BÁO CÁO HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM 2023 (MCKINSEY)

Báo cáo hành vi người tiêu dùng Việt Nam 2023 (McKinsey)

Bạn đang tìm báo cáo hành vi người tiêu dùng Việt Nam 2023? Xem ngay kết quả khảo sát của McKinsey về tâm lý và hành vi của người tiêu dùng tại Việt Nam trong bài viết dưới đây.

Ngày 23/02/2023, McKinsey, một trong những công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới, đã xuất bản tài liệu về kết quả khảo sát người tiêu dùng Việt Nam năm 2023, tập trung vào các khía cạnh tâm lý, hành vi, thu nhập, chi tiêu và kỳ vọng của người tiêu dùng.

Lưu ý: Bài viết này đã được đăng ký trên DMCA (Link đăng ký: https://www.dmca.com/r/yzje0zl), vui lòng trích dẫn nguồn kèm link bài viết nếu muốn đăng tải lại trên website khác.

Full PDF (40 trang) Vietnam Consumer Behaviors Report của McKinsey

Dưới đây là toàn bộ 40 trang tài liệu báo cáo hành vi người tiêu dùng Việt Nam 2023 của McKinsey:

Báo cáo của McKinsey nói gì về hành vi người tiêu dùng Việt Nam năm 2023?

4 nội dung chính được McKinsey tóm tắt về dự kiến hành vi người tiêu dùng tại Việt Nam trong năm 2023 như sau:

Người tiêu dùng duy trì sự lạc quan

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dân lạc quan nhất tại Châu Á, theo đó, họ không cắt bỏ việc tổ chức Lễ Tết năm 2023, đồng thời 75% người tiêu dùng, đa phần là giới trẻ và người có thu nhập cao, đang sẵn sàng chi tiêu mua sắm trong năm nay.

Cảm nhận về yếu tố lạm phát tác động tiêu cực đến kế hoạch chi tiêu ở hầu hết các danh mục sản phẩm

  • Hơn 90% người tiêu dùng được khảo sát cho biết họ nhận thấy có sự tăng giá ở các danh mục hàng hóa.
  • Ngoài ra, họ cũng cho biết bản thân có dự định tiết kiệm tiền thay vì chi tiêu cho hầu hết các danh mục, ngoài những nhóm sản phẩm rất “cốt lõi” như nhiên liệu hay hàng tạp hóa.
  • Một số danh mục tùy chọn liên quan đến sức khỏe (như vitamin, các loại thuốc không kê đơn (OTC), sản phẩm thể dục hay chăm sóc cá nhân) dự kiến sẽ được người tiêu dùng gia tăng chi tiêu trong năm 2023.

Lòng trung thành đang bị thay đổi nhanh chóng

  • Hơn 90% những người được hỏi, đặc biệt là những người trẻ tuổi hoặc có thu nhập cao, đang thử các phương pháp mua sắm mới, chẳng hạn như thương hiệu mới, hình thức bán lẻ mới hay các kênh mới.
  • Có sự thay đổi đáng kể về mức độ trung thành với những gì được mua, và sự phân chia rõ rệt hơn về hành vi mua hàng (tập trung vào các mặt hàng cao cấp hơn và ý thức nhiều hơn vào giá trị).
  • Giá trị tốt hơn là lý do chính khiến người tiêu dùng thay đổi thương hiệu, ngoài ra còn có chất lượng, độ mới lạ và các tùy chọn cá nhân hóa cũng là những lý do hàng đầu khác khiến lòng trung thành của người tiêu dùng bị suy giảm.

Trong khi đó, các hành vi đa kênh được tạo ra trong thời kỳ Covid-19 có xu hướng sẽ tiếp tục diễn ra

  • Các lựa chọn thay thế cho việc mua sắm trực tiếp tại cửa hàng đã trở nên phổ biến kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, và 60 – 95% những người được khảo sát cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng các giải pháp thay thế này.
  • Các dịch vụ mua hàng trực tuyến và đặt hàng tại nhà cũng trở nên nổi bật hơn, đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn, đồng thời có sự tăng trưởng tương đối cao về số lượng người sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế từ xa và tập thể dục trực tuyến.

Kết quả khảo sát hành vi người tiêu dùng Việt Nam từ tháng 6 – 12/2022

#1: Lạc quan một cách thận trọng là tâm lý chủ đạo của người tiêu dùng Việt Nam

Theo kết quả khảo sát của McKinsey, 96% số người được hỏi tin rằng nền kinh tế sẽ được phục hồi và có sự tăng trưởng sau khi dịch Covid-19 lắng xuống.

Như vậy, mức độ lạc quan của người dân Việt Nam đang xếp thứ 2 toàn thế giới, chỉ sau Indonesia (98%), và cao hơn rất nhiều so với các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ (71%), Trung Quốc (86%), Đức (70%), Nhật Bản (67%)…

Mức độ lạc quan của người tiêu dùng Việt Nam về triển vọng phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19 (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Mức độ lạc quan của người tiêu dùng Việt Nam về triển vọng phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19 (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

Ngoài ra, những người có thu nhập cao cũng có mức độ lạc quan cao hơn đáng kể so với những người có mức thu nhập thấp.

Người thu nhập càng cao càng lạc quan về triển vọng phục hồi của nền kinh tế (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Người thu nhập càng cao càng lạc quan về triển vọng phục hồi của nền kinh tế (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

Những người tiêu dùng càng trẻ tuổi càng có cái nhìn lạc quan về nền kinh tế, bất kể họ đã được tiêm vắc xin hay chưa.

Người tiêu dùng trẻ tuổi lạc quan hơn về triển vọng phục hồi kinh tế (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Người tiêu dùng trẻ tuổi lạc quan hơn về triển vọng phục hồi kinh tế (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

Các gia đình Việt Nam vẫn tổ chức đón Tết 2023 với thái độ lạc quan, trong đó 70% người được khảo sát cho biết mức chi tiêu cho dịp Tết bằng hoặc cao hơn so với năm 2022, trung bình khoảng từ 5 – 15 triệu đồng/hộ gia đình.

Khảo sát chi tiêu dịp Tết 2023 (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Khảo sát chi tiêu dịp Tết 2023 (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

Các khoản chi được nhiều người ưu tiên vào dịp Tết cũng tương tự như các năm trước đây, gồm có thực phẩm và đồ uống, tiền lì xì, quần áo và trang sức, hoa và cây cảnh.

Tuy nhiên, mặc dù lạc quan về triển vọng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam cũng cho biết có sự suy giảm rất lớn về thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm so với các quốc gia ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) khác.

Suy giảm về thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm tại Việt Nam cao hơn các quốc gia Châu Á- Thái Bình Dương khác (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Suy giảm về thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm tại Việt Nam cao hơn các quốc gia Châu Á- Thái Bình Dương khác (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

Theo đó, có đến 53% số người được hỏi cho biết mức thu nhập của họ bị cắt giảm trong tháng gần nhất, trong khi tỉ lệ này ở các quốc gia APAC khác là dưới 40%, và, có đến 58% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã cắt giảm phần tiết kiệm trong tháng vừa qua.

Mặc dù cả thu nhập và tiết kiệm đều bị cắt giảm, nhưng người tiêu dùng Việt Nam vẫn sẵn sàng và có kế hoạch vung tiền trong năm 2023, trong đó, đa phần là những người có thu nhập cao và những người trẻ tuổi.

Người có thu nhập cao và người trẻ tuổi muốn chi tiêu nhiều hơn trong năm 2023 (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Người có thu nhập cao và người trẻ tuổi muốn chi tiêu nhiều hơn trong năm 2023 (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

Nếu so sánh với các quốc gia APAC khác, tỉ lệ người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi tiêu trong năm 2023 chỉ thấp hơn Ấn Độ, và thậm chí còn cao hơn các nền kinh tế hàng đầu như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc.

Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam có kế hoạch chi tiêu trong năm 2023, cao hơn nhiều quốc gia APAC khác (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam có kế hoạch chi tiêu trong năm 2023, cao hơn nhiều quốc gia APAC khác (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

Phần lớn người tiêu dùng trẻ tuổi tại Việt Nam có dự tính mua sắm các loại mỹ phẩm, trong khi người lớn tuổi muốn chi tiêu cho nhà cửa và du lịch.

Có sự khác nhau về dự tính chi tiêu giữa người tiêu dùng trẻ tuổi và lớn tuổi tại Việt Nam trong năm 2023 (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Có sự khác nhau về dự tính chi tiêu giữa người tiêu dùng trẻ tuổi và lớn tuổi tại Việt Nam trong năm 2023 (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

#2: Nhận thức về lạm phát tác động tiêu cực đến việc chi tiêu ở hầu hết các danh mục hàng hóa

Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam (92% số người được hỏi) đều nhận thấy có sự tăng giá hàng hóa dịch vụ, trong đó các loại mặt hàng thực phẩm, hàng tạp hóa dùng tại nhà và dịch vụ ăn uống bên ngoài là những danh mục được nhiều người nhận ra nhất.

Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đều nhận thấy sự tăng giá (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đều nhận thấy sự tăng giá (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

Người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là những người lớn tuổi, cảm thấy chiến sự tại Ukraine có liên quan đến các tác động kinh tế, trong đó, lạm phát, giá xăng dầu trong ngắn hạn là những vấn đề lớn nhất.

Người tiêu dùng Việt Nam cảm thấy chiến sự Ukraine tạo ra các tác động kinh tế trong ngắn hạn (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Người tiêu dùng Việt Nam cảm thấy chiến sự Ukraine tạo ra các tác động kinh tế trong ngắn hạn (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng cắt giảm phần lớn chi tiêu thông thường, chỉ tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu như hàng tạp hóa, các sản phẩm chăm sóc cá nhân, vitamin, thốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, nhiên liệu và các dịch vụ thể dục trực tuyến.

Người dân Việt Nam chỉ tăng chi tiêu cho các loại hàng hóa dịch vụ thực sự thiết yếu (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Người dân Việt Nam chỉ tăng chi tiêu cho các loại hàng hóa dịch vụ thực sự thiết yếu (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

75% người tiêu dùng Việt Nam dự tính tiếp tục chi tiêu cho các hoạt động về sức khỏe trong vòng 6 tháng tiếp theo, 24% quan tâm đến tính bền vững, nhưng chỉ có 31% muốn trả thêm tiền hoặc chuyển sang các thương hiệu cao cấp hơn.

Người tiêu dùng Việt Nam quan tâm về sức khỏe và tính bền vững những chỉ có 31% người dân sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm dịch vụ đáp ứng được các điều này (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Người tiêu dùng Việt Nam quan tâm về sức khỏe và tính bền vững những chỉ có 31% người dân sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm dịch vụ đáp ứng được các điều này (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

#3: Nhận thức về lạm phát cũng thúc đẩy sự thay đổi lòng trung thành

Hơn 60% người tiêu dùng Việt Nam không thể mua được mặt hàng mà họ mong muốn vì tình trạng hết hàng, chủ yếu là các sản phẩm chăm sóc da, vitamin, các loại thuốc không kê đơn và hàng may mặc.

Hơn 60% người tiêu dùng Việt Nam gặp phải tình trạng hết hàng (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Hơn 60% người tiêu dùng Việt Nam gặp phải tình trạng hết hàng (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

90% số người được khảo sát cho biết họ đã thử một thương hiệu mới hoặc mua sắm tại một cửa hàng mới trong vòng 3 tháng gần nhất, trong đó giá trị nhận được là nguyên nhân chính khiến người tiêu dùng Việt Nam thay đổi sang thương hiệu khác, tiếp theo là các lý do về chất lượng và tính bền vững.

Các nguyên nhân khiến người tiêu dùng Việt Nam chuyển sang sử dụng thương hiệu khác (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Các nguyên nhân khiến người tiêu dùng Việt Nam chuyển sang sử dụng thương hiệu khác (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

Người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng trả thêm tiền cho một số loại hàng hóa dịch vụ như thể dục thể thao ngoài trời, giải trí tại nhà, thuê trọ ngắn hạn, ngược lại, họ cũng sẵn sàng chuyển sang sử dụng các thương hiệu khác đối với một số nhóm hàng hóa dịch vụ khác như chăm sóc thú cưng, vé máy bay nội địa hay các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Kết quả khảo sát lòng trung thành của người tiêu dùng Việt Nam đối với một số danh mục hàng hóa dịch vụ (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Kết quả khảo sát lòng trung thành của người tiêu dùng Việt Nam đối với một số danh mục hàng hóa dịch vụ (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

Khi thay đổi sang thương hiệu mới, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng chọn các sản phẩm sử dụng thương hiệu riêng (private label), tức các sản phẩm được gắn thương hiệu của một đơn vị nhưng được sản xuất gia công bởi một đơn vị khác.

Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm có thương hiệu riêng (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng chuyển sang sử dụng các sản phẩm có thương hiệu riêng (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

Thương hiệu riêng được ưu tiên lựa chọn chủ yếu bởi vì chúng có giá bán rẻ hơn, cũng như phí vận chuyển thấp hơn so với các sản phẩm thông thường.

Lý do chuyển sang thương hiệu riêng (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Lý do chuyển sang thương hiệu riêng (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

#4: Hành vi đa kênh vẫn đang tiếp diễn

Ý định tiếp tục các hoạt động kỹ thuật số mới thời kỳ hậu Covid-19 của người tiêu dùng được ghi nhận mạnh nhất tại Việt Nam và Indonesia, theo sau là Ấn Độ và Nhật Bản.

Cụ thể, ít nhất 60% người tiêu dùng ở cả Việt Nam và Indonesia đều cho biết học sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động trực tuyến giống như thời kỳ giãn cách xã hội do Covid-19 như livestream, tương tác mạng xã hội, tập thể dục trực tuyến hay đặt hàng online.

Ý định duy trì các hoạt động trực tuyến sau Covid-19 của người tiêu dùng Việt Nam thuộc nhóm cao nhất (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Ý định duy trì các hoạt động trực tuyến sau Covid-19 của người tiêu dùng Việt Nam thuộc nhóm cao nhất (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

Lý do cho điều này là vì sự xuất hiện và lây lan mạnh của biến thể Omicron vào tháng 12, khiến cho chỉ có khoảng 34% số người được hỏi cho biết họ đang tiếp tục các hoạt động bình thường ngoài trời, dù cho họ đã tiêm vắc xin và bất kể độ tuổi và thu nhập.

Omicron khiến người dân Việt Nam e ngại các hoạt động bình thường ngoài trời (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Omicron khiến người dân Việt Nam e ngại các hoạt động bình thường ngoài trời (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

Bên cạnh đó, có khoảng 2/3 người dân Việt Nam điều chỉnh hành vi của họ khi thực hiện các hoạt động bên ngoài thay vì duy trì các thói quen trước khi bùng nổ dịch Covid-19.

Người dân Việt Nam điều chỉnh hành vi khi tham gia các hoạt động bên ngoài khác với cách họ thường làm trước khi bùng nổ dịch Covid-19 (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Người dân Việt Nam điều chỉnh hành vi khi tham gia các hoạt động bên ngoài khác với cách họ thường làm trước khi bùng nổ dịch Covid-19 (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

Hình thức mua sắm đa kênh phổ biến ở Việt Nam, và tỉ lệ người tiêu dùng mua các loại hàng tạp hóa và thực phẩm bổ sung vitamin trực tiếp tại các cửa hàng thay vì mua online cao hơn các loại hàng hóa khác.

Mua sắm đa kênh phổ biến tại Việt Nam (Nguồn: McKinsey, 02/2023)
Mua sắm đa kênh phổ biến tại Việt Nam (Nguồn: McKinsey, 02/2023)

Tóm lại về hành vi người tiêu dùng Việt Nam 2023 theo McKinsey

Khi Việt Nam thoát khỏi đại dịch Covid-19, nhiều hành vi của người tiêu dùng được ghi nhận như phân chia ngân sách chi tiêu, lòng trung thành ở mức thấp hoặc gia tăng sử dụng các dịch vụ trên nền tảng trực tuyến.

Mặt khác, người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục trở nên sáng suốt hơn và có ý thức hơn về yếu tố giá trị trong quá trình điều chỉnh chi tiêu của mình.

Ngoài ra, sự lạc quan của người dân Việt Nam về các điều kiện kinh tế trong tương lai thuộc hàng mạnh nhất ở châu Á và được thể hiện rõ nhất theo thế hệ, với khoảng 70% thế hệ Y được cho là lạc quan.

Tuy nhiên, mô hình chi tiêu của người tiêu dùng vẫn bị ảnh hưởng bởi tác động kép từ hệ quả của dịch Covid-19 và những bất ổn của kinh tế.

Theo đó, dự kiến chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam nằm trong nhóm suy giảm mạnh nhất ở châu Á, và đồng thời gia tăng hoạt động tiết kiệm thay vì chi tiêu mua sắm ở hầu hết các danh mục hàng hóa, ngoại trừ những sản phẩm cơ bản như thực phẩm, nhiên liệu và chăm sóc cá nhân.

Mặc dù vậy, nghịch lý về ý định chi tiêu và kế hoạch giảm chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam cho thấy họ đang có sự phân chia về việc chi tiêu thay vì cắt giảm hoàn toàn, hay nói cách khác, người dân Việt Nam đang trở thành những người tiêu dùng sáng suốt hơn, sẵn sàng chi tiêu nhưng cũng có ý thức về giá trị mà mình nhận được khi mua sắm.

Bên cạnh đó, các chuyên gia từ McKinsey nhận thấy rằng những bất ổn kinh tế dường như giúp thúc đẩy nhanh hơn sự thay đổi về lòng trung thành của người tiêu dùng Việt Nam khi họ tiếp tục thử nghiệm nhiều hơn với các thương hiệu mới, hình thức bán lẻ mới và hành vi mới, cao hơn bất kỳ quốc gia châu Á nào được khảo sát.

Ở một khía cạnh khác, hoạt động trực tuyến cũng đã tăng lên và mạng xã hội đã trở thành một kênh quan trọng có tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Bây giờ, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về báo cáo hành vi người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 của McKinsey, hãy để lại ý kiến của mình trong phần bình luận của bài viết này nhé.

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *