[PDF] Free Download Vietnam FMCG Market Report Q2/2022: Báo cáo thị trường FMCG tại Việt Nam của Kantar

Free download tài liệu Vietnam FMCG Market Report mới nhất 2022 (Quý 2) của Kantar, và các báo cáo khác về tình hình thị trường Nhóm hàng tiêu dùng nhanh từ năm 2021 đến nay.

Hàng năm, công ty nghiên cứu thị trường Kantar đều xuất bản ba báo cáo về thị trường FMCG của Việt Nam, bao gồm báo cáo tình hình Quý 1, Quý 2 và báo cáo tổng hợp cả năm, được đặt tên là FCMG Monitor Report.

Hiện nay, báo cáo mới nhất về thị trường FMCG tại Việt Nam là báo cáo Q2/2022, do Peter Christou, Tổng giám đốc chi nhánh của Worldpanel Việt Nam đăng tải trên trang Kantarworldpanel.com.

Để giúp những người làm Marketing cho ngành hàng tiêu dùng nhanh dễ dàng tìm kiếm số liệu thống kê về thị trường, dưới đây, tôi đã tổng hợp những số liệu quan trọng nhất về ngành FMCG Việt Nam trong năm 2022, kèm theo đó là link tải miễn phí tài liệu gốc do Kantar xuất bản.

Vietnam FMCG Market Report Q2/2022 có những thông tin gì?

Báo cáo thị trường FMCG Việt Nam Quý 2/2022 được tóm tắt bởi năm điều sau:

  • GDP có sự tăng trưởng trong Q2/2022, nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng đã tăng hơn 2%.
  • Chi tiêu nội địa cho hàng tiêu dùng có sự gia tăng trong Q2/2022 do sự tăng giá của các mặt hàng.
  • Tiêu thụ nội địa của các mặt hàng thức uống giải khát đã phục hồi đáng kể trong Q2/2022.
  • Các kênh bán hàng mới nổi như online và siêu thị mini tiếp tục khẳng định vị thế vững chắc ở cả khu vực thành thị và nông thôn trong Q2/2022.
  • Doanh số từ mặt hàng thực phẩm tươi sống cao gấp 3 lần doanh số của thị trường FMCG.

Những ai có thể sử dụng báo cáo của Kantar về thị trường FMCG Việt Nam?

  • Quản lý cấp cao của các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối và kinh doanh hàng tiêu dùng nhanh.
  • Bộ phận Marketing trong công ty.
  • Các blog, tạp chí trực tuyến về lĩnh vực Marketing, Kinh doanh và Tiếp thị trực tuyến.
  • Nghiên cứu sinh, học sinh, sinh viên chuyên ngành Marketing, quản trị kinh doanh, thương mại du lịch, khoa học xã hội cần tài liệu để làm tiểu luận, thuyết trình, báo cáo tốt nghiệp.
  • Các giáo viên, giảng viên chuyên ngành khoa học xã hội & Marketing cần tài liệu giảng dạy.

Đánh giá chung về kinh tế Việt Nam

Về các chỉ số kinh tế cơ bản

Dưới đây là bảng thống kê về tỷ lệ phần trăm mức độ thay đổi GDP của Việt Nam so với cùng kỳ năm trước kể từ năm 2021 đến nay:

Tỷ lệ thay đổi về GDP Việt Nam so với cùng kỳ năm trước, tính từ năm 2021 đến Quý 2/2022 (Nguồn: Kantar)
Giai đoạn% thay đổi
Quý 1/2021 so với Quý 1/20204.5%
Quý 2/2021 so với Quý 2/20206.6%
Quý 3/2021 so với Quý 3/2020-6.2%
Quý 4/2021 so với Quý 4/20205.2%
Quý 1/2022 so với Quý 1/20215%
Quý 2/2022 so với Quý 2/20217.7%
Biểu đồ thống kê sự thay đổi về GDP của Việt Nam so với cùng kỳ năm trước, kể từ Quý 1/2021 đến Quý 2/2022 (Nguồn: Vietnam FMCG Monitor 2022, @Kantar)
Biểu đồ thống kê sự thay đổi về GDP của Việt Nam so với cùng kỳ năm trước, kể từ Quý 1/2021 đến Quý 2/2022 (Nguồn: Vietnam FMCG Monitor 2022, @Kantar)

Như vậy, so với cùng thời điểm của năm ngoái, GDP Việt Nam đã tăng mạnh trong Quý 2 năm 2022, cho thấy một tín hiệu tích cực về sự phục hồi của nền kinh tế.

Sự tăng trưởng đó có thể nhìn thấy rõ ràng trong bảng thống kê về tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm dưới đây:

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam kể từ năm 2019 đến nay
Giai đoạnTốc độ tăng trưởng GDP
Năm 20197%
Năm 20202.9%
Năm 20212.6%
Năm 2022 (tính đến hết Quý 2)5.3%
Năm 2022 (dự báo của Worldbank tháng 8)7.5%

Điều này cũng đánh dấu sự hồi phục trở lại của nền kinh tế Việt Nam, sau 2 năm bị kiềm hãm đà tăng trưởng bởi dịch bệnh.

Mặc dù vậy, ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng gây tác động tiêu cực đến chi phí sinh hoạt của người dân Việt Nam, thể hiện qua việc chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng đã tăng 2.1% trong Quý 2/2022, tạo ra những thách thức mới đối với nền kinh tế trong những tháng tiếp theo.

Biểu đồ thống kê sự thay đổi về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam theo Quý kể từ Q1/2021 đến Q2/2022 (Nguồn: Vietnam FMCG Market Report 2022, @Kantar)
Biểu đồ thống kê sự thay đổi về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam theo Quý kể từ Q1/2021 đến Q2/2022 (Nguồn: Vietnam FMCG Market Report 2022, @Kantar)

Trong số các nhóm ngành kinh doanh trên thị trường, thì thực phẩm là nhóm ngành hàng có sự tăng trưởng mạnh nhất ở Quý 2/2022, cao hơn 6.5% so với cùng thời điểm năm 2021.

So sánh tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành hàng FMCG của Việt Nam giữa Q2/2022 và Q2/2021
So sánh tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành hàng FMCG của Việt Nam giữa Q2/2022 và Q2/2021

Về quan điểm của người tiêu dùng

Nhìn chung, với việc khống chế thành công dịch Covid-19, người tiêu dùng Việt Nam đã có niềm tin vào triển vọng phục hồi của nền kinh tế cũng như lạc quan hơn về sức mua trong tương lai.

Cụ thể, theo khảo sát do Worldpanel Việt Nam thực hiện tại Quý 2/2022 với các hộ gia đình tại 4 thành phố lớn của Việt Nam, bao gồm TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ, có đến 86% số người được hỏi đã đồng ý rằng tình hình kinh tế Việt Nam trong 12 tháng tới sẽ được giữ ổn định hoặc khả quan hơn thời điểm hiện tại.

Biểu đồ thống kê mức độ lạc quan của người dân về tình hình kinh tế Việt Nam từ Q4/2019 đến Q2/2022 (Nguồn: Vietnam FMCG Monitor Q2/2022, @Kantar)
Biểu đồ thống kê mức độ lạc quan của người dân về tình hình kinh tế Việt Nam từ Q4/2019 đến Q2/2022 (Nguồn: Vietnam FMCG Monitor Q2/2022, @Kantar)

Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với thời điểm bùng phát dịch Covid-19 tại Việt Nam hồi Q1/2020 (42%) và đợt dịch thứ 4 hồi Q2/2021 (60%), và cũng là mức cao nhất kể từ Q4/2019.

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có cái nhìn rất tích cực về tình hình tài chính của bản thân và gia đình trong vòng 1 năm tiếp theo, bởi chỉ có 3% số người được khảo sát cho biết họ sẽ gặp khó khăn nhiều hơn về vấn đề tài chính, trong khi 59% người dân nói rằng họ sẽ có mức thu nhập tốt hơn.

Khảo sát về mức độ lạc quan của người tiêu dùng trong Q2/2022 về tình hình tài chính của gia đình trong 12 tháng tiếp theo (Nguồn: Vietnam FMCG Monitor Q2/2022, @Kantar)
Khảo sát về mức độ lạc quan của người tiêu dùng trong Q2/2022 về tình hình tài chính của gia đình trong 12 tháng tiếp theo (Nguồn: Vietnam FMCG Monitor Q2/2022, @Kantar)

Tuy nhiên, vẫn có nhiều vấn đề khiến người tiêu dùng Việt Nam lo ngại, trong đó, ba mối quan tâm lớn nhất đối với họ bao gồm: chi phí xăng xe, chi phí ăn uống, cũng như sự gia tăng về chi phí sinh hoạt.

Các lo ngại lớn nhất đối với người tiêu dùng Việt Nam trong Q2/2022 (Nguồn: Vietnam FMCG Report Q2/2022, @Kantar)
Các lo ngại lớn nhất đối với người tiêu dùng Việt Nam trong Q2/2022 (Nguồn: Vietnam FMCG Report Q2/2022, @Kantar)

Về lạm phát

Tỷ lệ lạm phát trong Q2/2022 đang ở mức cao nhất (khoảng 7%) khiến cho người mua phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong quyết định mua hàng của mình.

Tỷ lệ lạm phát đang ở mức cao nhất trong Quý 2/2022 (khoảng 7%)
Tỷ lệ lạm phát đang ở mức cao nhất trong Quý 2/2022 (khoảng 7%)

Vietnam FMCG Monitor Q2/2022: Đánh giá chi tiết về thị trường FMCG Việt Nam trong Quý 2

Bằng chứng cho thấy ngành FMCG đang khó khăn về việc phát triển thị trường

Nhìn chung, chi tiêu cho ngành hàng FMCG có sự gia tăng trong Q2/2022, tuy nhiên, đây chưa hẳn là điều tốt, bởi nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng giá của các loại hàng hóa, trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa vẫn đang duy trì ở mức thấp.

Chi tiêu trong Q2/2022 đối với các sản phẩm FMCG tăng chủ yếu là do giá cả hàng hóa tăng
Chi tiêu trong Q2/2022 đối với các sản phẩm FMCG tăng chủ yếu là do giá cả hàng hóa tăng

Cụ thể, tại khu vực thành thị, giá cả hàng hóa đã tăng 6.6%, khiến cho chi tiêu cho các mặt hàng FMCG đã tăng lên 4.6% trong khi mức độ tiêu thụ giảm xuống 1.5%.

Trong khi đó, tại khu vực nông thông, chi tiêu cho các sản phẩm tiêu dùng nhanh đã tăng 10.9%, đa phần là do giá bán của các mặt hàng tăng lên đến 8.5%, trong khi nhu cầu chỉ tăng lên một chút (2.8%).

Bảng thống kê tại khu vực thành thị dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này theo từng nhóm sản phẩm FMCG cụ thể.

Mức độ thay đổi của Q2/2022 so với Q1/2022 ở khu vực thành thị
Nhóm sản phẩm% giá trị% lượng tiêu thụ% giá bán trung bình
FMCG (chung)5%-2%7%
Sản phẩm từ sữa-1%-4%4%
Đồ uống8%3%5%
Thực phẩm đóng hộp3%-8%13%
Chăm sóc cá nhân9%5%4%
Chăm sóc gia đình9%3%6%

Như bạn có thể thấy, ngoại trừ các sản phẩm chăm sóc cá nhân cho thấy phần trăm tỷ lệ khối lượng tiêu thụ tăng cao hơn một chút so với phần trăm mức giá bán trung bình, còn lại hầu như các sản phẩm đều có sự tăng giá mạnh trong khi nhu cầu tăng rất ít hoặc thậm chí là giảm.

Tỷ lệ thay đổi tại khu vực thành thị trong Q2/2022 so với Q2/2021
Tỷ lệ thay đổi tại khu vực thành thị trong Q2/2022 so với Q2/2021

Một xu hướng tương tự cũng đang diễn ra đối với ngành FMCG tại khu vực nông thôn, đặc biệt là các sản phẩm thuộc loại thực phẩm đóng hộp và chăm sóc cá nhân, như bạn có thể quan sát trong bảng dưới đây:

Mức độ thay đổi của Q2/2022 so với Q1/2022 ở khu vực nông thôn
Nhóm sản phẩm% giá trị% lượng tiêu thụ% giá bán trung bình
FMCG (chung)10.9%3%9%
Sản phẩm từ sữa13.1%8%5%
Đồ uống6.3%1%5%
Thực phẩm đóng hộp13.9%0%15%
Chăm sóc cá nhân6.7%0%7%
Chăm sóc gia đình13.7%5%9%

Điểm sáng duy nhất của ngành hàng FMCG tại khu vực nông thôn chính là nhóm các sản phẩm từ sữa, bởi phần trăm về khối lượng tiêu thụ tăng lên cao hơn đáng kể so với sự tăng giá.

Nói cách khác, tại các vùng nông thôn, chỉ có mặt hàng sữa mới cho thấy dấu hiệu của sự phát triển tích cực, trong khi đó, hầu hết các sản phẩm FMCG khác đều đang có vấn đề về việc tăng trưởng.

Tỷ lệ thay đổi tại khu vực nông thôn trong Q2/2022 so với Q2/2021
Tỷ lệ thay đổi tại khu vực nông thôn trong Q2/2022 so với Q2/2021

Nói chung, ngành hàng FMCG đang gặp khó khăn trong việc phát triển thị trường, dù đã có sự bứt tốc mạnh mẽ trong giai đoạn trước đó, khi dịch Covid-19 đang hoành hành.

Sự phục hồi mạnh mẽ của Thức uống giải khát

Mặc dù về tổng thể, ngành hàng tiêu dùng nhanh đang có một giai đoạn khó khăn do tác động của dịch Covid-19, tuy nhiên, có một nhóm sản phẩm FMCG đang cho thấy sự phục hồi rõ rệt ở cả khu vực thành thị và nông thôn, chính là nhóm Đồ uống giải khát.

Biểu đồ về sự thay đổi mức chi tiêu cho thức uống giải khát trong vòng 2 năm (từ Q3/2020 đến Q2/2022) (Nguồn: Kantar)
Biểu đồ về sự thay đổi mức chi tiêu cho thức uống giải khát trong vòng 2 năm (từ Q3/2020 đến Q2/2022) (Nguồn: Kantar)

Đồ uống giải khát được nói đến ở đây bao gồm các sản phẩm:

  • Nước uống đóng chai
  • Nước uống có gas
  • Nước tăng lực
  • Nước ép
  • Trà túi lọc
  • Trà đóng chai

So với thời điểm trước dịch Covid-19, nhóm Đồ uống giải khát đã tăng trưởng đến 30% về tổng giá trị đối với khu vực thành thị, và 24% ở khu vực nông thôn.

Tỷ lệ tăng trưởng đáng kinh ngạc của nhóm Đồ uống giải khát trong Q2/2022 so với thời điểm trước dịch Covid
Tỷ lệ tăng trưởng đáng kinh ngạc của nhóm Đồ uống giải khát trong Q2/2022 so với thời điểm trước dịch Covid

Trong số đó, các loại nước ép, trà đóng chai và nước tăng lực là những mặt hàng đang hoạt động hiệu quả nhất kể từ năm 2019 đến thời điểm Q2/2022.

Tổng quan mảng bán lẻ FMCG

Dưới đây, tôi đã tổng hợp hiệu suất bán lẻ các sản phẩm FMCG theo từng kênh bán hàng trong Q2/2022 so với Q2/2021:

Phần trăm thay đổi lượng tiêu thụ nội địa của ngành hàng FMCG qua các kênh bán hàng trong Q2/2022 so với cùng kỳ năm trước 
Khu vựcThành thịNông thôn
Cửa hàng tạp hóa4%7%
Siêu thị & Đại siêu thị-3%49%
Siêu thị mini21%16%
Chợ truyền thống-12%-1%
Online24%26%
Cửa hàng chuyên doanh-14%38%

Như bạn có thể thấy, các kênh bán hàng hiện đại tại Việt Nam gồm bán lẻ trực tuyến và siêu thị mini tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong Q2/2022, trong đó doanh số từ các kênh Online tăng đến 24% ở khu vực thành thị và 26% ở khu vực nông thôn, trong khi với kênh siêu thị mini, con số này lần lượt là 21% ở thành thị và 16% ở nông thôn.

Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng gia tăng lượng người dùng Internet tại Việt Nam mà tôi đã đề cập trong báo cáo thị trường Digital 2022 tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, đang có sự trái ngược về sự phát triển của ngành hàng FMCG ở khu vực thành thị và nông thôn, khi mà doanh số bán các sản phẩm tiêu dùng nhanh từ những mô hình kinh doanh cồng kềnh như Siêu thị/Đại siêu thị hoặc các cửa hàng chuyên danh đang suy giảm ở thành thị, nhưng lại tăng trưởng mạnh mẽ ở khu vực nông thôn.

Ngoài ra, các cửa hàng tạp hóa truyền thống vẫn đang chiếm ưu thế lớn nhất trên thị trường với thị phần 53% tại thành thị và 75% tại nông thôn.

Mặc dù bị cạnh tranh gay gắt từ các kênh bán hàng hiện đại, nhưng rõ ràng doanh thu ngành FMCG từ các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ vẫn đang phát triển dù với tốc độ khá chậm (từ 4-7%).

Do đó, đây vẫn sẽ là một trong những kênh bán hàng quan trọng nhất đối với ngành hàng FMCG.

Download báo cáo ngành FMCG tại Việt Nam

Download Vietnam FMCG Market Report Q2/2022

Download Vietnam FMCG Report Q1/2022

Tải miễn phí tài liệu của Kantar – Báo cáo FMCG Việt Nam 2021 (Full)

Tóm lại về Vietnam FMCG Market Report

Như vậy, bạn đã nắm được các thông tin mới nhất về thị trường FMCG tại Việt Nam, cũng như có các tùy chọn để xem trực tuyến hoặc download báo cáo ngành FMCG Việt Nam do Kantar xuất bản từ năm 2021 đến nay.

Nếu có thể, hãy dành thêm chút thời gian để xem qua một số câu hỏi thường gặp có liên quan đến báo cáo thị trường FMCG tại Việt Nam, hoặc để lại ý kiến của bạn dưới bài viết này nhé.

Câu hỏi thường gặp về Báo cáo thị trường FMCG tại Việt Nam

Vietnam FMCG Market Report là gì?

Vietnam FMCG Market Report là bản báo cáo về tình hình thị trường ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam, dựa trên các số liệu được thu thập, tổng hợp và phân tích bởi các công ty nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước.

Vietnam FMCG Monitor là gì?

Vietnam FMCG Monitor là một loại tài liệu báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường FMCG tại Việt Nam do Kantar Worldpanel chi nhánh Việt Nam xuất bản và được đăng tải trên website Kantarworldpanel.com.

Trong tài liệu này, bạn thường gặp các thông tin về:

  • Phân tích tổng quan kinh tế Việt Nam qua một số chỉ báo quan trọng (VD: tỷ lệ lạm phát, GDP, chỉ số giá tiêu dùng…).
  • Phân tích các khía cạnh khác nhau của thị trường FMCG, từ tổng quan thị trường đến tình hình phát triển của các kênh bán hàng.
  • Kết quả khảo sát ý kiến của người tiêu dùng FMCG tại các thành phố lớn ở Việt Nam.
  • Các biểu đồ, số liệu thống kê chứng minh.

Kantar Worldpanel là gì?

Kantar Worldpanel là công ty có trụ sở tại Anh, là công ty con của Worldpanel chuyên hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, cũng như cung cấp các giải pháp Marketing toàn diện giúp các thương hiệu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh và Marketing của mình.

FMCG là gì?

FMCG là viết tắt của cụm từ Fast Moving Consumer Goods, còn gọi là ngành hàng tiêu dùng nhanh, nhằm ám chỉ các mặt hàng được bán nhanh chóng với chi phí thấp, chẳng hạn như các loại thực phẩm đóng hộp, đồ uống, đồ dùng vệ sinh cá nhân, các loại thuốc không kê đơn…

5/5 (1 Review)

Vũ Đăng Chung

Xin chào, tôi là một freelancer chuyên về SEO Marketing. Tôi đã dành 4 năm để làm công việc Digital Marketing và viết Content tại các công ty thuộc nhiều lĩnh vực như làm đẹp & thẩm mỹ, thiết bị công nghiệp, thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến... trước khi chuyển sang làm SEO full-stack từ năm 2016. Cần liên hệ tôi? Vui lòng gửi yêu cầu đến địa chỉ email: chung250190@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *