị của quảng cáo.

Các tin rao vặt trên Chotot
Các tin rao vặt trên Chotot

Các nhóm rao vặt quảng cáo kỹ thuật số được chia thành:

  • Quảng cáo việc làm: ví dụ như các mẫu tin tuyển dụng trên Vietnamworks, Timviecnhanh…;
  • Quảng cáo xe: ví dụ như mẫu tin rao bán ô tô trên Bonbanh.com hay Xe.chotot.com;
  • Quảng cáo bất động sản: ví dụ như các mẫu tin rao bán hoặc cho thuê nhà đất trên Batdongsan.com.vn hay Nhatot.com;
  • Quảng cáo chung: bao gồm các loại rao vặt còn lại, chẳng hạn như tin rao bán các loại thú cưng trên Chotot.com.

Ngoài ra, phân khúc rao vặt kỹ thuật số còn được phân loại thành rao vặt trên thiết bị di độngrao vặt trên PC.

Phân khúc #9: Quảng cáo Influencer

Phân khúc quảng cáo Influencer bao gồm tất cả các khoản chi phí trả trực tiếp cho những người có ảnh hưởng để đăng hoặc phát trực tuyến các nội dung được tài trợ trên các phương tiện truyền thông xã hội để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến những người đang theo dõi.

Quảng cáo Influencer Advertising
Quảng cáo Influencer Advertising

Nội dung được tài trợ thường bao gồm hình ảnh, văn bản, video, hoặc livestream phát trực tiếp.

Tuy nhiên, phân khúc này không bao gồm giá trị của các loại tặng phẩm cũng như dịch vụ mà những người có ảnh hưởng nhận được để đổi lấy các bài đánh giá, bình luận hoặc quà tặng cho các follower.

Tại Việt Nam, các influencer nổi tiếng có thể kể đến như Viruss, Độ Mixi, Cris Phan hay MisThy.

Viruss là một trong những Influencer hàng đầu tại Việt Nam đang cung cấp dịch vụ quảng cáo Influencer
Viruss là một trong những Influencer hàng đầu tại Việt Nam đang cung cấp dịch vụ quảng cáo Influencer

Tổng hợp thống kê về thị trường quảng cáo tại Việt Nam của Statista

Lưu ý: Tất cả các biểu đồ thống kê dưới đây đều đã được quy đổi theo tỷ giá hối đoái và có tính đến tác động của cuộc chiến giữa Nga – Ukraine năm 2022.

Tổng quan về thị trường quảng cáo tại Việt Nam 2022

Theo số liệu của Statista tính đến tháng 10/2022, tổng doanh thu thị trường quảng cáo Việt Nam dự kiến ​​đạt 2.192 tỷ USD vào năm 2022, tăng 12.7% so với năm 2021, trong đó, phân khúc lớn nhất của thị trường là Quảng cáo TV & Video với khối lượng thị trường dự kiến là 1.19 tỷ USD.

Doanh thu ngành quảng cáo Việt Nam trong giai đoạn từ 2017 - 2027 (Nguồn: Statista, 10/2022)
Doanh thu ngành quảng cáo Việt Nam trong giai đoạn từ 2017 – 2027 (Nguồn: Statista, 10/2022)

Như vậy, nhìn chung, với doanh thu như trên, thị trường quảng cáo của Việt Nam vẫn còn nhỏ hơn rất nhiều so với thị trường đang dẫn đầu là Mỹ (ít hơn gần 167 lần).

Nếu xét trong phạm vi Đông Nam Á, thị trường ngành quảng cáo Việt Nam đang xếp thứ 5 khu vực, xếp sau các quốc gia Indonesia, Thái Lan, Singapore và Philippines, nhưng tốc độ phát triển năm 2022 xếp thứ 2, chỉ sau Malaysia.

Bảng so sánh doanh thu và tốc độ tăng trưởng năm 2022 của 11 quốc gia Đông Nam Á (Nguồn: Statista, 10/2022)
Quốc giaDự báo doanh thu 2022 (tỷ USD)Tốc độ tăng trưởng 2022 (%)
Indonesia5.568.1
Thái Lan4.3013.9
Singapore2.5788.4
Philippines2.5517.3
Việt Nam2.19212.7
Malaysia1.61718.9
Myanmar0.30130.2
Cambodia0.19565.8
Brunei0.14844.3
Lào0.09588-10.6
Timor-Leste0.08808-2

Statista dự báo rằng, đến năm 2027, các quảng cáo kỹ thuật số sẽ chiếm phần lớn tổng doanh thu từ thị trường, tương đương 62% thị phần, đồng thời 83% doanh thu quảng cáo kỹ thuật số được tạo ra thông qua các mẫu quảng cáo tự động.

Thị phần của quảng cáo truyền thống và quảng cáo kỹ thuật số qua các năm, từ 2017 - 2027 (Nguồn: Statista, 10/2022)
Thị phần của quảng cáo truyền thống và quảng cáo kỹ thuật số qua các năm, từ 2017 – 2027 (Nguồn: Statista, 10/2022)

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các phân khúc trong ngành quảng cáo sẽ giảm dần đến năm 2027, trong đó, mảng quảng cáo Influencer có tốc độ giảm nhanh nhất.

Tốc độ phát triển của các phân khúc trong thị trường quảng cáo Việt Nam từ năm 2018 - 2027 (Nguồn: Statista, 10/2022)
Tốc độ phát triển của các phân khúc trong thị trường quảng cáo Việt Nam từ năm 2018 – 2027 (Nguồn: Statista, 10/2022)

Dưới đây là bảng so sánh tình hình phát triển thị trường quảng cáo Việt Nam so với một số quốc gia trên thế giới:

So sánh ngành quảng cáo Việt Nam với Mỹ – Thị trường quảng cáo lớn nhất thế giới

Tình hình phát triển thị trường quảng cáo Việt Nam so với Mỹ và toàn thế giới
Khu vựcViệt NamMỹToàn thế giới
Doanh thu 20222.192 tỷ USD365.6 tỷ USD910.1 tỷ USD
Phân khúc quảng cáo lớn nhất 2022Quảng cáo TV & video (1.19 tỷ USD)Quảng cáo TV & video (143.3 tỷ USD)Quảng cáo TV & video (325.8 tỷ USD)
Tốc độ tăng trưởng 202212.7%13.6%10.1%
Dự báo thị phần Digital Ads 202762%86%82%
Dự báo doanh thu quảng cáo theo đầu người 202712.03 USD/người428.1 USD/người42.8 USD/người

So sánh ngành quảng cáo Việt Nam với Indonesia và Thái Lan – Hai quốc gia có thị trường quảng cáo lớn nhất Đông Nam Á

Tình hình phát triển thị trường quảng cáo Việt Nam so với Indonesia và Thái Lan
Quốc giaViệt NamIndonesiaThái Lan
Doanh thu 20222.192 tỷ USD5.56 tỷ USD4.301 tỷ USD
Phân khúc quảng cáo lớn nhất 2022Quảng cáo TV & video (1.19 tỷ USD)Quảng cáo TV & video (2.38 tỷ USD)Quảng cáo TV & video (2.438 tỷ USD)
Tốc độ tăng trưởng 202212.7%8.1%10.1%
Dự báo thị phần Digital Ads 202762%56%51%
Dự báo doanh thu quảng cáo theo đầu người 202712.03 USD/người8.54 USD/người34.79 USD/người

Một số thống kê khác về ngành quảng cáo Việt Nam của Statista:

So sánh doanh thu giữa quảng cáo truyền thống và quảng cáo kỹ thuật số qua các năm

Theo xu hướng hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang duy trì sự hiện diện của mình trên các kênh quảng cáo truyền thống với mức ngân sách không đổi, tuy nhiên, họ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc quảng bá thương hiệu trên các kênh kỹ thuật số, được thể hiện trong biểu đồ dưới đây.

So sánh doanh thu quảng cáo truyền thống và quảng cáo kỹ thuật số tại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2027 (Nguồn: Statista, 10/2022)
So sánh doanh thu quảng cáo truyền thống và quảng cáo kỹ thuật số tại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2027 (Nguồn: Statista, 10/2022)

So sánh doanh thu của các phân khúc trong nhóm quảng cáo kỹ thuật số qua các năm

So sánh doanh thu của các phân khúc trong nhóm quảng cáo kỹ thuật số tại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2027 (Nguồn: Statista, 10/2022)
So sánh doanh thu của các phân khúc trong nhóm quảng cáo kỹ thuật số tại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2027 (Nguồn: Statista, 10/2022)

So sánh doanh thu của các phân khúc trong nhóm quảng cáo truyền thống qua các năm

So sánh doanh thu giữa các phân khúc trong nhóm quảng cáo truyền thống tại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2027 (Nguồn: Statista, 10/2022)
So sánh doanh thu giữa các phân khúc trong nhóm quảng cáo truyền thống tại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2027 (Nguồn: Statista, 10/2022)

So sánh doanh thu quảng cáo trên mạng xã hội qua các năm

Thống kê doanh thu quảng cáo trên mạng xã hội tại Việt Nam từ năm 2017 - 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
Thống kê doanh thu quảng cáo trên mạng xã hội tại Việt Nam từ năm 2017 – 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)

So sánh tốc độ tăng doanh thu quảng cáo trên mạng xã hội qua các năm

Biểu đồ thống kê tốc độ tăng doanh thu quảng cáo mạng xã hội tại Việt Nam từ năm 2017 - 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
Biểu đồ thống kê tốc độ tăng doanh thu quảng cáo mạng xã hội tại Việt Nam từ năm 2017 – 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)

So sánh chi phí quảng cáo bình quân đầu người qua các năm

Chi phí quảng cáo bình quân đầu người tại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
Chi phí quảng cáo bình quân đầu người tại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)

Xu hướng phát triển thị trường quảng cáo trên TV & Video tại Việt Nam giai đoạn 2022 – 2027

Theo dự báo của Statista vào tháng 06/2022, doanh thu của thị trường quảng cáo trên TV và Video tại Việt Nam dự kiến đạt 1.19 tỷ USD vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng đạt 9.1% so với năm 2021.

Nhóm quảng cáo video kỹ thuật số tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh qua các năm (Nguồn: Statista, 06/2022)
Nhóm quảng cáo video kỹ thuật số tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh qua các năm (Nguồn: Statista, 06/2022)

Trong số này, nhóm quảng cáo truyền hình truyền thống vẫn đang chiếm thị phần đa số với doanh thu dự kiến đạt 949.1 triệu USD năm 2022, tuy nhiên tỷ trọng của nhóm này đang giảm dần qua các năm bởi sự vươn lên mạnh mẽ của nhóm quảng cáo Video kỹ thuật số.

Tốc độ tăng doanh thu quảng cáo của phân khúc quảng cáo trên TV và Video tại Việt Nam từ năm 2017 đến 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
Tốc độ tăng doanh thu quảng cáo của phân khúc quảng cáo trên TV và Video tại Việt Nam từ năm 2017 đến 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)

Ước tính, chi phí quảng cáo bình quân đầu người của phân khúc quảng cáo TV và Video tại Việt Nam sẽ ở mức 12.24 USD/người trong năm 2022.

Chi phí quảng cáo bình quân đầu người trong phân khúc quảng cáo TV và Video tại Việt Nam từ năm 2017 - 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
Chi phí quảng cáo bình quân đầu người trong phân khúc quảng cáo TV và Video tại Việt Nam từ năm 2017 – 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)

Bên cạnh đó, thống kê của Statista cũng cho thấy trong năm 2021, có 36.6% người dùng thuộc nhóm có thu nhập cao, và 30.9% người dùng là giới trẻ nằm trong độ tuổi từ 25-34.

Theo dự đoán, số lượng người xem TV tại Việt Nam dự kiến sẽ lên mức 81.2 triệu người dùng vào năm 2027.

Dưới đây là một số thống kê so sánh sự phát triển của phân khúc quảng cáo trên TV và Video tại Việt Nam so với các quốc gia Đông Nam Á khác:

  • Dự kiến, năm 2022 Việt Nam sẽ xếp thứ 3 Đông Nam Á về doanh thu thị trường quảng cáo trên TV và Video, sau Thái Lan và Indonesia.
So sánh doanh thu quảng cáo TV và video năm 2022 của Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác (Nguồn dữ liệu: Statista, 10/2022)
So sánh doanh thu quảng cáo TV và video năm 2022 của Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác (Nguồn dữ liệu: Statista, 10/2022)
  • Dự kiến tốc độ tăng trưởng thị trường quảng cáo TV & Video năm 2022 của Việt Nam xếp thứ 4 Đông Nam Á, sau Malaysia, Cambodia và Singapore.
So sánh tốc độ tăng doanh thu dự kiến mảng quảng cáo TV & Video năm 2022 giữa Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác (Nguồn dữ liệu: Statista, 10/2022)
So sánh tốc độ tăng doanh thu dự kiến mảng quảng cáo TV & Video năm 2022 giữa Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác (Nguồn dữ liệu: Statista, 10/2022)
  • Bảng tổng hợp số liệu năm 2022 về dự báo doanh thu và tốc độ tăng trưởng phân khúc quảng cáo TV & Video của Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác:
Quốc giaDoanh thu (tỷ USD)Tốc độ tăng trưởng (%)
Thái Lan2.442
Indonesia2.388.4
Việt Nam1.199.1
Philippines0.87186.5
Singapore0.44459.2
Malaysia0.425217.8
Myanmar0.06287-1.7
Cambodia0.0477610.3
Lào0.02543-7.3
Brunei0.020672.1
Timor-Leste0.00697-2

Xu hướng phát triển mảng quảng cáo tìm kiếm tại Việt Nam từ năm 2022 – 2027

  • Tổng doanh thu dự kiến của mảng quảng cáo tìm kiếm tại Việt Nam sẽ đạt mức 433.8 triệu USD vào năm 2022, với mức tăng trưởng dự kiến là 21.5% so với năm 2021.
Biểu đồ doanh thu quảng cáo tại Việt Nam từ năm 2017 - 2022 và dự đoán tới 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
Biểu đồ doanh thu quảng cáo tại Việt Nam từ năm 2017 – 2022 và dự đoán tới 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
  • Theo dự báo của Statista, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn từ 2022 – 2027 là 11.56%, hay nói cách khác, doanh thu thị trường quảng cáo tìm kiếm tại Việt Nam sẽ đạt mức 749.7 triệu USD vào năm 2027.
  • Mặt khác, hoạt động quảng cáo tìm kiếm trên thiết bị di động sẽ tiếp tục phát triển và khẳng định tầm quan trọng của mình, với tốc độ tăng trưởng dự kiến là 3.3% vào năm 2023, và sẽ chiếm 41% thị phần của phân khúc quảng cáo tìm kiếm vào năm 2027, theo dự đoán của Statista.
  • Trong số các nền tảng quảng cáo tại Việt Nam, Google Ads vẫn đang là kênh hàng đầu được các khách hàng tại Việt Nam ưu tiên lựa chọn khi có nhu cầu chạy chiến dịch quảng cáo tìm kiếm.
  • Dự kiến mỗi người dùng Internet tại Việt Nam sẽ ngày càng nhìn thấy nhiều quảng cáo tìm kiếm hơn, khi mà ngân sách quảng cáo bình quân đầu người đang gia tăng qua các năm.

Tình hình phát triển thị trường quảng cáo mạng xã hội tại Việt Nam từ năm 2022 – 2027

Biểu đồ thống kê doanh thu quảng cáo trên mạng xã hội Việt Nam từ năm 2017 - 2022 và dự báo đến 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
Biểu đồ thống kê doanh thu quảng cáo trên mạng xã hội Việt Nam từ năm 2017 – 2022 và dự báo đến 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
  • Dự báo trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2027, tốc độ tăng trưởng doanh thu quảng cáo trên mạng xã hội bình quân hàng năm đạt 10.8%, do đó có thể đạt mức 611.9 triệu USD vào năm 2027, trong đó, 72% tổng doanh thu quảng cáo được tạo ra thông qua các thiết bị di động.
Biểu đồ thống kê tốc độ tăng trưởng doanh thu quảng cáo trên mạng xã hội tại Việt Nam qua các năm, từ 2017 - 2022 và dự báo đến 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
Biểu đồ thống kê tốc độ tăng trưởng doanh thu quảng cáo trên mạng xã hội tại Việt Nam qua các năm, từ 2017 – 2022 và dự báo đến 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
  • Bên cạnh đó, số lượng người dùng mạng xã hội Việt Nam sẽ đạt mức 81.63 triệu người vào năm 2027.
  • Meta (công ty mẹ của Facebook) là công ty chiếm 70% thị phần doanh thu quảng cáo mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay, chủ yếu nhờ vào quảng cáo trên hai mạng xã hội là Facebook và Instagram.

Thống kê phân khúc quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam từ năm 2022 – 2027

  • Doanh thu từ phân khúc quảng cáo ngoài trời (OOH Advetising) tại Việt Nam dự kiến đạt 84.48 triệu USD vào năm 2022, cao hơn 17% so với doanh thu của năm 2021, đánh dấu sự phục hồi trở lại sau 2 năm bị sụt giảm doanh thu nghiêm trọng do các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 của chính phủ.
Biểu đồ thống kê doanh thu của phân khúc quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam từ năm 2017 - 2022, dự báo tới 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
Biểu đồ thống kê doanh thu của phân khúc quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam từ năm 2017 – 2022, dự báo tới 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
  • Chi phí quảng cáo bình quân đầu người của phân khúc này là 0.85 USD năm 2022.
  • Nhóm quảng cáo ngoài trời truyền thống đang chiếm thị phần cao nhất với doanh thu dự kiến khoảng 57.06 triệu USD vào năm 2022, cao hơn 14.3% so với năm 2021.
Biểu đồ thống kê doanh thu quảng cáo OOH truyền thống tại Việt Nam từ năm 2017 - 2022, dự báo tới năm 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
Biểu đồ thống kê doanh thu quảng cáo OOH truyền thống tại Việt Nam từ năm 2017 – 2022, dự báo tới năm 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
  • Tuy nhiên, theo dự báo của Statista, nhóm quảng cáo truyền thống ngoài trời sẽ tăng trưởng âm trong giai đoạn từ 2022 – 2027, và doanh thu dự kiến năm 2027 sẽ giảm còn 56.31 triệu USD, tương đương tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong cả giai đoạn này là -0.26%/năm.
  • Trong khi đó, doanh thu dự kiến của mảng quảng cáo OOH kỹ thuật số dự kiến sẽ đạt 27.42 triệu USD vào năm 2022, cao hơn 23.2% so với năm 2021.
Biểu đồ thống kê doanh thu quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam từ 2017 - 2022, dự báo tới năm 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
Biểu đồ thống kê doanh thu quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam từ 2017 – 2022, dự báo tới năm 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
  • Ngược với quảng cáo OOH truyền thống, doanh thu của nhóm quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời dự kiến tăng trưởng dương với tốc độ bình bình quân hàng năm là 5.24% trong giai đoạn từ 2022 – 2027, và dự kiến đạt mức 35.39 triệu USD vào năm 2027.

Báo cáo xu hướng nhóm quảng cáo banner kỹ thuật số tại Việt Nam từ năm 2022 – 2027

  • Doanh thu dự kiến của mảng quảng cáo banner kỹ thuật số tại Việt Nam đạt khoảng 332.3 triệu USD vào năm 2022, cao hơn 14.9% so với doanh thu của năm 2021.
Biểu đồ thống kê doanh thu phân khúc quảng cáo banner digital tại Việt Nam từ năm 2017 - 2022, dự báo tới 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
Biểu đồ thống kê doanh thu phân khúc quảng cáo banner digital tại Việt Nam từ năm 2017 – 2022, dự báo tới 2027 (Nguồn: Statista, 06/2022)
  • Chi phí bình quân đầu người của mảng quảng cáo banner kỹ thuật số tại Việt Nam là 4.56 USD vào năm 2022.
  • Theo dự báo, doanh thu dự kiến trong năm 2023 sẽ tăng thêm 1.6%, và tốc độ tăng trưởng bình quân của phân khúc này trong giai đoạn từ 2022 – 2027 là 7.08%, đạt mức 467.9 triệu USD vào năm 2027.
  • Đến năm 2027, 72% tổng doanh thu của mảng này sẽ được tạo ra thông qua các thiết bị di động.

Tóm lại về tài liệu Vietnam Advertising Report của Statista

Như vậy bạn đã tìm hiểu qua tình hình phát triển ngành quảng cáo tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2021 và dự báo của Statista trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2027 theo số liệu mới nhất được cập nhật vào tháng 10/2022.

Nhìn chung, thị trường quảng cáo của Việt Nam vẫn còn đang tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo với xu hướng chuyển dịch từ các kênh quảng cáo truyền thống sang những kênh quảng cáo kỹ thuật số hiện đại hơn.

Mặt khác, quảng cáo TV & video vẫn sẽ tiếp tục là những phân khúc mang lại doanh thu cao nhất cho các nhà cung cấp dịch vụ, nhưng không thể bỏ qua xu hướng phát triển nhanh chóng của phân khúc quảng cáo tìm kiếmquảng cáo banner kỹ thuật số.

Ngoài ra, một xu hướng khác có thể nhận thấy là các doanh nghiệp Việt Nam đã chi mạnh hơn cho các chiến dịch quảng cáo, trong đó, những nhóm quảng cáo được tập trung nhiều nhất gồm có: Quảng cáo tìm kiếm; Quảng cáo Mạng xã hộiQuảng cáo banner kỹ thuật số.

Bây giờ, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về báo cáo thị trường ngành quảng cáo của Việt Nam, hãy dành chút thời gian để xem qua một số câu hỏi thường gặp dưới đây hoặc để lại ý kiến trong phần bình luận của bài viết này nhé.

Câu hỏi thường gặp về báo cáo thị trường quảng cáo Việt Nam của Statista

Statista là gì?

Statista là một công ty của Đức chuyên thu thập và cung cấp các dữ liệu thống kê về người tiêu dùng cũng như các báo cáo về thị trường.

Theo công bố trên website của công ty, Statista đã có:

Một số thống kê chi tiết về Statista
Số lượng người dùng đã đăng kýHơn 2 triệu
Số lượt truy cập mỗi thángHơn 31 triệu
Số nguồn dữ liệu uy tínHơn 22.5 ngàn
Số liệu thống kêHơn 1 triệu
Số lượng chủ đề80 ngàn
Số lượng ngành nghề170
Số lượng quốc gia có chi nhánh13

Một số dịch vụ nổi bật mà Statista đang cung cấp gồm có:

  • Nền tảng tổng hợp dữ liệu thống kê Statista.com;
  • Thu thập, phân tích và nghiên cứu dữ liệu thị trường;
  • Xử lý dữ liệu và Thiết kế báo cáo thống kê theo yêu cầu của khách hàng;
  • EcommerceDB.com – Nền tảng dữ liệu thống kê cho ngành thương mại điện tử;
  • Khảo sát người tiêu dùng trên toàn cầu;
  • Đánh giá triển vọng về thị trường tiêu dùng và kỹ thuật số.

Dữ liệu của Statista lấy từ đâu?

Dữ liệu chi tiết về thị trường quảng cáo Việt Nam và các quốc gia khác được Statista tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, hầu hết trong số đó là từ các báo cáo của các công ty và bản khảo sát người tiêu dùng cũng như là các dự đoán do các chuyên gia phân tích thị trường đưa ra.

Thị trường quảng cáo Việt Nam được chia thành những phân khúc nào?

Theo Statista, các phân khúc thị trường quảng cáo Việt Nam bao gồm:

  • Quảng cáo trên TV & Video;
  • Quảng cáo tìm kiếm;
  • Quảng cáo mạng xã hội;
  • Quảng cáo ngoài trời;
  • Quảng cáo banner kỹ thuật số;
  • Quảng cáo in ấn;
  • Quảng cáo âm thanh;
  • Quảng cáo Rao vặt kỹ thuật số;
  • Quảng cáo Influencer.

Ngoài ra, ngành quảng cáo Việt Nam cũng có thể được chia thành phân khúc quảng cáo truyền thống và phân khúc quảng cáo kỹ thuật số.

Tôi đã xem xong xu hướng phát triển ngành quảng cáo tại Việt Nam, tiếp theo nên làm gì?

Nếu bạn đã xem xong báo cáo Vietnam Advertising 2022, giờ là lúc tìm hiểu thêm các báo cáo Marketing khác có liên quan:

5/5 (2 Reviews)

Vũ Đăng Chung

Xin chào, tôi là một freelancer chuyên về SEO Marketing. Tôi đã dành 4 năm để làm công việc Digital Marketing và viết Content tại các công ty thuộc nhiều lĩnh vực như làm đẹp & thẩm mỹ, thiết bị công nghiệp, thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến... trước khi chuyển sang làm SEO full-stack từ năm 2016. Cần liên hệ tôi? Vui lòng gửi yêu cầu đến địa chỉ email: chung250190@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *