[PDF] USDA VIETNAM COFFEE INDUSTRY REPORT 2022: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM

[PDF] USDA Vietnam Coffee Industry Report 2022: Báo cáo thị trường cà phê Việt Nam

Download tài liệu Vietnam Coffee Industry Report 2022 mới nhất của USDA để xem báo cáo thị trường cà phê Việt Nam giai đoạn 2021 – 2022 và xu hướng thị trường giai đoạn 2022 – 2023.

Uống cà phê là một trong những nét văn hóa phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, do đó, việc nắm bắt các thông tin mới nhất và chính xác nhất về ngành cà phê là ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành.

Uống cà phê là nét văn hóa phổ biến trên thế giới, kể cả tại Việt Nam
Uống cà phê là nét văn hóa phổ biến trên thế giới, kể cả tại Việt Nam

Theo USDA, Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới, với tổng lượng xuất khẩu giai đoạn 2021 – 2022 đạt 24.92 triệu bao loại 60kg, tương đương 1620 tấn cà phê nhân, chỉ sau Brazil.

Nhưng điều này chưa phản ánh đầy đủ về tình hình phát triển ngành cà phê tại Việt Nam, và những người phụ trách hoạt động Sales và Marketing của các doanh nghiệp F&B sẽ cần tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác từ báo cáo Coffee Annual của USDA cho thị trường Việt Nam.

Coffee Annual USDA là gì?

Coffee Annual USDA là tài liệu báo cáo thường niên về ngành cà phê của một quốc gia trong một Năm tiếp thị (Marketing Year – MY) do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) xuất bản.

Báo cáo Coffee Annual của USDA thường bao gồm các nội dung:

  • Phân tích tình hình sản xuất cà phê của một quốc gia: bao gồm các đánh giá về điều kiện trồng trọt và chế biến cà phê của quốc gia đó, đồng thời đưa ra dự đoán trong năm tiếp theo.
  • Phân tích tình hình tiêu thụ cà phê trong nước: bao gồm việc phân tích một số yếu tố từ thị trường có ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ cà phê nội địa, lượng cà phê đã tiêu thụ trong năm vừa qua cũng như dự đoán nhu cầu tiêu thụ cà phê trong năm tới.
  • Phân tích tình hình xuất nhập khẩu cà phê của quốc gia: bao gồm các đánh giá về tình hình hiện tại cũng như dự đoán lượng cà phê xuất nhập khẩu trong năm sau.
  • Phân tích khả năng dự trữ cà phê của quốc gia.
  • Bảng số liệu tổng hợp tình hình sản xuất, cung ứng và tiêu thụ cà phê trong 2 năm gần nhất, cũng như dự đoán cho năm tiếp theo.

Như vậy, tài liệu Vietnam Coffee Annual Report của USDA có thể xem như là báo cáo thị trường cà phê Việt Nam chính thức, với độ tin cậy cao như các báo cáo do các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền trong ngành cà phê tại Việt Nam xuất bản.

Báo cáo này đã và được sử dụng rộng rãi bởi rất nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực F&B nói chung và cà phê nói riêng.

Những ai có thể sử dụng báo cáo Vietnam Coffee Annual Report của USDA?

USDA cung cấp miễn phí tài liệu Vietnam Coffee Annual Report bản tiếng Anh cho bất kỳ ai có nhu cầu sử dụng, tuy nhiên, chỉ những người làm việc trong ngành cà phê nói riêng, F&B nói chung và các ngành công nghiệp phụ trợ mới thấy rõ được tác dụng của loại báo cáo này.

Ngoài ra, báo cáo này có thể được xem là nguồn tài liệu chính thức dành cho:

  • Quản lý cấp cao của các doanh nghiệp trong ngành cà phê Việt Nam và trên thế giới;
  • Các công ty đang nghiên cứu thị trường cà phê Việt Nam;
  • Những người đang lập kế hoạch Sale & Marketing cho ngành cà phê hoặc F&B;
  • Học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh cần thông tin cho tiểu luận, báo cáo Marketing về ngành cà phê Việt Nam;
  • Giảng viên các trường đại học, cao đẳng cần nội dung cho các lớp học về Quản trị kinh doanh và Marketing.

Những điểm nổi bật trong báo cáo thị trường cà phê Việt Nam 2022 của USDA (bản mới cập nhật)

Trong báo cáo ngành cà phê Việt Nam 2022 do USDA xuất bản, bạn sẽ thấy một số thông tin nhổi bật như sau:

  • Điều chỉnh sản lượng cà phê ước tính trong giai đoạn 2021 – 2022 lên mức 31.58 triệu bao (quy đổi theo cà phê nhân, loại 60 kg/bao) do năng suất cao hơn.
  • Điều chỉnh lượng cà phê xuất khẩu ước tính trong giai đoạn 2021 – 2022 lên mức 27 triệu bao cà phê nhân do sự gia tăng hoạt động xuất khẩu cà phê trong Q1/2022, nhu cầu ổn định từ thị trường thế giới, cũng như khả năng cải thiện công tác logistics.
  • Dự kiến trong giai đoạn 2022 – 2023, tổng sản lượng cà phê ở mức 30.93 triệu bao cà phê nhân. Mặc dù sản lượng dự kiến có giảm nhẹ so với giai đoạn 2021 – 2022, nhưng giai đoạn 2022 – 2023 vẫn được đánh giá là một năm triển vọng cho hoạt động sản xuất cà phê nhờ vào điều kiện thời tiết thuận lợi.
  • Mặc dù vậy, dự kiến lượng cà phê xuất khẩu trong giai đoạn 2022 – 2023 đạt mức 26.65 triệu bao do sự cạnh tranh từ các quốc gia khác cũng như sự bất ổn về điều kiện của hoạt động logistic.

Chi tiết báo cáo ngành cà phê Việt Nam hiện nay

Sản xuất cà phê

Tình hình sản xuất giai đoạn 2021 – 2022

Mùa thu hoạch cà phê Robusta giai đoạn 2021 – 2022 đã kết thúc vào tháng 1/2022, và dựa theo kết quả, rõ ràng mức sản lượng thu hoạch đã tăng cao hơn so với năm trước đó, cụ thể trong bảng sau:

Tình hình sản xuất cà phê nhân Robusta tại Việt Nam từ giai đoạn 2020 – 2021 đến 2022 – 2023
Giai đoạn 2020 – 2021Giai đoạn 2021 – 2022Dự kiến 2022 – 2023
Thời điểm bắt đầu Marketing YearTháng 10 năm 2020Tháng 10 năm 2021Tháng 10 năm 2022
Diện tích trồng (Đơn vị: hecta)620 ngàn620 ngàn620 ngàn
Sản lượng thu hoạch (Đơn vị: ngàn bao)28 ngàn30.48 ngàn29.83 ngàn
Năng suất trung bình (tấn/ha)2.712.952.88

Điều kiện thời tiết được cải thiện trong thời điểm mùa khô năm 2021 kết hợp với lượng mưa kịp thời đã góp phần nâng cao năng suất thu hoạch cà phê.

Theo báo cáo được ghi nhận, lợi ích thu được từ điều kiện thời tiết tốt chính là các hạt cà phê kích thước to hơn, mỗi cây cho ra nhiều quả hơn (tại khu vực trồng cà phê ở Tây Nguyên).

Ước tính, sản lượng cà phê Robusta thu hoạch năm 2021 – 2022 cao hơn khoảng 8.9% so với năm trước.

Dự báo tình hình sản xuất giai đoạn 2022 – 2023

Bên cạnh đó, mùa mưa năm 2022 đã bắt đầu sớm hơn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các vườn trồng cà phê tại Tây Nguyên.

Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam, có khoảng 50 – 60% hiện tượng La Nina sẽ duy trì đến hết mùa hè, và sau đó chuyển sang điều kiện trung lập.

Điều này dẫn đến điều kiện thời tiết trở nên ẩm ướt hơn so với 4 tháng đầu năm 2022 với lượng mưa trung bình cao hơn, kể cả các vùng trồng cà phê trọng điểm.

Cụ thể, dưới đây là các biểu đồ về lượng mưa trung bình tại 5 tỉnh trồng cà phê lớn nhất ở Tây Nguyên, bao gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum:

Lượng mưa trung bình ở 5 tỉnh Tây Nguyên trong Quý 1 từ năm 2017 đến 2022
Lượng mưa trung bình ở 5 tỉnh Tây Nguyên trong Quý 1 từ năm 2017 đến 2022

Mùa mưa đến sớm, nhưng vừa đúng thời điểm trồng cà phê nên đã làm giảm lượng nước tưới tiêu cho các rẫy, từ đó làm giảm chi phí sản xuất và hỗ trợ cho sự phát triển của cây cà phê.

Thêm vào đó, các hộ nông dân đang duy trì ổn định hoạt động tái canh tác cà phê, đồng thời tận dụng các giống cây mới có năng suất cao, khả năng kháng sâu bệnh tốt nên vẫn duy trì được năng suất thu hoạch.

Theo ghi nhận, các hộ nông dân tại hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai dự đoán vụ mùa cà phê 2022 – 2023 sẽ ở mức tốt, nhưng không kỳ vọng sản lượng cà phê sẽ cao hơn vụ mùa 2021 – 2022, bởi sự gia tăng chi phí cho phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật.

Chi phí cho phân bón và các sản phẩm bảo vệ thực vật cho cây cà phê tăng cao trong những năm gần đây
Chi phí cho phân bón và các sản phẩm bảo vệ thực vật cho cây cà phê tăng cao trong những năm gần đây

Cụ thể, những hộ dân được khảo sát cho biết chi phí phân bón đã tăng khoảng 70% so với năm trước, trong khi giá thu mua cà phê tại vườn không tăng trong vòng 6 tháng vừa qua.

Điều này khiến cho người dân phải cắt giảm lượng phân bón cho cà phê, cũng như phần nào chuyển đổi sang các loại phân bón hữu cơ như phân ủ, do đó có thể gây ra tác động tiêu cực đối với sản lượng thu hoạch của vụ mùa 2022 – 2023.

Ngoài ra, theo quan sát và dự báo của Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam, nhiệt độ trong những tháng đầu năm 2022 thấp hơn một chút so với mức trung bình, là điều kiện lý tưởng cho giai đoạn đơm hoa và kết trái của cây cà phê.

Từ tháng Năm đến tháng Chín, nhiệt độ được duy trì ở mức trung bình và tăng cao hơn một chút vào tháng Mười, được dự đoán là rất tốt cho đợt thu hoạch cà phê 2022 – 2023.

Mặt khác, diện tích trồng cà phê trong vài năm qua không thay đổi, nhưng người dân đang ưu tiên cho việc trồng cà phê bền vững cũng như nâng cao chất lượng hạt cà phê nhằm có thu nhập cao hơn và đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn của các nhà máy rang xay cà phê nội địa.

Với các điều kiện nói trên, USDA dự báo tổng sản lượng cà phê giai đoạn 2022 – 2023 sẽ ở mức 30.93 triệu bao loại 60 kg, thấp hơn 2% so với giai đoạn 2021 – 2022, trong đó sản lượng cà phê Robusta đạt 29.83 triệu bao, còn lại là cà phê Arabica.

Tiêu thụ cà phê

Nhờ sự dỡ bỏ một số biện pháp kiểm soát dịch Covid-19, phần lớn các hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam đã hoạt động trở lại, cũng như du lịch bắt đầu đón nhận khách nội địa vào giữa tháng 3/2022, do đó, nhu cầu tiêu thụ cà phê nội địa đã tăng lên mức 3.2 triệu bao.

USDA cũng cho biết thêm, thị trường Việt Nam đang có nhu cầu lớn đối với cà phê hòa tan bởi sự tiện lợi mà nó mang lại cho khách hàng.

Cà phê hòa tan (Solube Coffee) rất tiện lợi khi sử dụng nên được khách hàng trên toàn thế giới ưa chuộng
Cà phê hòa tan (Solube Coffee) rất tiện lợi khi sử dụng nên được khách hàng trên toàn thế giới ưa chuộng

Bên cạnh đó, một lượng lớn vốn đầu tư đã được bổ sung cho hoạt động chế biến cà phê trong những năm gần đây, và lượng cà phê rang xay lẫn cà phê hòa tan được sản xuất ra dùng để cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Một xu hướng khác đang diễn ra chính là sự phát triển của hoạt động kinh doanh cà phê qua các kênh thương mại điện tử, hệ quả tất yếu từ sự tác động của đại dịch Covid-19.

Cụ thể, một số công ty chế biến cà phê địa phương cho biết doanh số mảng bán lẻ cà phê trong năm 2021 và đầu năm 2022 đã tăng từ 40 – 50%, trong đó bao gồm một phần đáng kể doanh số từ mảng online do nhu cầu uống cà phê tại nhà và nơi làm việc đã gia tăng trong thời điểm thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội.

Nhu cầu uống cà phê tại nhà hoặc tại công sở tăng mạnh trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch Covid-19
Nhu cầu uống cà phê tại nhà hoặc tại công sở tăng mạnh trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch Covid-19

Từ tháng 4/2022 trở đi, khi các quy định giãn cách xã hội đã được giảm bớt, nhu cầu uống cà phê bên ngoài cũng tăng trở lại.

Nhìn chung, USDA cho biết thị trường cà phê nội địa đã có sự tăng trưởng tích cực với sự mở rộng quy mô của các chuỗi cửa hàng cà phê quốc tế và địa phương tại Việt Nam, dẫn đến nhu cầu gia tăng đối với một số loại cà phê đặc sản cao cấp.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cà phê đặc sản, các nhà sản xuất địa phương đang ưu tiên chất lượng hơn số lượng nhằm cung cấp các sản phẩm cao cấp cho thị trường nội địa.

Vì thế, USDA dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam trong giai đoạn 2022 – 2023 sẽ tăng lên mức tương đương 3.3 triệu bao cà phê nhân loại 60kg.

Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Theo báo chí địa phương, Hiệp hội Cacao và Cà phê Việt Nam (VICOFA) đang nhắm đến việc tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam lên mức 6 tỷ USD vào năm 2030 bằng cách đẩy mạnh thị phần xuất khẩu cà phê chế biến từ 10% lên mức 25%.

Khi Việt Nam đã tham gia vào một số hiệp định tự do thương mại (FTA), ngành công nghiệp cà phê địa phương kỳ vọng vào việc tận dụng các ưu đãi về thuế suất để đẩy mạnh xuất khẩu, do đó các công ty đã đầu tư thêm vào hệ thống dây chuyền sản xuất cà phê rang xaycà phê hòa tan, như đã đề cập ở trên.

Kết quả là trong vòng 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tăng 11% lên mức 14.17 triệu bao, đặc biệt là sự gia tăng đáng kể hoạt động xuất khẩu trong tháng 3/2022 với kim ngạch tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang một số thị trường trọng điểm từ tháng 3 - 10 qua các năm
Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang một số thị trường trọng điểm từ tháng 3 – 10 qua các năm

Nguyên nhân là vì các nhà xuất khẩu cà phê đã bắt đầu vận chuyển cà phê nhân từ Việt Nam sang thị trường Châu Âu bằng tàu số lượng lớn nhằm khắc phục các hạn chế của việc vận chuyển bằng container trong quá khứ.

Theo thống kê, mỗi chuyến hàng có thể vận chuyển từ 5000 – 12000 tấn cà phê, và chi phí vận chuyển trung bình trong tháng 3/2022 cao hơn gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, mặc dù vẫn đã giảm đi một chút so với mức đỉnh của năm đó.

Ngoài ra, mức giá cao của cà phê Arabica đã khiến nhu cầu về cà phê Robusta rang xay trở nên phổ biến hơn, từ đó thúc đẩy nhu cầu đối với nguồn cà phê Robusta của Việt Nam.

Nhu cầu về cà phê Robusta Việt Nam tăng do giá bán cà phê Arabica đang ở mức cao
Nhu cầu về cà phê Robusta Việt Nam tăng do giá bán cà phê Arabica đang ở mức cao

Chính vì thế, USDA dự báo kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2021 – 2022 đạt mức 27 triệu bao.

Mặc dù vậy, cà phê Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh từ Brazil, quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, do ảnh hưởng từ sự suy yếu của đồng Real so với đồng Việt Nam.

Không những thế, các vườn cà phê của Indonesia đang phát triển rất tốt và giá đề nghị giao hàng trong năm 2022 cũng đang khá cạnh tranh.

Do đó, USDA dự đoán kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2022 – 2023 sẽ thấp hơn năm nay, ở mức 26.65 triệu bao.

Tình hình xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam

Xuất khẩu cà phê nhân đã tăng khoảng 14% lên mức 12.13 triệu bao trong 6 tháng đầu vụ mùa 2021 – 2022.

Tình hình xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam từ vụ mùa 2018 - 2019 đến vụ mùa 2021 - 2022
Tình hình xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam từ vụ mùa 2018 – 2019 đến vụ mùa 2021 – 2022

Nhờ vào sự cải thiện ở khâu logistics với các đơn hàng lớn, dự trữ ở mức cao cùng nhu cầu gia tăng đối với loại cà phê Robusta nguyên liệu để rang xay, do đó, USDA đã cân nhắc lại dự báo xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam sẽ đạt mức 24 triệu bao cho cả vụ mùa 2021 – 2022.

Mặt khác, USDA cũng đưa ra dự báo cho sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam cho vụ mùa 2022 – 2023 ở mức 23.5 triệu bao, thấp hơn một chút so với năm nay nhưng cao hơn vụ mùa năm ngoái do sự ổn định về nhu cầu về nhu cầu từ thị trường thế giới cũng như mức độ cạnh tranh của các quốc gia xuất khẩu cà phê khác.

Tình hình xuất khẩu cà phê rang xay và cà phê hòa tan của Việt Nam

USDA đã nâng mức dự báo sản lượng xuất khẩu cà phê rang xaycà phê hòa tan của Việt Nam lên mức 3 triệu bao trong giai đoạn 2021 – 2022, và sẽ tăng lên mức 3.15 triệu bao trong vụ mùa 2022 – 2023.

Tình hình nhập khẩu cà phê của Việt Nam

Với sự phục hồi của các chuỗi thương hiệu cà phê cũng như nhu cầu mới về cà phê đặc sản, trong vụ mùa 2022 – 2023, Việt Nam sẽ tiếp tục nhập khẩu các loại cà phê Arabica chất lượng cao từ Columbia, Kenya, Indonesia, Ethiopia… cũng như các loại cà phê chế biến sẵn nhập khẩu từ Châu Âu và các quốc gia khác.

Theo dự báo của USDA, sản lượng nhập khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tương đương khoảng 550 ngàn bao cà phê nhân trong giai đoạn 2021 – 2022, và tăng lên mức 580 ngàn bao trong giai đoạn 2022 – 2023.

Giá cà phê Việt Nam

Giá cà phê xuất khẩu trong nửa đầu mùa vụ 2021 – 2022 đã tăng lên cùng với giá hợp đồng tương lai, và đang ở mức cao hơn năm ngoái.

Biểu đồ biến động giá xuất khẩu cà phê nhân Robusta của Việt Nam trong vòng 6 năm, từ vụ mùa 2016 - 2017 đến vụ mùa 2021 - 2022
Biểu đồ biến động giá xuất khẩu cà phê nhân Robusta của Việt Nam trong vòng 6 năm, từ vụ mùa 2016 – 2017 đến vụ mùa 2021 – 2022

Điều tương tự cũng diễn ra với giá bán cà phê Robusta trong nước (mặc dù vẫn thấp hơn giai đoạn 2016 – 2017), do đó đã tạo khuyến khích cho người nông dân Việt Nam nỗ lực nhiều hơn cho việc trồng cà phê ở vụ mùa 2022 – 2023.

Biểu đồ biến động giá bán cà phê nhân Robusta tại Việt Nam trong vòng 6 năm, từ vụ mùa 2016 - 2017 đến vụ mùa 2021- 2022
Biểu đồ biến động giá bán cà phê nhân Robusta tại Việt Nam trong vòng 6 năm, từ vụ mùa 2016 – 2017 đến vụ mùa 2021- 2022

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chi phí sản xuất cũng đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là chi phí phân bón tăng khoảng 70 – 80% so với cùng kỳ năm trước đã góp phần vào việc đẩy giá bán cà phê nhân Robusta của Việt Nam.

Tình hình dự trữ cà phê của Việt Nam

USDA đã điều chỉnh thông tin về lượng cà phê dự trữ của Việt Nam trong vụ mùa 2021 – 2022 xuống còn 5.59 triệu bao do nhu cầu xuất khẩu cà phê tăng cao hơn, vượt quá sự gia tăng của sản lượng cà phê được sản xuất trong nước.

Cụ thể, tính đến tháng 3/2022, lượng cà phê dự trữ của Việt Nam được ghi nhận ở mức cao từ 10.5 – 11.8 triệu bao, bao gồm cả 3 – 4 triệu bao đang nằm trong kho ngoại quan.

Trong khi đó, lượng cà phê dự trữ tại Châu Âu đang ở mức thấp hơn, cộng với các chính sách hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho ngành logistics, Việt Nam có thể sẽ duy trì tốc độ xuất khẩu và giảm lượng cà phê dự trữ cho đến hết mùa vụ 2021 – 2022.

Bên cạnh đó, USDA cũng dự đoán Việt Nam sẽ tăng mức dự trữ cà phê trong giai đoạn 2022 – 2023 do sự cạnh tranh cao giữa các cường quốc xuất khẩu cà phê.

Dữ liệu thống kê tình hình sản xuất, cung ứng và phân phối của ngành cà phê Việt Nam 2 năm gần đây và dự báo năm sau

Dưới đây là bảng tổng hợp và so sánh hoạt động sản xuất, cung ứng và phân phối cà phê của Việt Nam trong 2 năm gần đây nhất do USDA cung cấp:

Tình hình sản xuất, cung ứng và phân phối của ngành cà phê Việt Nam trong 2 năm gần nhất (Đơn vị: ngàn bao, loại 60 kg) (Nguồn tham khảo: USDA)
Giai đoạn2020 – 20212021 – 2022
Thời điểm bắt đầu mùa vụ10/202010/2021
Lượng cà phê dự trữ đầu kỳ21303660
Sản lượng cà phê Arabica9501100
Sản lượng cà phê Robusta2805030480
Sản lượng các loại cà phê khác00
Tổng sản lượng cà phê2900031580
Lượng cà phê nhân nhập khẩu250250
Lượng cà phê rang xay nhập khẩu200200
Lượng cà phê hòa tan nhập khẩu100100
Tổng lượng cà phê nhập khẩu550550
Tổng lượng cà phê cung ứng ra thị trường3168035790
Lượng cà phê nhân xuất khẩu2204024000
Lượng cà phê rang xay xuất khẩu550600
Lượng cà phê hòa tan xuất khẩu23302400
Tổng lượng cà phê xuất khẩu2492027000
Lượng cà phê rang xay tiêu thụ nội địa26002660
Lượng cà phê hòa tan tiêu thụ nội địa500540
Tổng lượng cà phê tiêu thụ nội địa31003200
Lượng cà phê dự trữ cuối kỳ36605590
Tổng lượng cà phê phân phối ra thị trường3168035790
Sản lượng cà phê dành riêng cho xuất khẩu2590028380

Bên cạnh đó, USDA cũng đưa ra dự báo tổng hợp về tình hình thị trường cà phê Việt Nam giai đoạn 2022 – 2023 như sau:

Dự báo ngành cà phê Việt Nam giai đoạn 2022 – 2023 (Nguồn: USDA)
Giai đoạn2022 – 2023
Thời điểm bắt đầu mùa vụ10/2022
Lượng cà phê dự trữ đầu kỳ5590
Sản lượng cà phê Arabica1100
Sản lượng cà phê Robusta29830
Sản lượng các loại cà phê khác0
Tổng sản lượng cà phê30930
Lượng cà phê nhân nhập khẩu280
Lượng cà phê rang xay nhập khẩu200
Lượng cà phê hòa tan nhập khẩu100
Tổng lượng cà phê nhập khẩu580
Tổng lượng cà phê cung ứng ra thị trường37100
Lượng cà phê nhân xuất khẩu23500
Lượng cà phê rang xay xuất khẩu650
Lượng cà phê hòa tan xuất khẩu2500
Tổng lượng cà phê xuất khẩu26650
Lượng cà phê rang xay tiêu thụ nội địa2710
Lượng cà phê hòa tan tiêu thụ nội địa590
Tổng lượng cà phê tiêu thụ nội địa3300
Lượng cà phê dự trữ cuối kỳ7150
Tổng lượng cà phê phân phối ra thị trường37100
Sản lượng cà phê dành riêng cho xuất khẩu27630

Download miễn phí tài liệu Vietnam Coffee Market Report mới nhất của USDA

Download Vietnam Coffee Annual Report 2022 của USDA (Full PDF)

Dưới đây là bản Full báo cáo thị trường cà phê Việt Nam (hay Vietnam Coffee Annual Report) năm 2022 do USDA xuất bản:

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số báo cáo khác về tình hình thị trường cà phê Việt Nam do USDA xuất bản trước đó như sau:

Download Báo cáo bán niên về ngành cà phê Việt Nam (Coffee Semi – Annual Report) giai đoạn 2021 – 2022 của USDA (Full PDF)

Tải miễn phí báo cáo thường niên USDA Vietnam Coffee Annual Report về ngành cà phê Việt Nam giai đoạn 2020 – 2021 (Full PDF)

Tải Free Full PDF báo cáo thường niên USDA Vietnam Coffee Industry Annual Report về ngành cà phê Việt Nam giai đoạn 2019 – 2020

Tải Free Full PDF báo cáo thường niên USDA Vietnam Coffee Market Annual Report về ngành cà phê Việt Nam giai đoạn 2018 – 2019

Download Free Full PDF báo cáo ngành cà phê Việt Nam giai đoạn 2017 – 2018 do USDA xuất bản

Download Free Full PDF báo cáo về ngành cà phê Việt Nam giai đoạn 2016 – 2017 của USDA

Download Vietnam Coffee Report 2015 – 2016 (Free Full PDF)

Download Free Vietnam Coffee Industry Report 2014 – 2015 (Full PDF)

Câu hỏi thường gặp về Báo cáo thị trường cà phê Việt Nam của USDA

USDA Vietnam Coffee Annual Report là gì?

USDA Vietnam Coffee Annual Report là báo cáo thường niên của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ về ngành cà phê Việt Nam, thường được xuất bản trên website của cơ quan này vào khoảng tháng Năm hoặc tháng Sáu hàng năm.

Tính đến thời điểm hiện tại, USDA đã xuất bản khá nhiều báo cáo về ngành cà phê tại Việt Nam, bao gồm cả báo cáo thường niên và báo cáo bán niên từ giai đoạn 2014 – 2015 trở lại đây.

Việt Nam trồng nhiều cà phê ở đâu?

Tại Việt Nam, cà phê được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên, trong đó các khu vực có diện tích trồng cà phê lớn nhất là Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum, chiếm hơn 90% diện tích trồng cà phê cả nước.

Việt Nam trồng những loại cà phê nào?

Hai loại cà phê được trồng tại Việt Namcà phê Robusta (còn gọi là cà phê vối) và cà phê Arabica (hay cà phê chè).

Do điều kiện thời tiết, phần lớn sản lượng cà phê của Việt Nam đến từ việc trồng cà phê Robusta, hàng năm chiếm đến 96 – 97% tổng sản lượng cà phê Việt Nam.

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *