9+ chiến lược SEO cho B2C hiệu quả nhất

SEO cho B2C đang ngày càng gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt do 3 yếu tố: các công ty cùng ngành, quảng cáo, và sự thay đổi thuật toán của công cụ tìm kiếm. Vì thế, bài viết này sẽ nêu ra 10 chiến lược SEO B2C hiệu quả nhất năm 2022 giúp bạn cải thiện thứ hạng trên Google.

SEO cho B2C | Ychoc.com

Vì sao các chiến lược SEO lại quan trọng đối với ngành B2C?

SEO là một quá trình tiếp thị trực tuyến, trong đó bạn tạo ra và sắp xếp nội dung trên trang web nhằm giúp website của mình được xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm như Google hay Bing.

Khác với quảng cáo trả tiền pay-per-click (PPC), SEO mang lại giá trị về lâu dài cho website bán hàng của bạn, thậm chí, bạn có thể tạm ngừng triển khai SEO trong một khoảng thời gian dài nhưng vẫn tạo ra được đơn hàng.

Chính vì thế, hoạt động SEO Marketing rất được các website cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ bán lẻ (tức B2C – Business To Customer) ưa chuộng sử dụng, bên cạnh việc triển khai quảng cáo trực tuyến.

SEO Marketing | Ychoc.com

Thế nhưng, bạn có biết rằng tính đến đầu năm 2022, số lượng website TMĐT và website cung cấp dịch vụ sàn TMĐT đã đăng ký tại Bộ Công Thương đạt gần 45.000 website?

Nếu tính cả những website đang hoạt động mà chưa được đăng ký, cùng với hàng ngàn website bán hàng mới được đăng ký mỗi ngày, số lượng website tại Việt Nam có thể lên đến hàng triệu.

Đây là điều khó khăn nhất đối với người làm Online Marketing, vì luôn phải tìm cách làm thế nào để website B2C của mình nổi bật giữa hàng triệu website bán hàng khác trên Internet.

Do đó, việc định hướng, lập kế hoạch và triển khai chiến lược SEO một cách hiệu quả nhất là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu dành cho các Marketer.

May mắn thay, một số chiến lược SEO cho ngành bán lẻ vẫn luôn mang lại hiệu quả vượt trội, và dưới đây là Top 10 chiến lược mà bạn có thể áp dụng ngay cho website của mình.

Top 10 chiến lược SEO cho B2C đơn giản mà hiệu quả nhất

Chiến lược #1: Lựa chọn đúng từ khóa

Một trong những chiến lược cơ bản nhất, nhưng luôn mang lại hiệu quả cho bất kỳ chiến dịch SEO nào.

Thế nhưng, có thể bạn không tin, tôi đã thấy rất nhiều website bán hàng thất bại trong việc lựa chọn từ khóa tốt nhất để bán hàng, vì đơn giản các doanh nghiệp B2C này không đặt mình vào cách suy nghĩ của khách hàng.

Một chiến lược SEO hiệu quả bắt đầu bằng việc bạn phân tích hành vi khách hàng, dự đoán mọi thứ về cách mà khách hàng sẽ ra quyết định mua hàng.

Hành vi khách hàng B2C | Ychoc.com

Căn cứ vào đó, bạn sẽ dự đoán ý định, mục đích, mối quan tâm của khách hàng (còn gọi là user intent) khi đặt ra một truy vấn trên công cụ tìm kiếm như Google, và tạo ra một nội dung chất lượng, dễ hiểu, giải quyết được vấn đề mà khách hàng đang phải đối mặt, và đương nhiên phải chứa cụm từ khóa mà khách hàng đã dùng để tìm kiếm.

Đó chính là cách để bạn xứng đáng nhận được những thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm – SERP.

Trong rất nhiều trường hợp, từ khóa mà khách hàng đang tìm kiếm không khớp chính xác với từ khóa mà bạn đang sử dụng cho bài viết của mình, nhưng điều đó hoàn toàn không sao.

Các công cụ tìm kiếm như Google hiện nay rất thông minh, và nó dư sức hiểu nội dung bạn đang cung cấp chính là thứ mà khách hàng đang tìm kiếm, và sẽ đưa bài viết đến vị trí mà khách hàng dễ thấy nhất.

Chiến lược #2: Khắc phục các lỗi SEO hiện tại

Bạn đã từng nghe về “SEO audit”?

Nói chuẩn xác, đây là hoạt động phân tích tình hình triển khai chiến dịch SEO trên website B2C của bạn trên phương diện kỹ thuật.

Bạn có biết, hiện nay có hơn 200 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng website của bạn trên Google SERP?

Chắc chắn, đây không phải là danh sách hoàn chỉnh, vì Google chưa bao giờ tiết lộ thuật toán mà họ sử dụng để xếp hạng.

Thuật toán Google | Ychoc.com

Thế nhưng, đối với những người làm Marketing cơ bản tại Việt Nam, danh sách đó đã khá đủ để chúng ta sử dụng, ít nhất là đến hết năm 2022 này.

Một điều khó khăn ở đây là làm thế nào để phân tích được 200 yếu tố này?

Rất may mắn, các công ty cung cấp dịch vụ Marketing lớn trên thế giới đã cung cấp các công cụ miễn phí giúp bạn có thể đánh giá nhanh chóng tình hình website của bạn dựa trên các yếu tố xếp hạng của Google.

Bản thân tôi thích sử dụng công cụ Ubersuggest của Neil Patel, hoặc bạn có thể sử dụng các công cụ khác như Ahref, SEMRush…

Trên lý thuyết, nhiệm vụ của bạn là khắc phục tất cả những điều còn thiếu sót, có khả năng gây ảnh hưởng đến xếp hạng website.

Mặc dù vậy, tôi cũng biết rằng có một số yếu tố rất khó để khắc phục, chẳng hạn bạn muốn tối ưu tốc độ tải trang, nhưng làm thế nào để bạn loại bỏ các javascript không cần dùng đến, hoặc làm thế nào để giảm anh hưởng mã của bên thứ ba?

SEO Audit | Ychoc.com

Do đó, trừ khi website của bạn có cấu trúc quá tệ, cần phải đập đi xây lại từ đầu, nếu không lời khuyên của tôi là bạn nên sắp xếp thứ tự ưu tiên khắc phục các lỗi SEO dễ và cơ bản nhất cho những trang quan trọng nhất, và khi có điều kiện về tài chính, bạn có thể xem xét việc khắc phục các lỗi khó hoặc xây dựng một website mới hoàn thiện hơn.

Chiến lược #3: Cập nhật lại những nội dung cũ

Đây là một trong các chiến lược Content Marketing tốt nhất nhưng thường bị bỏ qua nhất, đặc biệt đối với lĩnh vực B2C.

Các công ty B2C có xu hướng yêu cầu đội ngũ copywriter hoặc nhân viên Marketing xuất bản hàng loạt bài viết mới hàng ngày, hàng tuần.

Xuất bản nội dung mới | Ychoc.com

Một trong những lý do được các chủ doanh nghiệp đưa ra là dựa theo thuật toán Google Caffein ra mắt vào năm 2009, Google sẽ chậm cập nhật nội dung và lập chỉ mục (index) đối với những website hạn chế cung cấp nội dung mới cho người dùng.

Và rõ ràng, họ đã hiểu sai ý của Google, vì thuật toán này chỉ đề cập đến cách mà nội dung được index, chứ không phải cách mà Google xếp hạng website đó.

Lập chỉ mục và xếp hạng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, trong đó, việc lập chỉ mục ám chỉ thời điểm Google ghi nhận nội dung của bạn cung cấp và thêm nó vào dữ liệu của Google, còn xếp hạng là kết quả của một loạt các công thức phức tạp để đánh giá một website có xứng đáng được ưu tiên hiển thị cho người dùng hay không.

Do đó, việc xuất bản nội dung hàng loạt không hề giúp một website có được thứ hạng cao, mà nó chỉ là dấu hiệu giúp Google nhận biết rằng website liên tục có những nội dung cần đưa vào cơ sở dữ liệu.

Vậy làm thế nào để có thể cải thiện thứ hạng trên trang tìm kiếm?

Câu trả lời là: Hãy cung cấp nội dung thực sự chất lượng cho người dùng.

Và một trong những cách để bạn có nội dung chất lượng, chính là cải thiện lại các bài viết mà bạn đã từng xuất bản trong quá khứ.

Cập nhật nội dung cũ | Ychoc.com

Một bài viết đã trải qua quá trình đánh giá của Google cũng như từ người dùng, chắc chắn sẽ dễ dàng được xếp hạng cao hơn so với một bài viết mới hoàn toàn.

Bạn cần cập nhật lại mọi thứ, từ tiêu đề bài viết, thẻ mô tả, loại bỏ những thông tin lỗi thời, bổ sung các nội dung mới, chèn thêm hình ảnh, infographic, video clip… và tin tôi đi, bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt về thứ hạng cũng như lượng truy cập website.

Chiến lược #4: Mượn ý tưởng từ đối thủ cạnh tranh

Nếu bạn không biết mình cần phải viết về nội dung nào tiếp theo, cách tốt nhất là theo dõi các đối thủ cạnh tranh và học theo chiến lược mà họ đang triển khai.

Nghe quen đúng không?

Trong Marketing, đây gọi là chiến lược bắt chước đối thủ cạnh tranh, trong đó, bạn sẽ thực hiện lại những hoạt động của đối thủ nhằm đạt được những thành công mà đối thủ đã có.

Ví dụ, giả sử tôi đang cung cấp khóa học SEO cho người mới bắt đầu, và tôi đang bí ý tưởng làm thế nào để tạo ra những nội dung để thu hút người đọc.

Tôi sẽ tìm kiếm với cụm từ “khóa học SEO”, và xem đâu là những đối thủ cạnh tranh chính của mình trong ngành này, từ đó, sao chép những nội dung mà đối thủ đang thu hút người xem nhất.

Chiến lược sao chép đối thủ cạnh tranh | Ychoc.com

Nhưng, một điều cần lưu ý đối với chiến lược này, chính là bạn cần phải làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh thông qua việc khắc phục các lỗi mà đối thủ đã từng mắc phải, đồng thời bổ sung thêm những giá trị hữu ích cho người đọc.

Bên cạnh đó, chiến lược này sẽ giúp bạn trong ngắn hạn, khi mà bạn đang gặp những trở ngại về việc xây dựng những nội dung mới cho website của mình.

Nhưng về dài hạn, bạn sẽ thấy rằng mình luôn đi sau đối thủ cạnh tranh, và chưa chắc những nội dung mà bạn tạo ra sẽ đánh bại được đối thủ.

Như giáo sư Michael Porter đã từng nói:

“Cạnh tranh là làm điều độc đáo, khác biệt. Bạn có thể kiếm tiền bằng cách bắt chước nhưng như thế không lâu dài được vì sớm muộn bạn cũng sẽ bị bắt chước. Khi mọi người đều cùng làm một thứ thì không ai thắng cả.”

Vậy trong SEO, làm thế nào để bạn có thể bắt chước đối thủ?

Dưới đây là 3 bước giúp bạn thực hiện dễ dàng chiến lược này:

  • Bước 1: Xác định những đối thủ cạnh tranh chính của bạn
  • Bước 2: Xác định những trang web hàng đầu của đối thủ
  • Bước 3: Lấy ý tưởng về nội dung trên những trang web đó, và cải tiến lại thành nội dung của bạn.

Chiến lược #5: Tạo các bài viết chuyên sâu

Nếu đang tham gia vào một ngành bán lẻ có mức độ cạnh tranh cao, bạn sẽ không khó để bắt gặp hàng trăm bài viết có nội dung na ná như nhau.

Ví dụ, nếu bạn đang bán một loại kem trị sẹo thương hiệu ABC nào đó, và xếp hạng cao với từ khóa “kem trị sẹo” là điều bạn đang nhắm đến, vậy làm thế nào để bạn nổi bật giữa hàng trăm bài viết như vậy?

Một trong các giải pháp cho bạn chính là hãy viết về chủ đề đó chuyên sâu hơn các đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược SEO B2C: Nội dung chuyên sâu | Ychoc.com

Đối thủ của bạn đã liệt kê 8 – 10 loại kem trị sẹo tốt nhất, thành phần, hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản? Vậy thì bạn có thể bổ sung thêm những điều nên tránh khi sử dụng kem trị sẹo, hướng dẫn chi tiết từng bước một bằng hình ảnh hoặc video clip, những loại thực phẩm nào nên sử dụng kèm theo để tăng hiệu quả của kem trị sẹo…

Tôi không rành lắm về mỹ phẩm, nhưng bạn hiểu được ý của tôi rồi phải không?

Bằng cách tạo ra một bài viết chi tiết, chuyên sâu hơn đối thủ cạnh tranh, mang lại các giá trị thiết thực cho khách hàng, bạn đã ra được một nội dung thực sự chất lượng giúp cải thiện được thứ hạng website.

Chiến lược #6: Sử dụng các từ khóa dài

Nếu bạn có một website B2C hoàn toàn mới, bạn nên tạo ra những bài viết sử dụng long-tail keywords (từ khóa đuôi dài) để được nhanh chóng xếp hạng và có những lượt truy cập đầu tiên.

Chẳng hạn, thay vì tìm cách xếp hạng cao với từ khóa “kem trị sẹo”, do đó, tôi sẽ chuyển hướng sang những cụm từ khóa dài hơn như “review kem trị sẹo lồi”, “thuốc trị sẹo vết thương hở” hoặc “kem trị sẹo sau phẫu thuật tốt nhất”.

Chiến lược B2C SEO: Xếp hạng từ khóa dài | Ychoc.com

Tôi đồng ý với bạn rằng những cụm từ khóa ngắn có số lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng cao hơn gấp nhiều lần so với các từ khóa đuôi dài, do đó không có gì khó hiểu khi bạn muốn nhanh chóng có lượng truy cập khổng lồ từ những từ khóa ngắn.

Nhưng bạn cần biết rằng để được xếp hạng đối với những cụm từ khóa ngắn là điều rất khó, đặc biệt là đối với những ngành B2C có mức độ nếu website của bạn chưa tạo được niềm tin đối với Google.

Chính vì thế, thay vì tham gia cuộc chạy đua với các gã khổng lồ trong ngành để được xếp hạng đối với từ khóa ngắn, hãy lựa chọn một cuộc đua vừa sức với bạn hơn, đó là xếp hạng cao với những cụm từ khóa dài.

Đây là một trong những cơ sở để bạn tạo được niềm với Google, từ đó có thể tham gia cạnh tranh xếp hạng với các cụm từ khóa ngắn trong tương lai.

Một trong những điều khó khăn nhất đối với những website bán lẻ B2C mới tại Việt Nam chính là làm thế nào để xây dựng được những liên kết ngược chất lượng cho website của mình.

Ai cũng biết rằng liên kết ngược (backlink hay inbound link) là một trong những yếu tố SEO quan trọng nhất để được xếp hạng cao trên Google.

Chiến lược SEO Marketing cho B2C: Xây dựng liên kết ngược | Ychoc.com

Nhưng hiện nay, số lượng kênh truyền thông tại Việt Nam có thể giúp bạn xây dựng backlink thực sự bị giới hạn rất nhiều.

Có bao nhiêu diễn đàn mà bạn có thể đăng bài viết chất lượng? Tôi cá số lượng chỉ trên đầu ngón tay, còn lại chỉ toàn là các diễn đàn spam kém chất lượng.

Vậy bạn có nên dành thời gian để xây dựng một chiến lược link building?

Có, và đó là điều bắt buộc bạn phải làm nếu muốn phát triển về lâu dài.

Và thực sự, vẫn có cách để bạn có thể triển khai chiến lược xây dựng liên kết ngược chất lượng cho một website B2C tại Việt Nam, chẳng hạn như:

  • Đăng bài viết PR trên báo chí
  • Lựa chọn các diễn đàn chất lượng có liên quan đến sản phẩm dịch vụ của bạn
  • Viết guest post cho các website khác tại Việt Nam và trên thế giới
  • ……

Chiến lược #8: Phát triển kênh video

Thời gian là vàng bạc, và không phải người dùng Internet nào cũng đủ kiên nhẫn để đọc một bài viết dài 3000 chữ.

Chính vì thế ngày nay, việc tạo ra những nội dung bằng video là một xu hướng phát triển tất yếu nhằm đáp ứng thị hiếu của khách hàng.

Đặc biệt, đối với lĩnh vực B2C, việc tạo ra một kênh video có ý nghĩa rất quan trọng.

Chiến lược B2C SEO Marketing: Phát triển video | Ychoc.com

Khách hàng muốn biết trên thực tế, những nội dung bạn nói có chính xác hay không, do đó, một video giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ, trong đó làm rõ các chức năng, lợi ích, và vai trò của nó đối với khách hàng sẽ rất dễ thu hút sự chú ý.

Vậy chiến lược SEO thông qua việc phát triển kênh video được thực hiện như thế nào?

  • Bước 1: Lựa chọn những nội dung trên website của bạn được khách hàng quan tâm nhất để làm video
  • Bước 2: Lọc ra những phần cốt lõi trong nội dung đó để viết một kịch bản video trong khoảng 10 – 20 phút (đối với Youtube) hoặc 1 – 2 phút (đối với Tiktok hay Youtube Short)
  • Bước 3: Quay video
  • Bước 4: Đăng tải video lên trang web của bạn, và chia sẻ nó đến cộng đồng mạng xã hội.

Chiến lược #9: Sử dụng các lược đồ đánh dấu – Schema markup

Đây là một trong những chiến lược SEO nâng cao, vì nó đòi hỏi bạn cần có kiến thức một chút về lập trình.

Lược đồ đánh dấu giúp Google dễ dàng phân loại nội dung mà bạn đang đề cập trên website, do đó nó sẽ giúp lọc nội dung của bạn tốt hơn, đồng thời kết quả hiển thị trên Google sẽ trở nên bắt mắt hơn đối với người dùng.

Chiến lược SEO nâng cao: Sử dụng Schema Markup | Ychoc.com

Có rất nhiều loại lược đồ đánh dấu, và để giúp bạn dễ dàng trong việc thêm lược đồ đánh dấu vào bài viết, Google đã tạo ra một công cụ có tên là Markup Helper, hay còn gọi là Trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (bạn có thể xem chi tiết về công cụ này tại đây).

Với việc sử dụng lược đồ Schema, bạn sẽ tạo ra được sự khác biệt trong nội dung của mình so với đối thủ cạnh tranh, và nó thực sự giúp bạn có được những thứ hạng tốt hơn so với khi không áp dụng.

5/5 (1 Review)

Vũ Đăng Chung

Xin chào, tôi là một freelancer chuyên về SEO Marketing. Tôi đã dành 4 năm để làm công việc Digital Marketing và viết Content tại các công ty thuộc nhiều lĩnh vực như làm đẹp & thẩm mỹ, thiết bị công nghiệp, thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến... trước khi chuyển sang làm SEO full-stack từ năm 2016. Cần liên hệ tôi? Vui lòng gửi yêu cầu đến địa chỉ email: chung250190@gmail.com