Hướng dẫn xây dựng chiến lược SEO hoàn chỉnh cho B2B

SEO cho B2B là một trong những hoạt động Online Marketing được quan tâm nhiều nhất trong thời gian gần đây. Trong tài liệu này, bạn sẽ được hướng dẫn một cách chi tiết và chính xác cách triển khai một chiến lược SEO B2B hoàn chỉnh nhất 2022 là như thế nào.

SEO cho B2B Marketing: Hướng dẫn hoàn chỉnh nhất 2022 | Ychoc.com

Bản thân tôi đã từng áp dụng phương pháp SEO này cho website của một khách hàng làm trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị công nghiệp, và hiệu quả được cải thiện rõ rệt với lượng số lượng truy cập website tăng gần 2 lần sau 3 tháng triển khai chiến lược B2B SEO (theo thống kê của Google Search Console).

Ychoc - Organic traffic | Lưu lượng truy cập hữu cơ từ Google

OK, cùng bắt đầu nào.

SEO B2B là gì?

SEO B2B là một hoạt động Online Marketing giúp các website đang có nhu cầu bán hàng cho doanh nghiệp (Business-To-Business) được xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yandex…

Tuy nhiên, khác với SEO cho ngành bán lẻ (B2C, hay Business-To-Customer), hoạt động B2B SEO có thiên hướng nhắm đến nhóm đối tượng là những người ra quyết định mua hàng trong công ty, thay vì chỉ tập trung vào một người mua đơn lẻ duy nhất.

SEO Marketing thường được áp dụng cho những ngành

Xem thêm:

  • Hướng dẫn chi tiết triển khai chiến dịch SEO B2B cho website

So sánh giữa B2B SEO và B2C SEO

Xét về các tiêu chí đánh giá xếp hạng, thì SEO cho ngành B2B hoàn toàn giống với SEO cho ngành B2C.

Lý do là vì Google hoàn toàn không có khái niệm phân biệt đâu là hoạt động bán hàng cho doanh nghiệp, và đâu là hoạt động bán lẻ.

Nói cách khác, Google hoàn toàn không có một thuật toán xếp hạng nào gọi là “thuật toán B2B” hay “thuật toán B2C”, hoặc bất kỳ một sự ưu tiên nào dành riêng cho ngành B2B để tạo ra sự khác biệt trong cách xếp hạng.

Chính vì thế, những phương pháp SEO hay nhất áp dụng cho mảng bán lẻ cũng có thể áp dụng cho mảng bán hàng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu xét về bản chất, thì SEO cho lĩnh vực B2B thực sự rất khác so với lĩnh vực B2C. Vì sao?

Đó là do sự khác biệt trong hành vi mua sắm giữa khách hàng B2B và khách hàng B2C.

Thông thường, khách hàng B2C khi ra quyết định mua sắm một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó chỉ cần tham khảo một vài thông tin trên Internet, cân nhắc thêm một chút về giá cả là đã có thể ra quyết định mua hàng.

Đó cũng thường là một tập khách hàng rất rộng có chung những đặc điểm về nhân khẩu học, ví dụ như “sinh viên vừa tốt nghiệp trường đại học”, hoặc “những người đang muốn tìm việc làm”

Trong khi đó, hành vi mua sắm của khách hàng B2B lại rất khác, với sự tham gia của nhiều nhóm đối tượng, cũng như trải qua một giai đoạn rất dài để xem xét cân nhắc trước khi ra quyết định mua hàng.

Tôi đã có đề cập chi tiết về quá trình ra quyết định mua hàng của một doanh nghiệp hoặc tổ chức trong tài liệu PDF có tên là: “Chiến Lược Marketing B2B Hiện Đại – B2B Digital Marketing Strategy“, bạn có thể click vào đây để download tài liệu PDF này.

Đối tượng SEO B2B mà bạn nhắm đến cũng rất hẹp, có thể là giám đốc điều hành, nhân viên phòng thu mua, hoặc cũng có thể là công ty nhỏ cần tìm dịch vụ kế toán.

Chính vì thế, bạn sẽ thấy một nghịch lý là khi làm SEO nhắm đến nhóm khách hàng B2C, bạn sẽ tìm kiếm những từ khóa có lượng truy cập trung bình hàng tháng lớn, ví dụ vài ngàn lượt hoặc thậm chí vài chục ngàn lượt tìm kiếm.

Trong khi đó, những từ khóa được lựa chọn cho chiến lược SEO B2B thường chỉ có vài chục lượt tìm kiếm hàng tháng (đôi khi lượng tìm kiếm chỉ có từ 10 đến 50 lượt mỗi tháng – một con số cực kỳ khiêm tốn).

Kênh truyền thông mà bạn lựa chọn để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho phần nội dung tiếp thị cũng rất khác giữa ngành bán lẻ và bán hàng cho doanh nghiệp.

Đối với ngành bán lẻ, việc tạo ra một video ngắn trên Tiktok là một ý tưởng có tính xu hướng, được nhiều doanh nghiệp B2C lựa chọn để quảng bá sản phẩm dịch vụ.

Nhưng hãy nghĩ xem bạn sẽ làm gì trên Tiktok với một hệ thống dây chuyền chế biến ướt cà phê trị giá hàng chục tỷ đồng?

Thay vào đó, việc truyền tải thông điệp đến khách hàng thông qua hệ thống tin nhắn InMail trên Linkedin hoặc gửi email marketing lại là những lựa chọn tối ưu cho hoạt động bán hàng doanh nghiệp.

Dưới đây, tôi sẽ đưa ra các bước cụ thể để bạn xây dựng một chiến lược B2B SEO chi tiết nhất.

Các bước xây dựng chiến lược SEO hiệu quả cho ngành công nghiệp B2B

Bước #1: Xây dựng chân dung & hành vi khách hàng B2B mà bạn đang nhắm tới

Chân dung khách hàng (Customer Profiles) và hành vi khách hàng (Customer Behaviors) luôn là những yếu tố then chốt đầu tiên bạn cần phải xác lập không chỉ cho chiến lược SEO tổng thể chất lượng, mà còn cho bất kỳ một chiến lược Marketing Mix nào mà bạn dự kiến sẽ triển khai.

Có một thuật ngữ Marketing khác có thể thay thế cho cách các cụm từ Customer Profile và Customer Behavior, đó là Persona, hay còn gọi là cá tính người dùng.

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều công cụ giúp bạn có thể tạo ra một Persona cho nhóm khách hàng tiềm năng, chẳng hạn như Hubspot có tạo ra một công cụ miễn phí có tên gọi là Make My Persona.

Mục tiêu của việc tạo ra một bản mô tả về Persona của khách hàng chính là tìm ra ai là đối tượng mà hoạt động SEO của bạn đang nhắm đến, điều này nghĩa là bạn cần làm rõ khá nhiều thông tin liên quan đến đối tượng đó, gồm có:

  • Nhân khẩu học cá nhân: bao gồm các thông tin về họ tên, độ tuổi, nơi sống, giới tính, tình trạng hôn nhân, tài chính cá nhân, tình hình gia đình…
  • Nhân khẩu học chuyên nghiệp: bao gồm các thông tin liên quan đến chức vị, danh tiếng trong xã hội, như học vị, bằng cấp, chuyên môn làm việc, tổ chức đã và đang làm việc, đánh giá của những người khác về chuyên môn…
  • Mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp: bao gồm những định hướng cá nhân và công việc, cách tìm kiếm và đưa ra giải pháp xử lý các tình huống hàng ngày…
  • Hoạt động hàng ngày: bao gồm những công việc thường làm mỗi ngày theo một khung thời gian xác định
  • Quy trình tìm kiếm thông tin: là cách mà khách hàng thu thập, tổng hợp thông tin trước khi đưa ra quyết định mua hàng

Đối với lĩnh vực bán lẻ B2C, bản mô tả về Persona khá đơn giản, vì bạn chỉ cần tập trung vào một đối tượng duy nhất: đó là những người sẽ trực tiếp mua hàng (tức customer, không phải người tiêu thụ).

Thế nhưng, như đã đề cập ở trên, có rất nhiều người cùng tham gia vào việc ra quyết định mua hàng B2B, do đó bản mô tả về Persona về khách hàng B2B của bạn sẽ khá rắc rối ở đây.

Thông thường, những bộ phận thường tham gia vào việc ra quyết định mua hàng B2B bao gồm 3 nhóm đối tượng là: nhân viên thu mua, nhân viên kỹ thuật, và cấp quản lý doanh nghiệp.

  • Nhân viên mua hàng B2B là những người chịu trách nhiệm tìm kiếm, tổng hợp thông tin về sản phẩm, dịch vụ B2B để đưa thông tin cần thiết đến những bộ phận khác có liên quan. Đôi khi, đây cũng là người chịu trách nhiệm về việc đàm phán, thương lượng về hợp đồng mua hàng B2B (đối với những sản phẩm, dịch vụ B2B có giá trị không cao).
  • Nhân viên vận hành kỹ thuật phụ trách việc đưa ra các yêu cầu về mặt kỹ thuật cho sản phẩm hoặc dịch vụ B2B cần mua, là người đứng ra vận hành, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đó, và cũng là người chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo trì khi có sự cố xảy ra.
  • Người quản lý doanh nghiệp, phụ trách kiểm soát mức độ hiệu quả của việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ B2B. Đây cũng là người ra quyết định cuối cùng về việc có nên mua hay không mua sản phẩm hoặc dịch vụ B2B đó.

Chính vì thế, bạn cần phải điền bản mô tả chân dung và hành vi của tất cả các nhóm khách hàng B2B.

Một câu hỏi đặt ra ở đây là: Làm thế nào để biết chính xác khách hàng B2B cho chiến lược SEO của bạn là ai?

Đáp án: Nghiên cứu thị trường, và tham khảo ý kiến của đội ngũ chuyên gia trong ngành.

Nghiên cứu thị trường để phục vụ cho hoạt động bán hàng doanh nghiệp không đơn giản là việc bạn tạo ra bộ câu hỏi khảo sát và phỏng vấn đại trà bất kỳ ai mà bạn thấy trên đường như những gì bạn đã từng học hoặc làm việc trong ngành bán lẻ.

Nó đòi hỏi bạn có một cách tiếp cận khác biệt và lâu dài dựa trên mối quan hệ cá nhân, uy tín thương hiệu, niềm tin và lợi ích mà cá nhân hoặc tổ chức được phỏng vấn thu về trong hiện tại hoặc tương lai.

Và cách dễ nhất mà bạn có thể làm được điều đó chính là mở rộng vòng kết nối của bạn trên các mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam (hoặc trên thế giới, nếu bạn có ý định bán hàng B2B sang thị trường quốc tế), đồng thời chứng minh xây dựng thương hiệu cá nhân bạn là chuyên gia đáng tin cậy về lĩnh vực mà bạn đang muốn khảo sát.

Mạng xã hội mà tôi đề xuất cho bạn làm điều này chính là Linkedin.

Linkedin là mạng xã hội chuyên nghiệp dành riêng cho các tổ chức, cá nhân muốn xây dựng mối quan hệ với cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia trong ngành nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh với nhau.

Báo cáo gần đây của NapoleonCat vào tháng 3/2021 cho thấy, tổng số lượng người dùng Linkedin tại Việt Nam khoảng hơn 3.88 triệu người; một báo cáo khác do Linkedin mới công bố vào tháng 10/2021 về thị trường Việt Nam cho thấy có hơn 62% người dùng Linkedin tại Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 25 – 34 tuổi.

Vậy nếu phân chia theo ngành công nghiệp, thì bạn có khả năng tiếp cận được với bao nhiêu phần trăm đối tượng cần được khảo sát trên Linkedin? Hãy click vào đây để tham khảo thêm cách ước tính lượng người dùng mạng xã hội Linkedin phân theo ngành công nghiệp tại Việt Nam.

Việc thực hiện khảo sát sẽ cho bạn một cái nhìn khách quan về chân dung và hành vi của khách hàng B2B, nhưng điều này cực kỳ tốn thời gian, công sức và chi phí.

Do vậy, bạn có thể chuyển sang phương án thứ hai để làm điều này, đó là hỏi ý kiến của các chuyên gia trong ngành, và thông thường đó là đội ngũ bán hàng (sales).

Những người làm nghề sale cho mảng B2B thường tiếp xúc với nhiều bộ phận, phòng ban trong tổ chức của khách hàng, vì thế, họ sẽ đưa ra những gợi ý khá chính xác về nhóm đối tượng mà bạn cần nhắm đến, và bạn gần như hoàn toàn không tốn chi phí để có được những thông tin quan trọng này.

OK, tới đây, bạn đã biết được hoạt động B2B SEO Marketing của mình cần hướng đến nhóm đối tượng nào, và bây giờ là lúc bạn cần tìm hiểu các từ khóa chính cần sử dụng cho website bán hàng doanh nghiệp của bạn.

Bước #2: Chọn các từ khóa thương mại cho website B2B của bạn

Từ đầu bài viết đến giờ, đã có đôi lần tôi đề cập đến thuật ngữ “từ khóa” (hay keyword).

Nếu bạn lần đầu tiên tiếp xúc với hoạt động SEO thì:

Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được người dùng Internet sử dụng để tìm kiếm thông tin liên quan đến một chủ đề nào đó trên các công cụ tìm kiếm; từ khóa cũng là phương tiện được những nhà xuất bản nội dung sử dụng để truyền tải thông điệp mà họ muốn gửi đến người xem; và từ khóa đồng thời là một trong những yếu tố quan trọng nhất được các công cụ tìm kiếm như Google, Bing sử dụng để đánh giá và xếp hạng nội dung trên website.

Có nhiều cách để phân loại từ khóa, nhưng bản thân tôi thích sử dụng cách phân loại đơn giản nhất, đó là từ khóa thông tintừ khóa thương mại.

Từ khóa thông tin (Informational keyword) là những từ khóa được khách hàng sử dụng để tìm kiếm những nội dung giúp người đọc hiểu rõ những khía cạnh khác nhau của một chủ đề nào đó, còn từ khóa thương mại (Buyer keyword hoặc Commercial keyword) là những từ khóa được sử dụng sau khi khách hàng đã thu thập đủ thông tin và sẵn sàng để ra quyết định mua hàng.

Ví dụ, website này của tôi nhắm đến nhóm đối tượng là những người đang có nhu cầu tìm hiểu và học hỏi cách triển khai chiến lược SEO cho một ngành công nghiệp cụ thể nào đó, như vậy những cụm từ như “chiến lược SEO cho B2B Marketing” hay “B2B SEO là gì” được xếp vào loại từ khóa thông tin, còn những cụm từ như “khóa học SEO cho B2B” hoặc “dịch vụ đào tạo SEO Marketing cho ngành B2B” được xem là những từ khóa thương mại.

Trên thực tế, tôi cũng đã tối ưu những trang đích quan trọng có khả năng giúp tôi bán được những khóa học về cách làm B2B SEO hay nhất trên website này với các cụm từ khóa thương mại trên.

Vậy làm thế nào để bạn có thể tìm ra được những cụm từ khóa thương mại cho website B2B của mình?

Dưới đây là bộ 3 công cụ tìm kiếm từ khóa miễn phí do Google cung cấp, và 2 công cụ miễn phí mà hiệu quả khác mà tôi đã và đang áp dụng để tìm từ khóa thương mại mỗi khi lập chiến lược B2B SEO Marketing:

Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google

Một công cụ hoàn toàn miễn phí do Google cung cấp cho những người làm Marketing.

Giả sử rằng, bạn đang bán một máy bơm hóa chất cho các nhà máy sản xuất công nghiệp, hãy làm theo các thao tác sau:

  • Truy cập địa chỉ: https://ads.google.com/
  • Đăng nhập bằng tài khoản Gmail của bạn.
  • Thiết lập tài khoản (nếu bạn lần đầu tiên sử dụng Google Ads), hoặc bỏ qua và lựa chọn mục Công cụ và cài đặt (ở góc trên bên phải màn hình), sau đó chọn tiếp Công cụ lập kế hoạch từ khóa từ menu xổ xuống.
  • Chọn Khám phá từ khóa mới, điền tên sản phẩm “bơm hóa chất” tên sản phẩm hoặc dịch vụ B2B mà bạn đang cung cấp, lựa chọn một website giúp Google hiểu chính xác hơn về những từ khóa mà bạn muốn tìm kiếm (có thể bỏ qua mục này), sau đó nhấn Xem kết quả.
  • Tại trang kết quả, Google sẽ hiển thị ra danh sách những từ khóa có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp

Hầu hết mọi người đều làm theo những thao tác này (trong đó có các đối thủ cạnh tranh của bạn), do đó, danh sách kết quả tìm được là giống nhau.

Chính vì thế, hãy làm cho danh sách các từ khóa của bạn trở nên tập trung và nhắm đúng mục tiêu hơn, bằng cách sử dụng các từ khóa phủ định ở cột bên trái của trang kết quả từ khóa.

Từ khóa phủ định (Negative keyword) là những từ khóa mà bạn muốn bỏ quả vì có chứa một vài thành phần không liên quan đến nhóm đối tượng mà bạn đang nhắm tới.

Thông thường, những tiêu chí phổ biến giúp bạn xác định một từ khóa có phải là từ mà bạn nên loại bỏ khỏi danh sách của mình hay không gồm có:

  • Từ khóa có chứa thương hiệu của đối thủ cạnh tranh. Ví dụ: bạn đang kinh doanh máy quét mã vạch sản phẩm trên website ABC, và đối thủ cạnh tranh của bạn cũng kinh doanh máy quét mã vạch sản phẩm trên website XYZ. Như vậy, các từ khóa có chứa thương hiệu XYZ như “máy quét mã vạch sản phẩm XYZ” chắc chắn là thứ bạn không muốn nhìn thấy trong danh sách từ khóa thương mại của mình.
  • Từ khóa gây ra sự hiểu lầm về một sản phẩm dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Chẳng hạn, từ khóa “coffee maker” hoặc “coffee machine” thường gợi ra sự liên tưởng đến loại máy pha cà phê tại nhà, do đó, mặc dù về bản chất, “máy rang cà phê” hay “coffee roaster” cũng là một sản phẩm thuộc nhóm coffee maker và coffee machine vì đều có công năng chế biến cà phê, nhưng nếu bạn đang kinh doanh các dòng máy rang cà phê, vậy thì bạn hoàn toàn nên loại bỏ những cụm từ khóa về coffee maker hoặc coffee machine này ra khỏi danh sách.
  • Từ khóa chứa các địa điểm nằm ngoài khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Rất đơn giản, nếu bạn chỉ có khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tại TPHCM nói riêng hoặc Việt Nam nói chung, vậy thì không có lý do gì để bạn làm SEO với những cụm từ khóa có chứa vị trí địa lý tại Hà Nội hoặc Hoa Kỳ.

Google Autocomplete

Một công cụ tuyệt vời khác của Google mà bạn có thể tận dụng để tìm các từ khóa đuôi dài có tính thương mại cho website B2B của mình.

Bạn chỉ cần nhập một tên sản phẩm hoặc dịch vụ B2B vào khung tìm kiếm của Google, kèm thêm một vài ký tự đi phía sau, Google sẽ tự động đưa ra những gợi ý về các cụm từ khóa dài được tìm kiếm nhiều nhất dựa trên những ký tự mà bạn đã nhập.

Đơn giản mà hiệu quả, và đặc biệt, miễn phí trọn đời.

Google Search Console

Đây là công cụ thứ ba của Google hỗ trợ bạn tìm kiếm các từ khóa SEO quan trọng. Google Search Console có chức năng ghi nhận lại hầu như toàn bộ các từ khóa mà người dùng Internet đã sử dụng để tìm ra website của bạn.

Chính vì thế, bạn có thể sử dụng Google Search Console để cải thiện chất lượng nội dung trên website của mình bằng cách bổ sung những cụm từ khóa đã được sử dụng để hiển thị ra website B2B của bạn nhưng chưa từng xuất hiện trong bài viết.

Không những thế, bản thân những từ khóa được ghi nhận trong công cụ này còn gợi ý cho bạn những nội dung nào bạn nên đưa vào trong website của mình.

Chỉ mất 30 giây thôi, hãy để điền thông tin vào trong biểu mẫu này, cho tôi biết bạn đang làm việc trong ngành công nghiệp nào, từ khóa mà bạn đang quan tâm là gì, website B2B của bạn là gì, chắc chắn bạn sẽ thấy một sự thay đổi rõ rệt khi áp dụng cách làm của tôi vào công việc của bạn. Đừng lo, câu trả lời HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ, và cách làm cũng FREE 100%.

Bạn cũng nên xem thêm bài viết “Cách sử dụng Google Search Console hiệu quả cho người mới bắt đầu” nếu đây là lần đầu tiên bạn nghe nói về công cụ này nhé.

Keywordtool.io

Một công cụ hỗ trợ tìm từ khóa miễn phí khác mà tôi rất yêu thích sử dụng.

Keywordtool.io sử dụng API của Google Autocomplete, do đó nó cung cấp cho bạn hàng trăm từ khóa gợi ý liên quan đến một chủ đề mà bạn đang quan tâm.

Cách sử dụng công cụ này cũng rất đơn giản, chỉ cần nhập một cụm từ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ B2B của bạn, và kết quả sẽ hiển thị ra ngay lập tức.

Easy breezy!

Website của các đối thủ cạnh tranh hàng đầu

“Công cụ” cuối cùng mà tôi muốn giới thiệu cho bạn trong bài viết này không hẳn là một công cụ.

Trừ khi bạn bước chân vào một “đại dương xanh”, bạn tạo ra một thị trường hoàn toàn mới, hoặc bạn đang tham gia vào một thị trường siêu siêu siêu ngách, nếu không, chắc chắn bạn sẽ vấp phải sự cạnh tranh từ những đối thủ khác.

Trong phần lớn trường hợp, luôn có những website được xếp hạng cao hơn bạn trên SERP (tức Search Engine Result Page, hay trang kết quả của công cụ tìm kiếm).

Có nhiều lý do khiến bạn xếp sau những website khác, và một trong số đó chính là website đó sở hữu nội dung chất lượng hơn, sử dụng từ khóa tốt hơn bạn.

Chính vì thế những website này là cơ sở để bạn tham khảo xem những từ khóa nào nên được sử dụng cho chủ đề mà bạn đang quan tâm.

Bước #3: Tìm và xây dựng các chủ đề có liên quan đến từ khóa chính của website

Tiếp theo, đây là thời điểm để bạn tìm kiếm những ý tưởng về nội dung có liên quan đến từ khóa chính mà bạn đã chuẩn bị trước đó.

Ví dụ, bạn đang kinh doanh một loại sản phẩm B2B là kệ hàng dùng cho siêu thị, vậy thì từ khóa chính của bạn có khả năng chính là “xưởng sản xuất kệ siêu thị”, hãy xem hình vẽ dưới đây:

Phễu từ khóa kệ siêu thị | Ychoc.com

Đây là một phễu từ khóa, trong đó, những từ khóa nằm tại khu vực màu đen được gọi là từ khóa đầu phễu, ngược lại những từ khóa nằm tại khu vực màu xanh được gọi là từ khóa cuối phễu.

Khi user tìm kiếm với từ khóa “Cách chọn kệ siêu thị tiết kiệm chi phí”, liệu có phải họ đã sẵn sàng để mua kệ hàng dùng cho siêu thị không?

Đương nhiên là không, nhưng điều đó không có nghĩa cụm từ khóa này hoàn toàn không có giá trị.

Ngược lại, những từ khóa đại loại như “Kệ siêu thị mini, nên mua kệ siêu thị tôn đục lỗ hay tôn liền, kệ siêu thị giá rẻ…” chính là những từ khóa giúp bạn xây dựng thương hiệu và uy tín đối với khách hàng.

Nên nhớ một điều rằng, khi bạn kinh doanh lĩnh vực B2B, thương hiệu là yếu tố sống còn giúp bạn tồn tại và bán được hàng.

Giá trị đơn hàng B2B càng lớn, bạn càng cần phải sở hữu một thương hiệu có độ uy tín cao.

Ngoài ra, số lượng người tìm kiếm từ khóa đầu phễu nhiều hơn rất rất nhiều so với số người tìm kiếm từ khóa cuối phễu.

Ví dụ: cụm từ khóa “xưởng sản xuất kệ siêu thị” chỉ có khoảng 10 lượt tìm kiếm trung bình mỗi tháng, còn cụm từ khóa đầu phễu như “Kệ siêu thị mini” có đến 590 lượt tìm kiếm trung bình mỗi tháng.

Gấp 59 lần.

Nếu bạn chỉ tập trung vào các từ khóa cuối phễu, kết quả là bạn đã tự giới hạn số lượng user truy cập vào website của mình.

Xét về dài hạn, giá trị thực sự của SEO nằm ở những cụm từ khóa đầu phễu, càng nhiều người tìm kiếm, càng có khả năng bạn tăng thêm lượng khách hàng tiềm năng cho mình.

Khác với ngành bán lẻ, đối với mảng B2B, không nên chăm chăm vào việc bán hàng, mà thay vào đó, tôi khuyến khích bạn tìm phương án thuyết phục khách hàng đăng ký thông tin để nhận các bản tin mới nhất từ Newsletter (còn gọi là Email Marketing).

Sau khi có được thông tin email của một số user, đây là lúc bạn bắt đầu gửi cho họ những thông tin bổ ích nhất giúp bạn trở thành chuyên gia trong mắt của họ.

Bằng cách này, khi user đã sẵn sàng để ra quyết định mua hàng, bạn sẽ là người được họ nghĩ đến đầu tiên.

Chính vì thế, hoàn toàn không có vấn đề gì nếu những người truy cập vào website B2B của bạn thông qua các cụm từ khóa đầu phễu mà không hề mua hàng.

Nếu bạn chuyển đổi họ thành người đăng ký nhận bản tin Newsletter, bạn sẽ có cơ hội bán được hàng cho họ trong tương lai.

Bước #4: Tối ưu lại các trang sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp

Đã đến lúc bạn cần phải tối ưu SEO cho các trang sản phẩm hoặc dịch vụ B2B mà bạn đang bán.

Tại bước #2, bạn đã tìm ra được những từ khóa cuối phễu mà mình cần tối ưu, hãy sử dụng các cụm từ khóa này để tối ưu từng trang chi tiết sản phẩm hoặc dịch vụ.

Thao tác tối ưu này được gọi là Tối ưu hóa trên trang (tiếng Anh gọi là On-page SEO).

Tuy nhiên, nếu bạn muốn đạt được hiệu quả tối đa của SEO B2B theo nguyên tắc 80/20, có 3 điều tôi muốn bạn tuân thủ như sau:

100% nội dung là duy nhất

Mỗi trang được tối ưu cần phải có nội dung độc đáo, nếu không, bạn sẽ gặp rắc rối với lỗi SEO về nội dung trùng lặp (duplicate content) khiến cho bài viết của bạn không được xếp hạng.

Tôi biết, việc đầu tư thời gian và chất xám để viết được một nội dung độc đáo duy nhất không phải là việc dễ dàng, đặc biệt là khi bạn còn rất nhiều công việc khác cần phải quan tâm như bán hàng, chăm sóc khách hàng, kế toán…

Thế nhưng, nếu bạn muốn xếp thứ hạng cao trên Google, thì điều bắt buộc là bạn phải có nội dung độc đáo, thu hút sự quan tâm của user, và NÓ PHẢI LÀ ĐỘC NHẤT.

Nội dung chuyên sâu

Một lỗi mà tôi thường bắt gặp ở các website B2B, đó là hầu hết nội dung bài viết trên các trang này thường rất mỏng (thuật ngữ chuyên ngành gọi là thin content), chỉ khoảng 200-500 chữ (nhiều trường hợp dưới 100 chữ).

Ví dụ, dưới đây là hình ảnh từ website của một nhà sản xuất lớn tại Việt Nam chuyên cung ứng trang thiết bị chế biến nông sản, và tôi đánh giá rằng nó rất nghèo nàn về chất lượng và độ chuyên sâu.

Nội dung mỏng | Thin Content | Ychoc.com

Theo kinh nghiệm của tôi, những bài viết như thế này rất khó để được xếp hạng cao, vì có rất ít nội dung giúp Google có thể hiểu được đầy đủ về sản phẩm được nhắc đến trong bài.

Do đó, tôi thật lòng khuyến khích các bạn tập trung cải thiện lượng thông tin về sản phẩm, dịch vụ B2B của mình lên độ dài 500 – 1000 chữ, hoặc thậm chí là 2000 – 3000 chữ trở lên.

Nếu bạn tìm hiểu về số lượng chữ trung bình cho một bài viết SEO được xếp hạng cao, có lẽ bạn đã thấy một số chuyên gia SEO trên thế giới đưa ra những kết quả như 1447 chữ, 1800 chữ hoặc 2500 chữ.

Bản thân bài viết về SEO cho B2B Marketing mà bạn đang đọc ở đây cũng có độ dài lên đến hơn 6000 chữ.

Điều này giúp cho Google hiểu rõ hơn về nội dung mà tôi đang đề cập đến trong bài viết này.

Tuy nhiên, không phải một bài viết càng dài sẽ càng tốt.

Các bạn thiếu kinh nghiệm về SEO thường truyền tai nhau rằng, viết càng nhiều càng tốt, bất kể nội dung như thế nào, miễn sao trong bài viết có chèn các từ khóa thương mại quan trọng là được.

Tôi cho rằng đây là một quan điểm sai lầm.

Nó đã từng đúng trong quá khứ, trước khi Google triển khai thuật toán Hummingbird (còn gọi là thuật toán chim ruồi) vào năm 2013, nhưng hiện giờ nó đã không còn dùng được nữa (và thậm chí trong tương lại 10 – 20 năm tiếp theo cũng vậy).

Ngày nay, Google đã cải thiện rất nhiều về mức độ thông minh cho cỗ máy tìm kiếm của mình, thậm chí còn áp dụng cả công nghệ AI, công nghệ máy học… nhằm giúp hiển thị thông tin chính xác nhất dựa theo mong muốn của người dùng.

Chính vì thế, bạn đừng ngạc nhiên khi cùng một cụm từ khóa được tối ưu là “ghế làm nail” (một loại ghế chuyên dùng cho ngành làm đẹp thẩm mỹ), nhưng các website chuyên về các loại ghế sofa đơn giản dùng để làm nail lại xếp hạng cao hơn so với những website đăng tin về các loại ghế làm nail có gắn động cơ và bồn xả nước chuyên nghiệp.

User Intent (Ý định tìm kiếm của người dùng) | Ychoc.com

Sử dụng từ khóa một cách thông minh, linh hoạt

Đúng vậy, bạn sẽ muốn sử dụng các từ khóa cuối phễu nhiều lần trong một bài viết.

Tôi hiểu rất rõ ý định của bạn và hoàn toàn hiểu được sự khao khát mãnh liệt của bạn để Google hiểu được rằng đó là cụm từ khóa đó bạn muốn được xếp hạng cho nội dung bài viết của mình.

Thế nhưng, tôi sẽ không đồng ý việc bạn chèn từ khóa đó đến 100 lần cho một bài viết chỉ dài khoảng 1000 chữ, vì bạn đang phạm vào một lỗi được gọi là nhồi nhét từ khóa (keyword stuffing).

Thay vào đó, bạn cần cẩn trọng trong việc chèn từ khóa vào nội dung bài viết của mình, và dưới đây là 5 điều quan trọng bạn cần biết khi thực hiện chiến lược chèn từ khóa:

  • Điều 1: Chèn từ khóa cuối phễu vào thẻ H1 và thẻ tiêu đề của trang web.
  • Điều 2: Đảm bảo URL phải chứa cụm từ khóa cuối phễu mà bạn muốn được xếp hạng.
  • Điều 3: Sử dụng các từ đồng nghĩa hoặc biến thể của cụm từ khóa mà bạn muốn được xếp hạng.
  • Điều 4: Viết thẻ mô tả với nội dung duy nhất và hấp dẫn nhằm gia tăng tỉ lệ nhấp chuột (CTR)
  • Điều 5: Cố gắng đưa các từ khóa quan trọng lên vị trí cao trong bài viết (khoảng 50 chữ đầu tiên).

Nếu bạn thực hiện được đầy đủ 5 điều này, nghĩa là bạn đang dẫn đầu nhóm làm SEO B2B rồi đó.

Bước #5: Tạo một trang blog B2B cực kỳ hữu ích và hấp dẫn cho người đọc

Viết blog tin tức là công việc mà bất kỳ một chiến lược SEO mũ trắng nào cũng nhắm đến.

Nếu bạn sở hữu những bài viết siêu chất lượng, mọi người sẽ muốn liên kết đến nó, và bạn sẽ được sở hữu các backlink tự nhiên.

Nhờ đó, Google sẽ giúp xếp hạng website của bạn cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm SERP.

Bên cạnh đó, viết blog tin tức chính là việc bạn đang xây dựng cho doanh nghiệp của mình một kho kiến thức hữu ích cho cộng đồng, từ đó giúp bạn xây dựng uy tín cho thương hiệu của mình.

Dưới đây là những mẹo giúp bạn tạo ra một trang blog cho B2B Marketing phù hợp cho SEO.

Viết về Shoulder topic

Một sai lầm rất lớn mà các website B2B hiện nay đang mắc phải, chính là họ viết các bài đăng trực tiếp về những sản phẩm, dịch vụ mà họ đang bán.

Dưới đây là một ví dụ điển hình:

Lỗi SEO khi viết trực tiếp về sản phẩm hoặc dịch vụ B2B | Ychoc.com

Không cần phải nói thêm, bài viết này không có bất kỳ backlink nào, không có lượt chia sẻ nào trên mạng xã hội, và gần như cũng không có lượt truy cập nào.

Mọi người có xu hướng chia sẻ kiến thức hữu ích, chứ không chia sẻ những tin quảng cáo (trừ khi quảng cáo đó độc lạ, và thực sự tạo ra những ấn tượng mạnh cho người đọc).

Chính vì thế, tôi khuyên bạn nên chuyển sang viết về các shoulder topic.

Shoulder topics (hay chủ đề vai) là những chủ đề có liên quan đến doanh nghiệp bán hàng B2B của bạn, nhưng nó không đề cập trực tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ thực tế mà bạn đang bán.

Bạn biết MOZ chứ? Dưới đây là blog tin tức của họ:

Shoulder Topics | Ychoc.com

Bạn sẽ không tìm thấy những bài viết nào đại loại như là “Top 10 lý do vì sao nên sử dụng dịch vụ SEO B2B của MOZ”.

Thay vào đó, MOZ tập trung viết các chủ đề siêu giá trị, giúp user nâng cao kiến thức về SEO và Marketing, ví dụ như “Những yếu tố cốt lõi trong lối hành văn mà B2B Marketing có thể học được từ B2C Marketing”.

Chính vì thế, mỗi bài viết của MOZ được hàng ngàn lượt chia sẻ trên các website hướng dẫn SEO khác.

Tôi cũng đang áp dụng cách thức tương tự cho các bài viết trên website Ychoc này. Bạn hầu như sẽ không bắt gặp bài viết nào liên quan đến “khóa học SEO B2B tại Ychoc.com” hay “dịch vụ SEO cho B2B Marketing do Ychoc thực hiện”.

Thay vào đó, tôi muốn tập trung vào việc cung cấp các kiến thức liên quan đến các chủ đề mà mọi người có nhu cầu tìm hiểu và muốn được chia sẻ.

Hướng dẫn chuyên sâu – Ultimate guides

Nếu bạn chưa quen với B2B Content Marketing, tôi khuyến khích các bạn nên tập trung vào việc viết các bài thuộc dạng hướng dẫn chi tiết chuyên sâu từng bước.

Lý do là vì hiệu quả mà nó mang lại cực kỳ cao, đặc biệt nếu so với các loại B2B Marketing cũ như báo cáo, sách trắng…

Vì sao?

Vì mọi người có xu hướng thích xem một tài liệu chứa tất cả mọi thứ, thay vì phải truy cập vào tùng website riêng lẻ, và đó cũng chính là thứ mà những người làm B2B SEO hiện đại đang hướng đến ngày nay.

Theo đuổi phong cách viết kinh doanh nhưng vui nhộn

Hầu hết các bài viết liên quan đến B2B đều cực kỳ tẻ nhạt và nhàm chán.

Bạn không tin? Hãy xem một ví dụ dưới đây về đối với từ khóa “quy trình chế biến ướt cà phê”:

Business casual style | Ychoc.com

Bạn sẽ bắt gặp cách viết như thế này ở rất nhiều website khác nhau, điều này dẫn đến việc bạn có cảm giác như nội dung này mình đã đọc ở đâu đó rồi thì phải.

Quan điểm của người viết bài về sản phẩm B2B thường là “Vì tôi kinh doanh thiết bị B2B, nên bài viết của tôi cần phải chuyên nghiệp”.

Điều này không sai, nhưng không có nghĩa là bạn sẽ cứng nhắc áp dụng một cách máy móc ngôn ngữ kỹ thuật hàn lâm vào bài viết của mình.

Thay vào đó, tôi khuyến khích bạn sử dụng cách viết kiểu kinh doanh vui nhộn – business casual style.

Và đó cũng là cách viết mà tôi đang áp dụng trong bài viết này.

Tôi tin rằng bạn sẽ thấy một cảm giác rất mới mẻ khi đọc bài viết về SEO cho lĩnh vực B2B của tôi, và đó chính là kiểu viết khiến nhiều người muốn đọc ngấu nghiến toàn bộ nội dung mà bạn đưa ra.

Và đây, chúng ta sẽ đến với bước cuối cùng trong hoạt động SEO để bán hàng B2B…

Bước #6: Xây dựng các liên kết ngược cho website B2B của bạn

Bạn muốn thành công với B2B SEO, vậy thì việc xây dựng liên kết ngược (backlinks) là điều bắt buộc phải làm.

Nhưng điểm cốt lõi ở đây là “Làm thế nào để doanh nghiệp B2B của bạn sở hữu được những backlink chất lượng cao?”

Khó, nhưng không phải không thực hiện được.

Dưới đây là danh sách các chiến lược link building dành riêng cho lĩnh vực B2B mà bạn có thể tham khảo.

PR truyền thông trực tuyến

Nói đến PR, mọi người sẽ nghĩ ngay đến việc trả tiền để đăng bài viết trên các tờ báo lớn tại Việt Nam như báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ, báo VNExpress,…

Báo chí tại Việt Nam có 2 phiên bản, bao gồm các tờ báo giấy truyền thống và báo chí điện tử.

Điều mà tôi muốn nhắc đến ở đây chính là đăng bài PR trên các tờ báo điện tử, mà cụ thể là các blog, tạp chí chuyên ngành, hoặc các chuyên mục có liên quan trên các trang báo lớn.

Hãy thử tưởng tượng, tôi sẽ đăng một bài viết về “Bản vẽ sơ đồ cấu trúc của nhà máy chế biến cà phê hòa tan” trên một trang báo lớn tại Việt Nam có chuyên mục về kinh doanh cà phê.

Rõ ràng, những người quan tâm về việc xây dựng, thiết kế hoặc đầu tư cho một nhà máy chế biến cà phê hòa tan sẽ quan tâm đến bài viết của tôi.

Và chắc chắn, tôi sẽ đính kèm những thông tin quan trọng nhằm thúc đẩy khách hàng tiềm năng để lại thông tin cá nhân như email, số điện thoại nhằm tiếp tục nhận những thông tin hữu ích khác mà chỉ tôi mới có.

Các công cụ hữu ích

Mọi người trên thế giới đều thích các công cụ hữu ích, vì nó giúp họ tiết kiệm thời gian làm những công việc nhàm chán và tốn công sức.

Chính vì thế, miễn là bạn cung cấp những công cụ hữu ích, cho dù nguyên lý của công cụ đó rất dễ hiểu, thì vẫn có người sử dụng công cụ của bạn để phục vụ cho công việc của họ.

Chẳng hạn, Graco – hãng sản xuất máy bơm màng khí nén hiệu Husky của Mỹ – đã tạo ra một công cụ rất hay giúp cho các nhà máy sản xuất công nghiệp nặng có thể tra cứu các vật liệu tương thích với hóa chất:

Useful tools for B2B SEO | Ychoc.com

Trang đối tác

Bạn đang có mối quan hệ làm ăn với các nhà cung cấp?

Bạn có tham gia vào các hiệp hội trong ngành?

Bạn có khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm dịch vụ B2B của mình?

Vậy thì bạn đang có một danh sách các website rất tiềm năng để tạo ra các liên kết ngược chất lượng cao.

Thông thường, các liên kết ngược thường nằm dưới dạng logo thương hiệu có gắn kèm hyperlink, để giúp user có thể chuyển hướng đến website đối tác nhanh chóng bằng cách nhấp vào logo tương ứng.

Điều mà bạn cần làm là liên hệ với các đối tác làm ăn của mình, đặt vấn đề hợp tác thông qua việc gắn link của đối tác lên website.

Tôi cho rằng cách làm này không hề khó, và các đối tác sẽ dễ dàng đồng ý với đề xuất của bạn nếu bạn mang lại cho họ một cơ hội tương tự.

 

Tóm lại

Bạn đã xem qua hướng dẫn cách SEO cho lĩnh vực B2B hoàn chỉnh nhất năm 2022.

Và bây giờ, tôi muốn nghe ý kiến của bạn:

  • Bạn đang ở bước nào?
  • Bạn chuẩn bị làm hoạt động gì tiếp theo?
  • Trở ngại nào mà bạn đang gặp phải?
  • Bạn đã tạo ra được công cụ hữu ích nào chưa?

Hãy để lại bình luận dưới đây, và tôi tin rằng chúng ta sẽ có rất nhiều thứ để bàn với nhau.

 

0/5 (0 Reviews)