Vietnam F&B Industry Report 2022: Báo cáo ngành F&B Việt Nam mới nhất

Bạn đang tìm báo cáo ngành F&B Việt Nam 2022? Dưới đây, tôi sẽ tổng hợp thông tin về tình hình ngành F&B tại Việt Nam hiện nay và đưa ra một số đánh giá về cơ hội, thách thức mà các công ty trong ngành sẽ đối mặt trong năm tới.

Lưu ý: Bài viết này đã được đăng ký bảo hộ bản quyền nội dung trên DMCA (Xem chi tiết tại đây), vui lòng trích dẫn nguồn kèm link bài viết nếu muốn đăng tải lại trên website khác.

Bài viết này tham khảo các phân tích từ các chuyên gia, căn cứ trên các số liệu chính thức được công bố bởi các nguồn thông tin trực tuyến từ các cơ quan chính phủ, phi chính phủ dựa và các tổ chức chuyên nghiên cứu về thị trường F&B tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2022.

>> Xem thêm: Báo cáo ngành F&B Việt Nam 2023

Tổng quan về thị trường Việt Nam năm 2022

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê trong năm 2022, GDP của Việt Nam trong Quý 3/2022 đã tăng mạnh lên mức 13.67% so với cùng kỳ năm trước, trong khi GDP bình quân của 9 tháng đầu năm 2022 đã tăng 8.83%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011.

\"Biểu

Đây có thể xem là dấu hiệu rõ nét về sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, sau giai đoạn gặp nhiều khó khăn và bị trì trệ bởi dịch Covid-19.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của đại dịch Covid vẫn đang tạo ra những tác động tiêu cực đến chi phí sinh hoạt của người dân Việt Nam, bằng chứng là chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam trong Quý 3/2022 đã tăng 3.32% so với Quý 3/2021, tiếp nối mức tăng từ Quý 1 và Quý 2 năm 2022.

\"Biểu

Một số thống kê khác phản ánh tình hình thị trường Việt Nam năm 2022 gồm có:

  • 86% người tiêu dùng Việt Nam lạc quan về triển vọng phục hồi nền kinh tế cũng như sức mua trong vòng 1 năm tới.
\"Biểu
  • 59% người dân tin tưởng rằng nguồn tài chính của họ và gia đình sẽ tốt hơn trong 12 tháng tiếp theo.
\"Khảo
  • Chi phí xăng xe, chi phí ăn uống và sự gia tăng về chi phí sinh hoạt nói chung là ba thách thức lớn nhất mà người tiêu dùng Việt Nam đang đối mặt.
\"Các
  • Tỷ lệ lạm phát đang ở mức cao nhất (khoảng 7%) khiến người mua phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi ra quyết định mua hàng.
\"Tỷ

Tổng quan về ngành F&B Việt Nam năm 2022

Tình hình chung của thị trường F&B 2022: Hầu hết các nhóm sản phẩm trong ngành F&B đang gặp khó, trừ đồ uống

Trong các nhóm ngành công nghiệp tại Việt Nam, thì nhóm ngành sản xuất đồ uống là nhóm có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ năm ngoái, với doanh thu cao hơn 77.5% so với Quý 3/2021.

Đặc biệt, doanh số của nhóm nước uống giải khát trong năm 2022 đang gây ấn tượng mạnh nhất, khi đều tăng trưởng ở Quý 1 và Quý 2 năm 2022, bao gồm cả khu vực thành thị và nông thôn.

\"Biểu

Trong khi đó, nhóm mặt hàng sữa mặc dù cho thấy sự tăng trưởng mạnh về nhu cầu thị trường cũng như doanh thu bán hàng ở khu vực nông thôn, nhưng ngược lại nhóm này bị đang gặp vấn đề về phát triển thị trường ở khu vực thành thị.

\"So

Cụ thể, ở khu vực nông thôn, nhu cầu về các sản phẩm làm từ sữa trong Quý 2/2022 đã tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, đóng vai trò lớn giúp doanh thu tăng thêm 13.1%.

Trong khi đó, ở khu vực thành thị, các mặt hàng sữa bị suy giảm 4% so với nhu cầu ở thời điểm năm ngoái, nhưng vì giá bán sản phẩm đã tăng thêm 4%, do đó, doanh số bán hàng chỉ giảm nhẹ ở mức 1%.

Tương tự, nhu cầu thị trường đối với nhóm thực phẩm đóng gói cũng không tăng, thậm chí còn suy giảm mạnh ở khu vực thành thị trong Quý 2/2022.

Cụ thể, tại khu vực thành thị, nhu cầu tiêu thụ đối với các loại thực phẩm đóng gói đã giảm đến 8% so với cùng kỳ năm trước vì giá bán đã tăng đến 13% trong Quý 2 năm 2022 (xem bảng dưới đây).

Bảng so sánh sự biến động của thị trường thực phẩm đóng gói tại khu vực thành thị so với cùng kỳ năm trước (Nguồn: Báo cáo ngành FMCG Việt Nam Q2/2022, @Kantar)
Giai đoạn Q2/2021 Q2/2022
Doanh số bán 2% 3%
Lượng tiêu thụ -1% -8%
Giá bán 3% 13%

Tại khu vực nông thôn, mức tiêu thụ không thay đổi so với năm trước, dù giá bán đã tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái (xem bảng dưới đây).

Bảng so sánh sự biến động của thị trường thực phẩm đóng gói tại khu vực nông thôn so với cùng kỳ năm trước (Nguồn: Báo cáo ngành FMCG Việt Nam Q2/2022, @Kantar)
Giai đoạn Q2/2021 Q2/2022
Doanh số bán -1.2% 13.9%
Lượng tiêu thụ -6% 0%
Giá bán 5% 15%

Rõ ràng, khi mà lạm phát đang ở mức cao, các chi phí sinh hoạt (như xăng dầu, thực phẩm…) đang gia tăng do ảnh hưởng tiêu cực từ vấn đề chiến sự giữa Nga – Ukraine, thì việc tăng giá các loại thực phẩm như sữa hay thực phẩm đóng gói khiến một bộ phận người tiêu dùng ở các thành phố lớn quyết định cắt giảm chi tiêu cho mặt này xuống mức thấp hơn.

Mặt khác, khu vực nông thôn đang trở thành một thị trường đầy tiềm năng với các công ty chế biến thực phẩm từ sữa hoặc thực phẩm đóng gói, bởi nhu cầu thị trường vẫn đang tiếp tục phát triển, thậm chí ngay trong thời điểm giá bán tăng lên rất nhiều như hiện nay.

Đây cũng là dấu hiệu cho thấy trong thời kỳ lạm phát cao, người dân thành thị có xu hướng nhạy cảm hơn với sự biến động về giá so với người dân ở khu vực nông thôn.

Tình hình sản xuất thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam

Theo thống kê, các loại thực phẩm và đồ uống có sản lượng cao nhất tại Việt Nam gồm có: thủy hải sản đông lạnh, dầu thực vật tinh luyện, sữa tươi, gạo, đường tinh luyện và bia.

Trong bảng dưới đây, tôi đã thống kê tình hình sản xuất các loại thực phẩm và đồ uống này qua từng năm, cụ thể như sau:

Sản lượng thủy hải sản đông lạnh của Việt Nam qua các năm

Thống kê sản lượng thủy hải sản đông lạnh của Việt Nam từ năm 2017 – 2021 (Nguồn: USDA, GSO)
Năm Sản lượng (đơn vị: ngàn tấn)
2017 1974
2018 2133
2019 2173
2020 2826
2021 2986

Sản lượng dầu thực vật tinh luyện của Việt Nam qua các năm

Thống kê sản lượng dầu thực vật tinh luyện của Việt Nam từ năm 2017 – 2020 (Nguồn: USDA, GSO)
Năm Sản lượng (đơn vị: ngàn tấn)
2017 1081
2018 1166
2019 1275
2020 1587

Sản lượng sữa tươi của Việt Nam qua các năm

Thống kê sản lượng sữa tươi của Việt Nam từ năm 2017 – 2021 (Nguồn: USDA, GSO)
Năm Sản lượng (đơn vị: triệu lít)
2017 1211
2018 1258
2019 1306
2020 1702
2021 1770

Sản lượng gạo của Việt Nam qua các năm

Thống kê sản lượng gạo của Việt Nam từ năm 2017 – 2021 (Nguồn: USDA, GSO)
Năm Sản lượng (đơn vị: ngàn tấn)
2017 39504
2018 41743
2019 42529
2020 42780
2021 43880

Sản lượng đường tinh luyện của Việt Nam qua các năm

Thống kê sản lượng đường tinh luyện của Việt Nam từ năm 2017 – 2021 (Nguồn: USDA, GSO)
Năm Sản lượng (đơn vị: ngàn tấn)
2017 1719
2018 1927
2019 1913
2020 995
2021 937

Sản lượng bia của Việt Nam qua các năm

Thống kê sản lượng bia của Việt Nam từ năm 2017 – 2021 (Nguồn: USDA, GSO)
Năm Sản lượng (đơn vị: triệu lít)
2017 4005
2018 4214
2019 5097
2020 4388
2021 4047

Tình hình tiêu thụ các sản phẩm F&B trên thị trường

Để hiểu rõ hơn về tình hình phát triển ngành F&B Việt Nam, tôi sẽ chia theo 3 nhóm chính: Thực phẩm đóng gói, Đồ uống và Thực phẩm tươi sống.

Nhu cầu về thực phẩm đóng gói

Sự tiện lợi của các loại thực phẩm đóng gói đang tạo sức hút rất lớn đối với người tiêu dùng, nhất là ở các khu vực nông thôn, nơi mà thói quen đi chợ hàng ngày và sử dụng thực phẩm tươi sống đã trở thành một nét văn hóa lâu đời.

\"Thực

Chính vì thế, mặc dù mảng kinh doanh thực phẩm tươi sống vẫn đang dẫn đầu về doanh số, nhưng mảng thực phẩm đóng gói cũng đã vươn lên vị trí thứ hai.

Dưới đây là dữ liệu thống kê về doanh thu và nhu cầu thị trường đối với một số loại thực phẩm đóng gói phổ biến nhất trong ngành F&B Việt Nam.

Phô mai

Phân khúc Phô mai bao gồm tất cả các loại phô mai như phô mai cứng, phô mai mềm, phô mai bán cứng, phô mai xanh, phô mai tươi và phô mai kem.

Theo số liệu của Statista tháng 7/2022, doanh thu từ phô mai tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt khoảng 194.2 triệu USD vào năm 2022, và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thị trường này trong giai đoạn 2022 – 2027 là 6.16%.

\"Doanh \"Biểu

Một vài số liệu thống kê khác về thị trường phô mai Việt Nam:

  • Tốc độ tăng trưởng của thị trường phô mai năm 2022 dự kiến đạt 6.2% so với năm 2021.
  • Sản lượng dự kiến của thị trường phô mai Việt Nam năm 2023 dự kiến tăng thêm 2.7% so với năm 2022;
  • Trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 0.2kg phô mai năm 2022;
  • Sản lượng phô mai năm 2027 dự kiến đạt 18.1 ngàn tấn.

Thịt chế biến

Phân khúc thịt chế biến bao gồm tất cả các loại thịt đã trải qua công đoạn chế biến như thịt dăm bông, thịt xông khói, xúc xích, các loại thịt nguội, thịt nướng.

Thịt chế biến không bao gồm các loại thịt tươi sống hoặc các loại bữa ăn chế biến sẵn làm từ thịt.

Dự kiến, doanh thu của thị trường thịt chế biến tại Việt Nam sẽ đạt 1.07 tỷ USD năm 2022, và tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm của thị trường trong giai đoạn từ năm 2022 – 2027 là 5.21%.

\"Doanh \"Biểu

Một số dữ liệu thống kê F&B khác về thị trường thịt chế biến tại Việt Nam:

  • Tốc độ tăng trưởng thị trường thịt chế biến trong năm 2022 dự kiến đạt 4.4% so với năm 2021;
  • Sản lượng thịt chế biến dự kiến sẽ tăng thêm 1% trong năm 2023;
  • Trung bình mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ 1.4kg thịt chế biến trong năm 2022.
  • Sản lượng thịt chế biến tại Việt Nam trong năm 2027 dự kiến đạt 149.8 ngàn tấn.

Nhu cầu về đồ uống

Do sự tăng giá của các loại thực phẩm làm từ sữa cũng như áp lực về tài chính, người tiêu dùng Việt Nam cũng đang có xu hướng chuyển sang sử dụng các loại đồ uống có nguồn gốc thực vật để thay thế.

\"Mảng

Dưới đây là một số thống kê về tình hình tiêu thụ các loại đồ uống trên thị trường Việt Nam:

Nước ép trái cây

Phân khúc nước ép trái cây bao gồm tất cả các loại nước đóng chai làm từ 100% trái cây hoặc rau ép, được chia thành nhiều nhóm nhỏ như nước ép cam, táo, bưởi, nho, dứa, và các loại nước ép trái cây và rau quả khác, kể cả các loại nước ép hỗn hợp.

Phân khúc này không bao gồm mật ong, mật hoa tự nhiên chứa hàm lượng nhỏ nước ép trái cây và các loại nước ngọt làm từ nước trái cây.

Theo dự báo của Statista tháng 6/2022, doanh thu năm 2022 của mảng nước ép trái cây tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 725.2 triệu USD, và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm dự kiến đạt 7.86% trong giai đoạn từ năm 2023 – 2026.

\"Nước

Dưới đây là biểu đồ so sánh về doanh thu hàng năm cũng như tỷ lệ thay đổi doanh thu so với năm trước của mảng nước ép trái cây tại Việt Nam:

\"Doanh \"Biểu

Một số thống kê khác về thị trường nước ép trái cây tại Việt Nam:

  • Tốc độ tăng trưởng dự kiến của thị trường nước ép trái cây trong năm 2022 đạt 3.9%;
  • Sản lượng nước ép trái cây dự kiến sẽ tăng thêm 6.5% trong năm 2023;
  • Đến năm 2026, sản lượng thị trường nước ép trái cây dự kiến sẽ đạt khoảng 415.7 triệu lít.
  • Dự kiến trung bình mỗi người dân Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 3.49 lít nước ép trái cây trong năm 2022.

Bia

Bia là loại đồ uống lên men làm từ mạch nha.

Bia là một trong những loại đồ uống được khách hàng địa phương ưa chuộng nhất, bằng chứng là việc nó cùng với sữa tươi là hai trong số bốn sản phẩm được sản xuất nhiều nhất tại Việt Nam.

\"Các

Tuy nhiên, do Nghị định Chính phủ số 100 ban hành ngày 30/12/2019, cộng thêm tác động của dịch Covid-19 làm giảm mạnh lượng khách du lịch, khiến cho nhu cầu sản xuất và tiêu thụ các loại đồ uống có cồn như bia tại Việt Nam có xu hướng giảm qua các năm.

\"Lượng \"Lượng

Mặc dù trong 6 tháng đầu năm 2022, các công ty bia đã ghi nhận sự phục hồi về nhu cầu tiêu thụ bia do nền kinh tế mở cửa trở lại, tuy nhiên, theo dự kiến của Statista, doanh thu cả năm 2022 của ngành bia Việt Nam chỉ đạt khoảng 5.18 tỉ USD (thấp hơn năm 2020), và tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 12.08%/năm trong giai đoạn từ 2022 – 2025.

\"Biểu \"Biểu

Hiện nay, bốn hãng bia đang thống lĩnh thị trường Việt Nam gồm có Heineken, Sabeco, Carlsberg và Habeco, chiếm đến 94,4% thị phần ngành bia Việt Nam trong năm 2021, riêng Heineken và Sabeco đã chiếm đến 78.3% thị phần, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh khác.

Bảng thống kê phần trăm thị phần của các hãng bia tại Việt Nam năm 2021 (Nguồn: MBS)
Hãng bia Thị phần tại Việt Nam
Heineken 44.4%
Sabeco 33.9%
Carlsberg 8.7%
Habeco 7.4%
Các hãng bia khác 5.6%

Một số thống kê khác về thị trường bia tại Việt Nam:

  • Trong năm 2022, dự kiến tốc độ tăng trưởng của ngành bia đạt 11.6%.
  • Sản lượng bia dự kiến trong năm 2023 dự kiến sẽ tăng thêm 13.5% so với năm nay.
  • Đến năm 2025, sản lượng bia dự kiến sẽ đạt 4329.8 triệu lít.
  • Dự kiến trung bình mỗi người dân Việt Nam sẽ tiêu thụ khoảng 32.99 lít bia trong năm 2022.

Nhu cầu về thực phẩm tươi sống

Bên cạnh đó, các nhà sản xuất thực phẩm tươi sống (cụ thể là gạo và thịt) cũng có cơ hội xây dựng thương hiệu với người tiêu dùng, khi 51% người tiêu dùng lựa chọn các loại gạo có thương hiệu và 18% lựa chọn thịt tươi có thương hiệu để sử dụng cho bữa ăn hàng ngày của mình.

\"Khảo

Dưới đây là dữ liệu thống kê về sự phát triển thị trường của một số loại thực phẩm tươi sống tại Việt Nam:

Thịt tươi

Phân khúc thịt tươi bao gồm: thịt bò tươi và thịt bò đông lạnh, thịt bê, thịt heo, thịt gia cầm, thịt cừu, thịt dê và các loại thịt tươi sống khác như ngựa, thỏ, thú săn và các loại nội tạng động vật.

Phân khúc này không bao gồm các loại thịt đã qua chế biến hoặc các thực phẩm chế biến sẵn làm từ thịt.

Theo dự báo, doanh thu từ thị trường thịt tươi tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 7.83 tỷ USD trong năm 2022, và sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 12.01% trong giai đoạn từ 2022 – 2027.

\"Biểu \"Biểu

Một số thống kê khác về thị trường thịt tươi tại Việt Nam:

  • Trong năm 2022, tốc độ tăng trưởng của thị trường thịt tươi dự kiến là 8.6%;
  • Năm 2023, sản lượng thịt tươi sẽ tăng lên mức 9.5%;
  • Đến năm 2027, dự kiến sản lượng thịt tươi trên thị trường khoảng 1812.6 ngàn tấn;
  • Trung bình, mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ 12.3 kg thịt tươi trong năm 2022.

Cá tươi

Phân khúc cá tươi bao gồm các loại cá tươi sống hoặc đông lạnh như cá hồi, cá trích, cá tuyết, cá mòi, cá thu và các loại cá nước ngọt và nước mặn khác, nhưng không bao gồm cá khô, cá đóng hộp, cá đã chế biến và các loại thủy hải sản tươi sống khác (như tôm, ốc, bạch tuộc…).

Theo dự kiến, doanh thu từ mảng cá tươi tại Việt Nam sẽ đạt 6.71 tỷ USD vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm dự kiến là 6.35 % trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2027.

\"Biểu \"Biểu

Một số dữ liệu thống kê khác về thị trường cá tươi tại Việt Nam:

  • Dự kiến tốc độ tăng trưởng năm 2022 của mảng cá tươi là 5.2%;
  • Sản lượng cá tươi dự kiến trong năm 2023 sẽ tăng thêm 3.5%;
  • Đến năm 2027, sản lượng cá tươi trên thị trường sẽ đạt 603.7 ngàn tấn;
  • Dự kiến trung bình mỗi người dân Việt Nam sẽ tiêu thụ 5.3 kg cá tươi trong năm 2022.

Thủy sản tươi sống

Phân khúc thủy sản tươi sống bao gồm các loài giáp xác và nhuyễn thể tươi sống hoặc đông lạnh như tôm, cua, sò điệp, hàu, bạch tuộc…

Theo dự kiến, doanh thu từ mảng thủy sản tươi sống sẽ đạt 1.44 tỷ USD vào năm 2022, với mức tăng trưởng trung bình hằng năm đạt 8.67% trong giai đoạn 2022 – 2027.

\"Biểu \"Biểu

Một số dữ liệu thống kê khác về thị trường thủy sản tươi sống tại Việt Nam như sau:

  • Tốc độ tăng trưởng của mảng thủy sản tươi sống năm 2022 dự kiến đạt 9.2%;
  • Dự kiến, sản lượng thủy sản tươi sống năm 2023 sẽ tăng thêm 5.4% so với năm 2022;
  • Đến năm 2027, sản lượng thủy sản tươi sống có thể đạt mức 92.5 ngàn tấn;
  • Dự kiến trung bình mỗi người dân Việt Nam sẽ tiêu thụ 0.7kg thủy sản tươi sống trong năm 2022.

Trứng gà

Theo dự báo năm 2022 của Statista, doanh thu từ trứng gà tại Việt Nam sẽ đạt 1.15 tỷ USD, và mức tăng trưởng trung bình hằng năm dự kiến đạt khoảng 9.54% trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2027.

\"Biểu \"Biểu

Một số thống kê khác về thị trường trứng gà Việt Nam như sau:

  • Tốc độ tăng trưởng của thị trường trứng gà trong năm 2022 dự kiến đạt 9.3% so với năm 2021;
  • Sang năm 2023, sản lượng trứng gà trên thị trường có thể tăng thêm 5.5% so với năm nay;
  • Đến năm 2027, sản lượng trứng gà có thể đạt mức 693.2 ngàn tấn;
  • Dự kiến trung bình mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng 5.3 kg trứng gà trong năm 2022.

Rau củ sạch

Phân khúc rau củ sạch bao gồm các loại cà chua, các loại khoai, rau gia vị, hành tỏi, nấm, bí đỏ, cà tím, măng, ớt, tiêu…

Theo dự kiến, thị trường rau củ sạch tại Việt Nam sẽ đạt doanh thu 8.83 tỷ USD trong năm 2022, với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm đạt 8.5% trong giai đoạn từ 2022 – 2027.

\"Biểu \"Biểu

Một số dữ liệu thống kê khác về thị trường rau củ sạch tại Việt Nam bao gồm:

  • Tốc độ tăng trưởng năm 2022 của thị trường rau củ sạch dự kiến đạt 8.6% so với năm 2021;
  • Dự kiến sản lượng rau củ sạch trong năm 2023 sẽ tăng thêm 5.3% so với năm 2022;
  • Đến năm 2027, sản lượng rau củ sạch trên thị trường có thể đạt 9001.3 ngàn tấn;
  • Dự kiến trung bình mỗi người dân Việt Nam sẽ tiêu thụ 69.9 kg rau củ sạch trong năm 2022.

Tình hình phân phối trong ngành F&B Việt Nam 2022

Đối với các chuỗi bán lẻ F&B hiện đại

Năm 2021, Đại dịch Covid-19 thực sự đã tác động một cách tiêu cực trên mọi khía cạnh của ngành bán lẻ F&B, khi nỗi sợ mà dịch Covid gây ra kết hợp với các biện pháp thắt chặt nền kinh tế nhằm kiểm soát dịch đã khiến hàng loạt chợ truyền thống cũng như các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ phải đóng cửa.

\"Chợ

Thời kỳ đỉnh điểm là từ tháng 7 – 9/2021, chỉ có các kênh bán lẻ F&B hiện đại như siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi hay các đại siêu thị mới được phép hoạt động theo các nguyên tắc nghiêm ngặt của chỉ thị 16.

Sau đó, đến cuối tháng 10/2021, tình hình thị trường dần được cải thiện khi vắc xin phòng Covid được phổ biến ở các thành phố trọng điểm như TPHCM và Hà Nội, nhờ đó, các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt dần được gỡ bỏ.

Tuy nhiên, lưu lượng mua sắm tại các kênh bán lẻ đã mất rất nhiều thời gian để phục hồi, và kết quả là không thể quay lại được mức thông thường khi kết thúc năm 2021.

Bên cạnh đó, trong năm 2021, không có bất kỳ hoặc động mua bán hoặc sáp nhập nào trong mảng bán lẻ F&B tại Việt Nam, thay vào đó, hầu hết tất cả các chuỗi bán lẻ hiện đại đều tập trung phát triển kênh bán lẻ trực tuyến của riêng mình và/hoặc hợp tác với các nền tảng bán hàng online cũng như các đơn vị vận chuyển để phục vụ khách hàng.

Một số chuỗi bán lẻ hiện đại đang chi phối mảng bán lẻ thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam gồm có:

  • Coopmart: dự kiến gấp đôi số cửa hàng bán lẻ lên 2000 outlet vào năm 2025.
  • Winmart: đặt mục tiêu đạt 4000 outlet trước năm 2022.
  • Aeon: đặt mục tiêu đạt 30 cửa hàng trước năm 2030.
  • Emart: mục tiêu tăng thêm 2 đại siêu thị tại TPHCM trong năm 2022 và mở rộng lên 10 trước năm 2025.

Đối với các kênh bán lẻ trực tuyến

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA), doanh số bán lẻ của thương mại điện tử đạt khoảng 13 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020, đưa Việt Nam trở thành một trong các quốc gia Đông Nam Á có mảng bán lẻ trực tuyến phát triển nhất.

Điều này một phần do người tiêu dùng thay đổi hành vi mua hàng, từ việc mua sắm tại cửa hàng chuyển sang đặt hàng online trong thời kỳ dịch Covid-19.

Hiện nay, bốn nền tảng bán lẻ F&B trực tuyến lớn nhất tại Việt Nam gồm có Lazada, Shopee, Sendo và Tiki, và đây cũng là các nền tảng được các đơn vị sản xuất, vận chuyển và phân phối trong ngành F&B hợp tác nhiều nhất.

Đối với các chợ thực phẩm truyền thống

Các chợ thực phẩm truyền thống với hơn 8500 chợ tươi sống tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường bán lẻ, với doanh thu chiếm khoảng 86% mảng bán lẻ tạp hóa.

Các yếu tố tạo lợi thế cho chợ thực phẩm truyền thống gồm có:

  • Gần khu vực dân cư;
  • Giá cạnh tranh hơn so với các kênh bán lẻ hiện đại;
  • Sản phẩm đa dạng;
  • Mối quan hệ cá nhân chặt chẽ giữa người bán với khách mua hàng;
  • Thương lượng giá linh hoạt;
  • Sự cải thiện ở khâu hỗ trợ xử lý sản phẩm.

Tuy nhiên, chợ thực phẩm truyền thống vẫn đang đối mặt với các trở ngại đã tồn tại từ lâu nay như kém an toàn vệ sinh thực phẩm do hạn chế về cơ sở hạ tầng.

Đặc biệt, sự bùng phát dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng và khiến một số chợ thực phẩm truyền thống phải đóng cửa gần 6 tháng, trong khi các kênh bán lẻ hiện đại và các nền tảng thương mại điện tử vẫn được phép hoạt động.

Hệ quả là, nông dân và các chủ vườn địa phương trước đây thường cung cấp hàng hóa cho các chợ truyền thống cũng phải đối mặt với các thách thức không nhỏ do sự gián đoạn hoạt động bán lẻ như trên.

Tình hình xuất nhập khẩu mảng thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam trong năm 2022

Tình hình xuất khẩu mảng F&B của Việt Nam

Trong vòng 9 tháng tính từ đầu năm 2022, tình hình xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chủ yếu của Việt Nam được liệt kê trong bảng dưới đây:

Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng thực phẩm chủ yếu trong năm 2022 (Nguồn: GSO)
Mặt hàng thực phẩm xuất khẩu Quý 1 Quý 2 Quý 3
Thủy sản 45.4% 33.3% 37.3%
Rau quả -12% -21.8% 5.8%
Hạt điều -5.8% -11.4% -21.8%
Cà phê 60.2% 35.6% 13.2%
Chè -11.3% 4.7% 7.9%
Hạt tiêu 40.3% -2.6% -3.7%
Gạo 12.9% -2.4% 21.6%
Sắn và sản phẩm của sắn 13.7% 37.3% 15.4%

Có thể thấy, trong số các sản phẩm F&B xuất khẩu chủ yếu, thì hạt điều là mặt hàng bị suy giảm nghiêm trọng nhất về sản lượng xuất khẩu.

Trong khi đó, các loại rau quả xuất khẩu bắt đầu hồi phục trong Quý 3/2022 sau khi bị suy giảm mạnh ở các quý trước đó.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu thủy sản, cà phê và gạo tiếp tục chứng minh thế mạnh vốn có của Việt Nam khi liên tục gia tăng sản lượng xuất khẩu.

Tình hình nhập khẩu F&B của Việt Nam

Dưới đây là dữ liệu liên quan đến tình hình nhập khẩu mảng F&B của Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2022:

Tình hình nhập khẩu một số mặt hàng thực phẩm chủ yếu trong năm 2022 (Nguồn: GSO)
Mặt hàng thực phẩm nhập khẩu Quý 1 Quý 2 Quý 3
Thủy sản 8.4% 32% 84.1%
Sửa và sản phẩm từ sữa 18.2% 4.9% 12.3%
Rau quả 14.7% 41.6% 59.4%
Hạt điều -35.1% -39.2% -35.5%
Ngô 2.1% 21.9% 19.3%

Xu hướng phát triển ngành F&B Việt Nam sắp tới

Người tiêu dùng đẩy mạnh mua sắm qua các kênh bán hàng online

Giãn cách xã hội và các biện pháp kiểm soát trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19 đã khiến một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam tập làm quen với hình thức mua sắm thực phẩm và đồ uống qua các kênh online, đặc biệt là các nền tảng TMĐT Shopee, Lazada và Tiki.

Theo báo cáo được xuất bản bởi Google, Temasek và Bain & Company, mảng TMĐT tại Việt Nam năm 2021 đã tăng 53% so với năm 2020, và dự kiến sẽ đạt 58 tỷ USD vào năm 2025.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã có thêm 8 triệu khách hàng online mới trong nửa đầu năm 2021, và 55% trong số đó nằm ngoài khu vực thành thị.

Các doanh nghiệp nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục thống trị mảng giao hàng F&B

Theo báo cáo của USDA năm 2022, ShopeeFood, GoFood, GrabFood, Baemin và các siêu thị online như GrabMart tiếp tục là những doanh nghiệp vận chuyển chủ chốt cho mảng F&B tại Việt Nam trong tương lai.

Nhu cầu gia tăng đối với các loại thực phẩm đóng gói

Người tiêu dùng Việt Nam sẽ gia tăng nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm đóng gói để phù hợp với lối sống hiện đại, nhanh và bận rộn.

Bên cạnh đó, nhận thức của người tiêu dùng đối với các loại thực phẩm đóng gói cũng dần thay đổi khi có nhiều điều kiện tiếp xúc với các nền văn hóa phương Tây, Hàn Quốc và Nhật Bản, trong đó, sự thay đổi lớn nhất chính là việc nhận thức rằng các loại thực phẩm đóng gói trở nên an toàn hơn so với trước đây.

Ngoài ra, nhu cầu mua các loại thực phẩm đóng gói từ các cửa hàng tiện lợi, siêu thị và đại siêu thị cũng đang gia tăng trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của hoạt động mua thực phẩm đóng gói thông qua các kênh cung cấp dịch vụ ăn uống với sự ra đời của hàng loạt chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, nhà hàng, quán cafe và bar.

Nhu cầu gia tăng đối với thực phẩm chế biến sẵn tại các thành phố lớn

Người dân Việt Nam tại các thành phố lớn đang ngày càng tiêu thụ nhiều hơn các loại thực phẩm chế biến sẵn trong những năm gần đây, gồm các loại như:

  • Đồ ăn đóng gói sẵn;
  • Thức ăn được làm lạnh;
  • Pizza làm lạnh hoặc đông lạnh;
  • Đồ ăn đóng hộp làm lạnh;
  • Đồ ăn tối làm lạnh;
  • Thực phẩm sấy khô hoặc đông lạnh;
  • Salad chế biến sẵn;
  • … và các loại thức ăn chế biến sẵn khác.

Phát triển nhu cầu tiêu thụ thịt mát

Khi các vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho thịt tươi vẫn còn đang khiến người tiêu dùng băn khoăn, thì thịt mát (còn gọi là thịt làm lạnh – chilled meat) trở thành giải pháp thay thế an toàn hơn, và khách hàng sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho các loại thịt mát để giữ an toàn cho sức khỏe của mình và người thân.

Một số xu hướng khác của mảng F&B tại Việt Nam

  • Doanh thu bán lẻ các loại nước sốt, gia vị, nước tương, cũng như các loại nước xốt nhập khẩu từ phương Tây như nước xốt Salad, mù tạt, sốt mayonnaise đang gia tăng.
  • Nhu cầu mua các loại bánh nướng, bánh quy, snack, trái cây và bánh snack hỗn hợp để làm quà tặng đang tăng.
  • Nho khô nhập khẩu chủ yếu được sử dụng để làm nguyên liệu cho các loại bánh nướng, sản phẩm ngũ cốc, các loại hỗn hợp đậu và trái cây sấy khô, cũng như các loại thực phẩm chế biến khác.

Tóm lại về báo cáo ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam

Như vậy, bạn đã xem qua báo cáo thống kê về ngành F&B của Việt Nam trong năm 2022, và có một số đáng chú ý nhất trong báo cáo này mà bạn cần quan tâm:

  • Tác động của dịch Covid-19 bắt đầu giảm bớt kể từ khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa trở lại từ cuối năm 2021. Mặc dù thị trường F&B tại Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng sẽ còn mất thêm nhiều thời gian để kinh tế quay lại các dấu mốc trước thời điểm bùng phát dịch.
  • Chiến tranh Nga – Ukraine tác động rất lớn đến chi phí xăng dầu, từ đó làm gia tăng tỷ lệ lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng CPI tại Việt Nam. Chính vì thế, người tiêu dùng tại Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn, cân nhắc kỹ lưỡng hơn về quyết định mua hàng, và tìm các phương án thay thế phù hợp hơn khi giá bán các loại thực phẩm trở nên quá cao.
  • Đại dịch Covid-19 cũng thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng, từ đó giúp gia tăng tỷ trọng doanh thu từ các kênh bán lẻ hiện đại và online, dù các kênh chợ thực phẩm truyền thống vẫn đang chiến tỷ trọng lớn nhất.

Bây giờ, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về Vietnam F&B Industry Report, hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này nhé.

Câu hỏi thường gặp về Vietnam F&B Industry Report

Ngành F&B là gì?

F&B là viết tắt của Food & Beverage, còn được gọi là ngành thực phẩm và đồ uống, trong đó bao gồm mọi hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan đến việc chế biến thực phẩm (tươi sống hoặc đã qua xử lý) và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *