[PDF] 2022 Nielsen Marketing Report: Báo cáo xu hướng Marketing hiện nay

Bạn muốn biết xu hướng Marketing trên thế giới hiện nay? Tải FREE file PDF báo cáo Marketing 2022 của Nielsen để biết 6+ mục tiêu Marketing quan trọng nhất và 12+ điều các Marketers cần lưu ý khi lập kế hoạch truyền thông Marketing cho doanh nghiệp trong năm sau.

Lưu ý: Bài viết này đã được đăng ký bảo hộ nội dung trên DMCA (Link đăng ký: https://www.dmca.com/r/dewy505), vui lòng trích dẫn nguồn thông tin kèm link http://ychoc.com/seo-marketing/xu-huong-marketing-report/ khi đăng tải lại trên những nền tảng khác.

Dưới đây là một số thông tin chính trong báo cáo này.

Xu hướng gia tăng ngân sách Marketing năm 2022

Trải qua vài năm suy thoái vì dịch Covid-19, hiện nay, các doanh nghiệp bắt đầu tăng cường các nỗ lực nhằm thu hút khách hàng quay lại với thương hiệu của mình thông qua các chiến dịch truyền thông tiếp thị.

Điều dễ nhận thấy nhất chính là sự gia tăng ngân sách Marketing dự kiến cho các kênh truyền thông tiếp thị, trong đó, các kênh có sự gia tăng ngân sách lớn nhất như sau:

Tỷ lệ % ngân sách Marketing dự kiến sẽ thay đổi trong vòng 12 tháng tiếp theo (theo Nielsen, 2022)
KênhTỷ lệ gia tăng
Social Media53 %
Quảng cáo hiển thị50 %
Video Marketing49 %
Tìm kiếm45 %
TV & ứng dụng OTT37 %
Phát thanh trực tiếp35 %
Podcasts35 %
Quảng cáo ngoài trời29 %
Email Marketing30 %
Quảng cáo thích ứng30 %
Gửi thư trực tiếp21 %
Online TV20 %
Ấn phẩm13 %
Rạp chiếu phim15 %
AM/FM radio13 %
Ghi chú: Đây là kết quả thu thập được đối với câu hỏi: “Bạn dự kiến ngân sách của mình sẽ thay đổi như thế nào trong 12 tháng tới cho từng kênh truyền thông trả phí sau đây?”
Thống kê ngân sách Marketing dự kiến thay đổi trong vòng 12 tháng tới (Trích: Báo cáo 2022 Nielsen Marketing Report)
Thống kê ngân sách Marketing dự kiến thay đổi trong vòng 12 tháng tới (Trích: Báo cáo 2022 Nielsen Marketing Report)

6+ mục tiêu Marketing hàng đầu trong năm 2023

Khi được khảo sát, những người làm Marketing trên thế giới cho thấy sự quan tâm hàng đầu của họ đối với hoạt động xây dựng nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) cũng như chuyển đổi khách hàng (Customer Aquisition), cụ thể như sau:

Mức độ quan trọngMục tiêu MarketingGhi chú
1Nhận thức thương hiệuÍt quan trọng ở EMEA
2Chuyển đổi khách hàngRất quan trọng ở LATAM
3Giữ chân khách hàngRất quan trọng ở NA, nhưng ít quan trọng ở EMEA
4Vận động khách hàngRất quan trọng ở EMEA, nhưng ít quan trọng ở APAC
5Đánh bại đối thủ cạnh tranhRất quan trọng ở LATAM
6Giảm tỷ lệ khách hàng ngừng sử dụng sản phẩm dịch vụRất quan trọng ở APAC & EMEA, nhưng ít quan trọng ở LATAM

* Chú thích:

  • EMEA: Khu vực Châu Âu, Trung Đông & Châu Phi
  • LATAM: Khu vực Mỹ La-tinh
  • NA: Khu vực Bắc Mỹ
  • APAC: Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Các mục tiêu Marketing hàng đầu trong năm tiếp theo (Trích: Báo cáo 2022 Nielsen Marketing Report)
Các mục tiêu Marketing hàng đầu trong năm tiếp theo (Trích: Báo cáo 2022 Nielsen Marketing Report)

Một số lưu ý dành cho các Marketer khi lập chiến lược Marketing vào cuối năm 2022

Những lưu ý khi xây dựng nhận thức về thương hiệu

Nhận thức về thương hiệu – hay Brand Awareness – thường là bước đầu tiên trong một chiến dịch marketing nhằm thúc đẩy các mục tiêu về hiệu suất, chẳng hạn như gia tăng lượng khách hàng tiềm năngcải thiện doanh số bán hàng.

Vì thế, có 3 điều mà nhưng người làm nghề Marketing cần lưu ý khi xây dựng nhận thức cho khách hàng về một thương hiệu như sau:

#1: Cân chỉnh KPI của chiến lược và chiến thuật Marketing sao cho phù hợp với mục tiêu Brand Awareness

Trước đây, chiến lược Marketing thường dồn trọng tâm vào các hoạt động có thể ngay lập tức mang lại hiệu quả sinh lợi (ROI) cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, xây dựng nhận thức thương hiệu cho khách hàng là một câu chuyện khác, vì rất khó để bạn có thể đo lường ROI của nó.

Do đó, thay vì đặt các mục tiêu nhắm đến hiệu quả (thường sẽ tốn rất nhiều thời gian & chi phí bổ sung để mang lại khách hàng), bạn nên cân nhắc các mục tiêu có thể dễ đạt được hơn.

#2: Luôn quan tâm đến khách hàng trên bất kỳ nền tảng nào mà họ sử dụng

Vai trò của các kênh xây dựng tài sản thương hiệu (brand equity) truyền thống ngày càng đi xuống, bởi khách hàng đang dành nhiều thời gian hơn để ở nhà hoặc mua sắm online.

Nói cách khác, sự suy giảm về lượng khách hàng hiện diện ở các cửa hàng vật lý làm cho việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu thông qua các quầy kệ hoặc biển hiệu tại cửa hàng trở nên khó khăn hơn.

Vì thế, những người làm Marketing bắt buộc phải dành nhiều thời gian hơn để theo chân khách hàng trên mọi kênh, mọi nền tảng mà họ đang sử dụng (đặc biệt là các kênh online), nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với thương hiệu.

Tuy nhiên, sự đa dạng và phân mảnh trong các kênh truyền thông trực tuyến làm cho việc theo dõi và tổng hợp hành vi khách hàng trở nên khó khăn hơn rất nhiều, do đó, chiến lược Marketing của bạn cần có sự đầu tư chi tiết, kỹ lưỡng hơn nhằm không bỏ sót bất kỳ kênh xây dựng tài sản thương hiệu tiềm năng nào.

#3: Sự lệ thuộc vào khả năng tiếp cận rộng rãi của các kênh truyền thông online

Trong quá khứ, TV hay báo giấy là những kênh truyền thông đại chúng mang lại khả năng tiếp cận lớn nhất đối với các doanh nghiệp.

Nhưng sự phát triển về nhu cầu sử dụng Internet đã làm mờ nhạt vai trò của các kênh truyền thống, mở ra cơ hội cho sự phát triển của các kênh kỹ thuật số, chẳng hạn như TV trực tuyến, các mạng chia sẻ video hay các kênh livestream phát video trực tiếp.

Điểm nổi bật nhất của các kênh Digital Marketing chính là khả năng đo lường chính xác hơn, cũng như khả năng chuyển đổi cao hơn so với các kênh truyền thông đại chúng truyền thống.

Do đó, các chiến lược Marketing trong những năm tiếp theo của bạn chắc chắn sẽ cần có sự ưu tiên lớn đối với các kênh Marketing hiện đại này.

Xem thêm: Học cách đánh giá & phân tích hiệu quả của chiến dịch Digital Marketing trên Google với khóa học Marketing Online tại Nha Trang.

Những lưu ý về việc đo lường hiệu quả Marketing

Từ góc độ của Marketing, các kỹ thuật công nghệ giúp thúc đẩy, đo lường, tối ưu và cải thiện tỷ suất sinh lợi ROI chưa bao giờ phong phú và đa dạng hơn lúc này.

Mặc dù vậy, các Marketer cần đầu tư nhiều hơn vào các chiến lược giúp đem lại cái nhìn toàn diện hơn về người tiêu dùng chứ không phải chỉ là những thứ do các kênh Marketing hoặc bất kỳ nền tảng cụ thể nào đưa ra.

Theo khảo sát, chỉ có khoảng 54% những người làm Marketing trên toàn thế giới tự tin vào khả năng họ có thể đo lường được tỷ suất sinh lợi ROI toàn kênh.

Theo khảo sát độ tin cậy đo lường hiệu quả Marketing, chỉ có 54% Marketer tin vào khả năng đo lường được ROI của tất cả các kênh Marketing (Trích: Báo cáo 2022 Nielsen Marketing Report)
Theo khảo sát độ tin cậy đo lường hiệu quả Marketing, chỉ có 54% Marketer tin vào khả năng đo lường được ROI của tất cả các kênh Marketing (Trích: Báo cáo 2022 Nielsen Marketing Report)

Đặc biệt, những người làm Marketing ở khu vực Châu Mỹ La-tinh có sự tin tưởng cao nhất vào khả năng của bản thân trong việc đo lường ROI toàn kênh, trong khi các Marketer tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lại ít tin tưởng nhất vào điều này.

Dưới đây là một số lưu ý khi bạn cần đánh giá hiệu quả của một chiến lược Marketing:

#4: Tận dụng các công nghệ đáp ứng được nhu cầu đo lường của bạn

Việc cân nhắc kỹ lưỡng ngân sách Marketing là điều hoàn toàn bình thường, nhưng điều quan trọng hơn chính là làm thế nào để bạn có thể sử dụng ngân sách đó một cách hiệu quả nhất.

Dưới đây là danh sách các kênh Marketing trả phí được giới truyền thông tiếp thị toàn thế giới đánh giá là tốt nhất trong việc theo dõi chỉ số ROI:

Mức độ tin tưởng vào khả năng đo lường ROI toàn kênh trên toàn thế giới 2022
Kênh trả phíTỷ lệ đồng ý
Quảng cáo Mạng xã hội64 %
Quảng cáo Video59 %
Quảng cáo Tìm kiếm58 %
Quảng cáo hiển thị58 %
Tiếp thị qua Email51 %
Quảng cáo truyền hình online49 %
Phát thanh trực tiếp49 %
Podcast44 %

Nói chung, những người làm Marketing nên lựa chọn các phương án mang lại độ tin cậy cao nhất trong việc đánh giá hiệu quả Marketing, thay vì theo đuổi những kênh tiếp thị giá rẻ.

Bên cạnh đó, một số lưu ý khác trong việc đo lường hiệu quả Marketing bao gồm:

  • Luôn duy trì sự linh hoạt và thích nghi với sự biến đổi liên tục của môi trường kinh doanh.
  • Tối ưu hóa tất cả các hoạt động trên toàn kênh.

Không chỉ lưu ý về hiệu quả Marketing, bạn cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng về các vấn đề sau:

  • Tìm mọi cách để thấu hiểu khách hàng tốt hơn.
  • Thúc đẩy hiệu quả hành vi khách hàng trên tất cả các kênh tiếp thị hiện đại.
  • Chú trọng vào các vấn đề bảo mật và quyền riêng tư.
  • Trở thành một thương hiệu đáng để khách hàng lựa chọn và đặt niềm tin.
  • Tận dụng lợi thế và tầm ảnh hưởng của các Influencer, KOL hoặc KOC để truyền tải thông điệp của thương hiệu.
  • Dẫn đầu về sự an toàn.

Xem trực tiếp báo cáo 2022 Nielsen Marketing Report dưới đây:


Ngoài ra, bạn cũng có thể tải FREE full báo cáo 2022 Nielsen Marketing Report tại đây: https://drive.google.com/file/d/1VTm25YdRLEljqqGnVbVUzhSpFZ31NKB1/view?usp=sharing

Tham khảo: Những xu hướng Marketing nào sẽ phát triển trong năm 2023?

Theo Asana, 16 xu hướng Marketing dưới đây sẽ ảnh hưởng đến chiến lược truyền thông tiếp thị của bạn trong năm 2023, bao gồm:

  • Quan hệ hợp tác lâu dài giữa các Influencer và thương hiệu;
  • Livestream và xây dựng nội dung dạng video;
  • Truyền miệng thông qua các nội dung do người dùng tự tạo;
  • Các phương án nhắm mục tiêu mới;
  • Tiếp thị linh hoạt (Agile Marketing), dựa trên phương pháp Agile, nhằm xây dựng các chiến lược Marketing thích ứng nhanh hơn với sự biến đổi của thị trường;
  • Mang lại những trải nghiệm xuyên suốt, liên tục cho khách hàng;
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng (UX) trên các thiết bị;
  • SEO Marketing nhắm đến hoạt động tìm kiếm bằng giọng nói;
  • Marketing tương tác thông qua hệ thống AI & chatbot;
  • Xây dựng các nội dung có tính tương tác (VD: infographic, câu đố, game, cuộc thi, review…);
  • Các công cụ & ứng dụng dựa trên công nghệ thực tế ảo – Virtual Reality (VR);
  • Sử dụng AI để phát hiện các xu hướng mới;
  • Phát triển Internet vạn vật (IoT – Internet of Things);
  • Tập trung vào trách nhiệm xã hội và danh tiếng, uy tín thương hiệu;
  • Xu hướng DEI (Đa dạng – Công bằng – Hòa nhập) trong các chiến dịch Marketing;
  • Nhấn mạnh vào quyền riêng tư của người dùng.

Tóm lại

Việc tìm hiểu xu hướng Marketing hiện nay là điều mà bất kỳ Marketer nào cũng cần quan tâm nhằm tận dụng được lợi thế từ sự phát triển của các công nghệ mới, cũng như nhanh chóng nắm bắt được hành vi khách hàng để có sự thay đổi, thích ứng cho phù hợp.

Điều quan trọng nhất chính là bạn cần tìm kiếm những kênh Marketing giúp tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng lớn nhất, nhưng vẫn phải cân đối với khả năng kiểm soát mức độ hiệu quả của chiến dịch truyền thông tiếp thị.

Bạn có thắc mắc về xu hướng Marketing trong tương lai? Hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này nhé.

Xem thêm: Báo cáo xu hướng Digital Marketing & Social Media 2022 tại Việt Nam

5/5 (1 Review)

Vũ Đăng Chung

Xin chào, tôi là một freelancer chuyên về SEO Marketing. Tôi đã dành 4 năm để làm công việc Digital Marketing và viết Content tại các công ty thuộc nhiều lĩnh vực như làm đẹp & thẩm mỹ, thiết bị công nghiệp, thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến... trước khi chuyển sang làm SEO full-stack từ năm 2016. Cần liên hệ tôi? Vui lòng gửi yêu cầu đến địa chỉ email: chung250190@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *