ChatGPT là gì? Cách tạo tài khoản ChatGPT thành công 100% chỉ với 1 USD

Bạn đang tìm hiểu ChatGPT là gì? Dưới đây là hướng dẫn cách tạo tài khoản OpenAI chính chủ thành công 100% (đã test) chỉ với 1 USD và rất nhiều thông tin thú vị khác.

Mọi người đều nói rằng: ChatGPT đang đe dọa Google Search.

Tôi cho rằng điều này vô cùng chính xác, nhất là sau khi tự mình trực tiếp trải nghiệm các tính năng của nó cũng như nhìn thấy xu hướng đang bùng nổ của loại công nghệ này trên Google Trends.

Nhu cầu tìm kiếm về ChatGPT tăng vọt tại Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2022 (Nguồn: Google Trends, chụp màn hình ngày 20/12/2022)
Nhu cầu tìm kiếm về ChatGPT tăng vọt tại Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2022 (Nguồn: Google Trends, chụp màn hình ngày 20/12/2022)

Tuy nhiên, vì nó là công nghệ mới, do đó, bạn sẽ cần một số thông tin chi tiết về việc

Dưới đây là những điều bạn cần biết về ChatGPT.

Vậy ChatGPT là gì?

ChatGPT là một biến thể của mô hình ngôn ngữ InstructGPT, một loại GPT (Generative Pre-training Transformer) theo dạng đối thoại, được phát triển bởi OpenAI nhằm mục đích thực hiện ngay lập tức các yêu cầu cũng như đưa ra các phản hồi chi tiết.

Giống như các biến thể khác của GPT, đây là một mô hình máy học (machine-learning) đã được đào tạo dựa trên một tập hợp dữ liệu văn bản rất lớn, nhờ đó nó có thể tạo ra những đoạn văn bản trông giống như do một người nào đó viết nên.

Ba tác dụng nổi bật của ChatGPT

Có thể nói, ChatGPT được thiết kế đặc biệt để sử dụng cho các thuật toán chatbot và các công nghệ giao tiếp hiện đại với các tính năng rất độc đáo.

Tạo ra các câu trả lời thích hợp

Trước hết, nó đã được đào tạo nhờ vào một lượng lớn dữ liệu gồm các bản ghi cuộc hội thoại, cho phép nó tạo ra các phản hồi phù hợp để sử dụng trong các cuộc hội thoại chatbot.

Điều này rất có ích cho các dịch vụ chăm sóc khách hàng, thương mại điện tử và những cuộc giao tiếp chung chung, bởi AI của ChatGPT có thể giải quyết được rất nhiều trường hợp khác nhau có thể xảy ra khi tiếp nhận thông tin của một khách hàng.

Khả năng ghi nhớ và xử lý nội dung cuộc trò chuyện trong dài hạn

Bên cạnh đó, một trong những tính năng khác của ChatGPT là khả năng xử lý các yêu cầu hội thoại phức tạp trong dài hạn.

Điều này có nghĩa là nó có thể ghi nhớ và tham chiếu đến thông tin đã được đề cập trước đó trong cuộc trò chuyện, giúp nó duy trì ngữ cảnh và tiếp tục các cuộc trò chuyện tự nhiên giống như khi bạn đang nói chuyện với một con người thật sự.

Tiết kiệm thời gian sáng tạo nội dung

Đặc biệt, tính năng được công đồng SEO coi trọng nhất chính là khả năng tạo ra những đoạn văn bản chứa nội dung hữu ích cho người dùng một cách nhanh chóng.

Nhờ vậy, thay vì dành ra nhiều ngày để tham khảo các nguồn dữ liệu trên Internet và sáng tạo nội dung, những người làm Content Marketing cho website hay blog có thể chỉ tốn vài giờ để khởi tạo văn bản và biên tập lại nội dung sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.

ChatGPT hoạt động như thế nào?

Vì ChatGPT là biến thể của InstructGPT, do đó, cách thức hoạt động của ChatGPT cũng tương tự như vậy, nhưng có một chút thay đổi về phương pháp thu thập dữ liệu.

ChatGPT dựa trên phương pháp đào tạo trước (pre-training) để hệ thống có thể dự đoán từ tiếp trong trong một văn bản.

Ví dụ, nếu thông tin đầu vào là “The cat sat on the”, hệ thống sẽ cố gắng dự đoán từ tiếp theo là gì, và trong trường hợp này là “mat” để tạo ra một câu hoàn chỉnh, tức là “The cat sat on the mat”.

Một khi đã có một lượng dữ liệu tương đối lớn, thì ChatGPT có thể tự động tạo ra các phản hồi khi được áp dụng vào các cuộc trò chuyện với chatbot, và nó sẽ tiếp tục tạo phản hồi theo cách này cho đến khi kết thúc cuộc trò chuyện hoặc khi được yêu cầu dừng lại.

OpenAI cũng đã có những thông tin khá chi tiết về cách thức hoạt động của ChatGPT trên website của mình, và bạn có thể xem tại đây để hiểu rõ hơn về loại công nghệ AI này.

Cách thức hoạt động của ChatGPT (Nguồn: OpenAI, 20/12/2022)
Cách thức hoạt động của ChatGPT (Nguồn: OpenAI, 20/12/2022)

Những hạn chế của ChatGPT

Mặc dù là một công nghệ AI rất tiên tiến, nhưng ChatGPT vẫn đang bộc lộ khá nhiều hạn chế như sau:

Thông tin không chính xác hoặc vô nghĩa

Dù những nội dung do ChatGPT khi đọc qua rất có lý, nhưng vẫn có một số trường hợp thông tin không chính xác hoặc vô nghĩa, bởi trong quá trình đào tạo bằng mô hình ngôn ngữ Học tăng cường từ phản hồi của người dùng (Reinforcement Learning from Human Feedback – RLHF), hiện tại không có nguồn thông tin nào chính xác.

Ví dụ, tôi đã thử yêu cầu ChatGPT trả lời câu hỏi Google Helpful Content Update là gì, và hệ thống đã đưa ra phản hồi, trong đó có một đoạn như sau:

“Google’s Helpful Content Update is a change to the Google search algorithm that was announced in May 2021.”

Đây là thông tin không chính xác, bởi vì bản cập nhật này (còn gọi là bản cập nhật Nội dung hữu ích) được Google chính thức ra mắt vào ngày 25/08/2022 chứ không phải vào tháng 05/2021.

ChatGPT đưa ra câu trả lời không chính xác cho câu hỏi "What is Google Helpful Content Update"
ChatGPT đưa ra câu trả lời không chính xác cho câu hỏi “What is Google Helpful Content Update”

Tuy nhiên, nếu chưa tìm hiểu kỹ về các thay đổi trong thuật toán Google, bạn (và ngay cả tôi) chắc chắn sẽ bị đánh lừa, bởi vì ngoại trừ sai sót về ngày phát hành, những thông tin khác mà AI đưa ra rất hợp lý, phù hợp với nội dung chính của bản cập nhật Helpful Content (dù không chính xác 100%).

Bên cạnh đó, phương pháp đào tạo thận trọng khiến ChatGPT đôi khi từ chối các câu hỏi mà nó có thể trả lời đúng, cũng như nó chỉ trả lời các câu hỏi hoặc yêu cầu dựa trên những thông tin mà nó biết (do người huấn luyện AI cung cấp).

Đôi khi dài dòng quá mức

Nội dung phản hồi của ChatGPT đôi khi dài dòng quá mức, cũng như tập trung vào một số cụm từ nhất định, vì yếu tố con người tác động vào trong quá trình huấn luyện AT ban đầu, cũng như một số vấn đề phổ biến được tối ưu hóa quá đà.

Đưa ra phỏng đoán nếu câu hỏi không rõ ràng

Nếu là một con người, khi gặp những vấn đề hoặc yêu cầu không rõ ràng, họ thường có xu hướng hỏi lại nhằm làm rõ nghĩa trước khi trả lời.

Tuy nhiên, thay vì hỏi lại, ChatGPT lại phỏng đoán ý định của người dùng là gì, và đưa ra phản hồi của nó dựa trên phán đoán đó, khiến cho có những trường hợp nội dung được tạo ra không phù hợp với những gì mà người dùng mong muốn.

Ví dụ, bạn có biết tôi đã cười rụng rốn khi đọc bài thơ “Hạt gạo làng ta” dưới đây do chính AI của ChatGPT “tự sáng chế” thay vì bài thơ gốc của tác giả Trần Đăng Khoa năm 1969?

ChatGPT tự sáng chế bài thơ "Hạt gạo làng ta" khi chưa hiểu rõ câu hỏi mà tôi đặt ra
ChatGPT tự sáng chế bài thơ “Hạt gạo làng ta” khi chưa hiểu rõ câu hỏi mà tôi đặt ra

Đôi khi đưa ra hướng dẫn sai lầm hoặc thiên vị

Mặc dù vẫn đang sử dụng API kiểm duyệt nội dung, nhưng ChatGPT vẫn có khả năng đưa ra các hướng dẫn sai lầm, các thông tin không chính xác, thông tin nhạy cảm hoặc thiên vị cho một điều gì đó.

Thông tin sau năm 2022 chưa được cập nhật

Một nhược điểm của ChatGPT chính là AI không nhận thức được các dữ liệu từ năm 2022 trở đi vì nó chưa được huấn luyện cho điều này.

Ví dụ, tôi đã yêu cầu hệ thống đưa ra thông tin cho bản cập nhật Spam Update của Google, và lần này, có nêu rõ thời điểm năm 2022 để AI của hệ thống xác định chính xác thông tin mà tôi mong muốn.

Tuy nhiên, lần này hệ thống đã phản hồi rằng không có bản cập nhật nào của Google tên là Spam Update trong năm 2022, mặc dù trên thực tế Google đã chính thức ra mắt bản update này vào đầu tháng 12/2022.

ChatGPT không có dữ liệu về bản cập nhật Spam Update của Google trong năm 2022
ChatGPT không có dữ liệu về bản cập nhật Spam Update của Google trong năm 2022

Chính vì thế, để nhận được các thông tin chuẩn xác hơn, bạn chỉ nên đề nghị hệ thống phản hồi các thông tin trước năm 2021, và nên thêm mốc thời gian cụ thể nếu cần thiết.

Giới hạn số lượng ký tự trong mỗi phản hồi

Tôi đã thử nghiệm vài lần, và nhận thấy rằng đối với những yêu cầu phức tạp bao gồm nhiều yêu cầu nhỏ bên trong, có khả năng ChatGPT sẽ chỉ hoàn thành một phần yêu cầu rồi ngừng lại.

Ví dụ, khi tôi thử đưa ra yêu cầu tạo một bài viết dài về chủ đề thời trang, hệ thống AI chỉ tạo ra được một văn bản dài khoảng vài trăm chữ (theo thử nghiệm của tôi là 550 chữ).

Điều này nghĩa là khi muốn tạo ra một bài viết hoàn chỉnh, tôi sẽ cần đặt ra rất nhiều yêu cầu và đợi hệ thống của ChatGPT thực hiện lần lượt.

Hướng dẫn tạo tài khoản ChatGPT trên OpenAI thành công 100% (đã test)

Hiện tại, rất nhiều người đã nói rằng mình không tạo được tài khoản ChatGPT để thử nghiệm tính năng của nó.

Vậy thực sự quá trình đăng ký tài khoản thử nghiệm ChatGPT có khó không?

Tôi khẳng định là không, vì tôi chỉ mất khoảng 5 phút để thực hiện 3 bước dưới đây là đã hoàn tất đăng ký và “vọc” ChatGPT mỏi tay.

Bước #1: Chuẩn bị

  • Một tài khoản thanh toán quốc tế (ưu tiên Visa, Mastercard).
  • Trình duyệt Opera (hoặc Brave) cho phép đổi VPN.

Bước #2: Thuê một số điện thoại trên smspool.net

Có rất nhiều dịch vụ cho thuê số điện thoại để nhận mã OTP, nhưng tôi đã chọn Smspool.net cho thử nghiệm của mình, do đó, nếu không thích, bạn có thể đổi qua các dịch vụ khác.

Những việc bạn cần làm ở đây rất đơn giản, gồm có:

  • Đầu tiên, click vào đây để đăng ký tài khoản miễn phí trên Smspool.net (rất nhanh, khoảng 1 phút thôi).
Giao diện trang đăng ký tài khoản trên Smspool.net
Giao diện trang đăng ký tài khoản trên Smspool.net
  • Tiếp theo, đăng nhập vào tài khoản vừa tạo, chọn mục Deposit ở menu bên trái của Dashboard và nạp 1 USD vào tài khoản. Có nhiều tùy chọn phương thức nạp tiền, nhưng tôi thấy đơn giản nhất là chọn CreditCard và thanh toán bằng thẻ Visa/Mastercard theo hướng dẫn. Lưu ý, số tiền thuê có thể thay đổi vào thời điểm bạn thực hiện.
Nạp tiền vào tài khoản
Nạp tiền vào tài khoản
  • Sau khi đã nạp tiền thành công, chọn mục Quick Order, sau đó chọn OpenAI trong phần Service và giữ nguyên tùy chọn Select highest success rate trong phần Price option.
Chọn Quick order > OpenAI trong Service > Select highest success rate trong Pricing option
Chọn Quick order > OpenAI trong Service > Select highest success rate trong Pricing option
  • Có rất nhiều quốc gia để bạn lựa chọn, nhưng tôi khuyên bạn nên thuê một số điện thoại tại United States, vì tôi chỉ mới thử nghiệm thành công theo tùy chọn này và chưa thử nghiệm với các quốc gia khác. Nhấn nút Purchase để thuê số điện thoại. Lưu ý, giá thuê một số điện thoại tại Mỹ dao động trong khoảng 0.6 – 0.8 USD vào thời điểm tôi thử nghiệm (ngày 20/12/2022).
Nhấn nút Purchase để thuê số điện thoại tại Mỹ
Nhấn nút Purchase để thuê số điện thoại tại Mỹ
  • Bạn sẽ thấy số điện thoại mà mình đang thuê hiện lên trong cột Phonenumber, trạng thái pending trong cột Status cho thấy hệ thống đang đợi mã OTP từ OpenAI gửi, kèm theo đó là thời gian đợi nhận mã còn lại. Nếu hết thời gian đợi mà hệ thống vẫn không nhận được mã OTP, bạn sẽ nhận được tiền refund ngay lập tức vào tài khoản (nên cứ thoải mái nhé).
Thông tin về tình trạng số điện thoại được thuê
Thông tin về tình trạng số điện thoại được thuê
  • Bây giờ, bạn chuyển sang bước tiếp theo để đăng ký tài khoản trên OpenAI và nhận mã OTP để kích hoạt tài khoản nhé.

Bước #3: Đăng ký và kích hoạt tài khoản trên OpenAI

Ở bước này, bạn cần phải thay đổi VPN để có thể đăng ký tài khoản mới (vì Việt Nam không nằm trong danh sách được hỗ trợ).

Có nhiều cách để thay đổi VPN của máy tính, nhưng tôi thích sử dụng trình duyệt Opera vì nó an toàn, hỗ trợ VPN và không lo dính mã độc khi cài đặt các ứng dụng Fake IP rác.

Bây giờ, hãy thực hiện các thao tác sau để tạo tài khoản trên OpenAI:

  • Đầu tiên, kích hoạt chức năng VPN trên trình duyệt Opera rồi truy cập vào https://chat.openai.com/, hãy nhấp vào nút Sign up để bắt đầu quá trình đăng ký tài khoản mới.
Nhấp vào Sign up để đăng ký tài khoản ChatGPT trên OpenAI
Nhấp vào Sign up để đăng ký tài khoản ChatGPT trên OpenAI
  • Tiếp theo, bạn có thể lựa chọn đăng ký bằng tài khoản Gmail, Microsoft hoặc đăng ký email trực tiếp trên OpenAI. Cá nhân tôi chọn đăng ký email trực tiếp để tránh các rủi ro không đáng có nếu hệ thống nhận ra email cá nhân của tôi được tạo từ Việt Nam. Hãy điền email của bạn và xác minh tài khoản không phải là Robot.
Giao diện trang đăng ký tài khoản ChatGPT
Giao diện trang đăng ký tài khoản ChatGPT
  • Lưu ý rằng quá trình xác minh reCAPTCHA có thể mất rất nhiều thời gian, nên cứ kiên nhẫn thực hiện đến khi hệ thống đồng ý bạn không phải Robot rồi nhấn vào nút Continue.
Xác minh reCAPTCHA
Xác minh reCAPTCHA
  • Sau đó, hệ thống sẽ yêu cầu bạn tạo mật khẩu cho tài khoản của mình. Lưu ý, tài khoản của bạn cần ít nhất 8 ký tự, do đó bạn nên chọn một mật khẩu mạnh rồi nhấn nút Continue.
Tạo mật khẩu cho tài khoản
Tạo mật khẩu cho tài khoản
  • Tiếp theo, bạn cần nhấp vào nút Verify email address trong email kích hoạt tài khoản mà hệ thống đã gửi cho bạn.
Xác nhận email cho tài khoản ChatGPT
Xác nhận email cho tài khoản ChatGPT
  • Sau đó, bạn cần nhập số điện thoại đã thuê ở bước #2 để nhận mã OTP. Mã OTP gồm 6 chữ số được gửi về tài khoản của bạn trên SMSpool.net như hình dưới đây, hãy sử dụng nó để xác thực số điện thoại trên OpenAI.
Lấy mã OTP gồm 6 chữ số trên Smspool
Lấy mã OTP gồm 6 chữ số trên Smspool
  • Như vậy, bạn đã hoàn tất quá trình tạo tài khoản ChatGPT trên OpenAI. Giờ là lúc tìm hiểu về cách sử dụng ChatGPT sao cho hiệu quả.

7 cách sử dụng ChatGPT hiệu quả nhất trong năm 2023

#1: Làm trợ lý hỏi đáp

Bất kỳ khi nào có câu hỏi cần được giải đáp ở mọi lĩnh vực, bạn đều có thể tìm đến ChatGPT.

Ngay cả khi bạn cần tư vấn về tình trạng tâm lý, sức khỏe hay giải quyết sự cố trong gia đình, công cụ này cũng đều có thể xử lý được.

Nói cách khác, ChatGPT có thể được ứng dụng giống như một trợ lý hỏi đáp, tương tự với Google Assistant trên Android hay Siri trên iOS.

Ví dụ, tôi đã thử nhờ ChatGPT giải thích cho tình trạng khó ngủ, và đây là câu trả lời mà tôi nhận được từ hệ thống:

ChatGPT có thể được ứng dụng để làm trợ lý hỏi đáp tương tự với Google Assistant
ChatGPT có thể được ứng dụng để làm trợ lý hỏi đáp tương tự với Google Assistant

#2: Dịch vụ viết tiểu luận miễn phí bằng ChatGPT

Bạn là sinh viên được yêu cầu viết tiểu luận cho môn học của mình?

Hãy dùng ChatGPT để nhanh chóng tạo ra các bài luận cho mọi chủ đề mà bạn muốn viết.

Ví dụ, dưới đây là một bài luận ngắn về chủ đề cách truyền thông mạng xã hội cho công ty luật trên Facebook được viết bởi ChatGPT:

Sử dụng ChatGPT để viết tiểu luận, essay cho mọi chủ đề
Sử dụng ChatGPT để viết tiểu luận, essay cho mọi chủ đề

#3: Biến ChatGPT thành nhân viên IT

Bạn cần viết code nhanh chóng?

ChatGPT có thể dựa trên yêu cầu của bạn để tạo ra những dòng code có tính ứng dụng cao, kết quả mà bạn nhận được sẽ tương tự như thứ mà tôi nhận được khi yêu cầu viết code dưới dạng HTML để tạo sticky menu ở footer.

ChatGPT có thể thay bạn viết những đoạn code mẫu để tiết kiệm thời gian lập trình
ChatGPT có thể thay bạn viết những đoạn code mẫu để tiết kiệm thời gian lập trình

#4: ChatGPT trở thành giáo viên sửa lỗi code

Ngoài khả năng tạo code mới, ChatGPT còn có thể nhận diện code và chỉnh sửa hoặc đưa ra các đề xuất bổ sung nhằm cải tiến hoặc khắc phục lỗi.

Ví dụ, tôi đã sử dụng một câu hỏi trên Stackoverflow chưa được giải quyết (xem câu hỏi gốc tại đây) và nhờ ChatGPT xử lý giúp, câu trả lời mà tôi nhận được rất dễ hiểu như sau:

ChatGPT là một "giáo viên" khá chất lượng trong việc fix lỗi code lập trình
ChatGPT là một “giáo viên” khá chất lượng trong việc fix lỗi code lập trình

#5: Sử dụng ChatGPT cho SEO và Content Marketing

Đương nhiên rồi, ChatGPT hoàn toàn có thể được ứng dụng trong lĩnh vực SEO và Content Marketing, và tôi đã có một bài viết hướng dẫn khá chi tiết cách sử dụng ChatGPT hiệu quả cho các dự án SEO và Content Marketing để bạn tham khảo.

#6: Tối ưu hóa ChatGPT cho quảng cáo PPC

Quảng cáo PPC là một trong những phương thức Digital Marketing được các doanh nghiệp nhiều nhất, và ChatGPT là giải pháp sáng tạo có thể giúp bạn tối ưu nội dung của mẫu quảng cáo một cách nhanh chóng.

Ví dụ, tôi đã thử yêu cầu ChatGPT viết đoạn mô tả quảng cáo dài tối đa 90 ký tự để giới thiệu về một hãng máy rang cà phê của Việt Nam, trong đó tập trung vào một số yếu tố nổi bật, và dưới đây là kết quả mà tôi nhận được:

Ứng dụng ChatGPT để viết mẫu quảng cáo tối ưu
Ứng dụng ChatGPT để viết mẫu quảng cáo tối ưu

#7: Tóm tắt, chỉnh sửa bài đăng trên mạng xã hội

Bạn vừa hoàn thành một bài viết dài 10 ngàn chữ và muốn tóm tắt nội dung để đăng lên mạng xã hội?

Tôi khẳng định: ChatGPT có thể làm được điều đó

Ví dụ, ChatGPT đã giúp tôi tạo một bài viết dài 200 chữ dùng để đăng Facebook dựa theo bài viết trên một website tiếng Anh về chủ đề Digital Marketing, và đáng ngạc nhiên hơn là nó còn đề xuất luôn một số các hashtag mà tôi nên sử dụng trong bài đăng này.

ChatGPT có thể giúp cải thiện đáng kể hiệu quả truyền thông mạng xã hội
ChatGPT có thể giúp cải thiện đáng kể hiệu quả truyền thông mạng xã hội

Một số video giới thiệu về ChatGPT mà bạn nên tham khảo

Cách sử dụng Chat GPT của Open AI cho người mới bắt đầu – Kênh Youtube của The AI Advantage

Cách sử dụng ChatGPT để lên ý tưởng kinh doanh, website và các dự án cá nhân – Kênh Youtube của Adrian Twarog

Kiếm tiền online bằng cách sử dụng kết hợp ChatGPT và Affiliate Marketing trong năm 2023 – Kênh Youtube của Mr. Money

Tóm lại về ChatGPT

Như vậy, bạn đã tìm hiểu rất nhiều thông tin hữu ích liên quan đến công cụ ChatGPT do OpenAI xây dựng, bao gồm ưu nhược điểm của ChatGPT, cách tạo tài khoản GPT chính chủ khi đang ở tại Việt Nam và những ứng dụng nổi bật nhất của nó trong năm 2023.

Mặc dù nó vẫn còn rất nhiều hạn chế, nhưng theo tôi, nó đã đủ để những người làm nghề Content Writer như tôi và bạn sử dụng để đẩy nhanh hiệu suất công việc của mình.

Điều quan trọng mà bạn cần lưu ý khi sử dụng công cụ này chính là đừng tin 100% vào những nội dung do AI của ChatGPT tạo ra, và luôn kiểm chứng lại nội dung để đảm bảo rằng bạn không biết website hoặc blog của mình thành nơi phát tán thông tin sai lệch.

Bây giờ, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về ChatGPT của OpenAI, hãy dành thời gian xem qua một số câu hỏi thường gặp dưới đây hoặc để lại ý kiến của mình trong phần bình luận của bài viết này nhé.

Câu hỏi thường gặp về ChatGPT

Chat GPT?

Chat GPT (hay ChatGPT) là viết tắt của của cụm từ Chat Generative Pre-training Transformer, là một hệ thống chatbot được phát triển dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn GPT-3.5 của OpenAI và được tinh chỉnh bằng cả kỹ thuật học tăng cường và học có giám sát .

Nguyên mẫu của Chat GPT được ra mắt vào tháng 11 năm 2022 và nhanh chóng thu hút sự chú ý nhờ các câu trả lời chi tiết và câu trả lời rõ ràng trên nhiều lĩnh vực kiến ​​thức, tuy nhiên độ chính xác thực tế không đồng đều của nó được xác định là một nhược điểm đáng kể.

OpenAI là gì?

OpenAI là công ty chuyên nghiên cứu và phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence), được thành lập từ năm 2015.

Công ty OpenAI đã triển khai nhiều loại hệ thống AI khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là các hệ thống DALL-E, OpenAI Codex, GPT-3 và ChatGPT.

Sử dụng ChatGPT có tốn chi phí không?

ChatGPT là một dự án mã nguồn mở miễn phí mà mọi người có thể truy cập và sử dụng với tư cách là cá nhân, tuy nhiên, bạn cần mua quyền sử dụng ChatGPT nếu muốn dùng cho mục đích kinh doanh, và theo ước tính của Phó giáo sư Tom Goldstein từ Maryland, ChatGPT có thể khiến các lập trình viên tiêu tốn đến 100 ngàn USD mỗi ngày.

ChatGPT phù hợp với nhóm đối tượng nào?

ChatGPT có thể phát huy hiệu quả với những nhóm đối tượng sau:

  • Các doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ đến lớn.
  • Các tổ chức chính phủ.
  • Các tổ chức phi chính phủ.
  • Cá nhân, người làm nghề tự do (freelancer).

ChatGPT có thể sử dụng loại ngôn ngữ nào?

ChatGPT hoạt động tốt nhất với ngôn ngữ tiếng Anh, mặc dù nó vẫn có thể hiểu nội dung các câu hỏi bằng tiếng Việt ở một mức độ nào đó, và thậm chí đưa ra phản hồi bằng tiếng Việt.

Dịch vụ ChatGPT có thể sử dụng ngoại tuyến (offline) được không?

Không, máy chủ của ChatGPT không được cài đặt trên thiết bị của người dùng, do đó, nếu muốn sử dụng dịch vụ của ChatGPT, bạn cần phải có Internet để kết nối với hệ thống máy chủ tại OpenAI.

ChatGPT hiện được tích hợp với những dịch vụ hoặc ứng dụng nào?

ChatGPT đang được tích hợp vào GPT-3 và một số dịch vụ của OpenAI.

Danh sách các quốc gia được OpenAI hỗ trợ dịch vụ ChatGPT

Tính đến ngày 20/12/2022, có khá nhiều quốc gia trên thế giới (nhưng không có Việt Nam) được hỗ trợ bởi OpenAI, bao gồm:

  • Antigua and Barbuda
  • Argentina
  • Armenia
  • Australia
  • Austria
  • Bahamas
  • Bangladesh
  • Barbados
  • Belgium
  • Belize
  • Benin
  • Bhutan
  • Bolivia
  • Bosnia and Herzegovina
  • Botswana
  • Brazil
  • Brunei
  • Bulgaria
  • Burkina Faso
  • Cabo Verde
  • Canada
  • Chile
  • Colombia
  • Comoros
  • Congo (Congo-Brazzaville)
  • Costa Rica
  • Côte d’Ivoire
  • Croatia
  • Cyprus
  • Czechia (Czech Republic)
  • Denmark
  • Djibouti
  • Dominica
  • Dominican Republic
  • Ecuador
  • El Salvador
  • Estonia
  • Fiji
  • Finland
  • France
  • Gabon
  • Gambia
  • Georgia
  • Germany
  • Ghana
  • Greece
  • Grenada
  • Guatemala
  • Guinea
  • Guinea-Bissau
  • Guyana
  • Haiti
  • Holy See (Vatican City)
  • Honduras
  • Hungary
  • Iceland
  • India
  • Indonesia
  • Iraq
  • Ireland
  • Israel
  • Italy
  • Jamaica
  • Japan
  • Jordan
  • Kazakhstan
  • Kenya
  • Kiribati
  • Kuwait
  • Kyrgyzstan
  • Latvia
  • Lebanon
  • Lesotho
  • Liberia
  • Liechtenstein
  • Lithuania
  • Luxembourg
  • Madagascar
  • Malawi
  • Malaysia
  • Maldives
  • Mali
  • Malta
  • Marshall Islands
  • Mauritania
  • Mauritius
  • Mexico
  • Micronesia
  • Moldova
  • Monaco
  • Mongolia
  • Montenegro
  • Morocco
  • Mozambique
  • Myanmar
  • Namibia
  • Nauru
  • Nepal
  • Netherlands
  • New Zealand
  • Nicaragua
  • Niger
  • Nigeria
  • North Macedonia
  • Norway
  • Oman
  • Pakistan
  • Palau
  • Palestine
  • Panama
  • Papua New Guinea
  • Peru
  • Philippines
  • Poland
  • Portugal
  • Qatar
  • Romania
  • Rwanda
  • Saint Kitts and Nevis
  • Saint Lucia
  • Saint Vincent and the Grenadines
  • Samoa
  • San Marino
  • Sao Tome and Principe
  • Senegal
  • Serbia
  • Seychelles
  • Sierra Leone
  • Singapore
  • Slovakia
  • Slovenia
  • Solomon Islands
  • South Africa
  • South Korea
  • Spain
  • Sri Lanka
  • Suriname
  • Sweden
  • Switzerland
  • Taiwan
  • Tanzania
  • Thailand
  • Timor-Leste (East Timor)
  • Togo
  • Tonga
  • Trinidad and Tobago
  • Tunisia
  • Turkey
  • Tuvalu
  • Uganda
  • United Arab Emirates
  • United Kingdom
  • United States of America
  • Uruguay
  • Vanuatu
  • Zambia

Làm thế nào để khắc phục lỗi Openai’s services are not available in your country?

Cách đơn giản nhất để giải quyết sự cố Openai’s services are not available in your country là sử dụng các dịch vụ VPN, hoặc kích hoạt tính năng VPN trực tiếp trên trình duyệt web để fake IP của bạn thành một địa chỉ IP tại một trong các quốc gia được hỗ trợ.

Nguyên nhân & Cách xử lý lỗi ChatGPT is at capacity right now khi đăng nhập Chat.openai.com?

ChatGPT is at capacity right now” là thông báo của OpenAI khi có quá nhiều người dùng truy cập cùng lúc để sử dụng dịch vụ ChatGPT.

Nói cách khác, nếu bạn đăng ký hoặc đăng nhập tài khoản ChatGPT vào giờ cao điểm (thường là từ 19 giờ tối đến 6 giờ sáng theo giờ Việt Nam), rất có khả năng bạn sẽ gặp phải thông báo này, do đây là khoảng thời gian làm việc phổ biến của các quốc gia sử dụng tiếng Anh như Hoa Kỳ, Anh.

Để khắc phục và hạn chế tối đa khả năng gặp lỗi ChatGPT is at capacity right now, hãy thử lần lượt các giải pháp dưới đây:

  • Cách 1: Truy cập dịch vụ ChatGPT vào khoảng thời gian thấp điểm (từ 7h sáng đến 18h chiều theo giờ Việt Nam). Rất may mắn, đây cũng là khung giờ làm việc chủ đạo của chúng ta, do đó, bạn sẽ hiếm khi gặp thông báo lỗi này.
  • Cách 2: Nếu phải làm việc vào khoảng thời gian cao điểm, sau khi đăng ký thành công tài khoản ChatGPT, hãy đăng nhập dịch vụ ít nhất một lần bằng thiết bị của bạn theo địa chỉ IP thực vào khung giờ thấp điểm. Theo thử nghiệm trên 3 thiết của tôi (gồm 1 smartphone & 2 PC), dịch vụ ChatGPT có xu hướng ưu tiên những thiết bị và địa chỉ IP đã từng đăng nhập và sử dụng dịch vụ trước đó. Do đó, bạn vẫn có cơ hội trải nghiệm dịch vụ này, mặc dù sẽ gặp một số thông báo như “Unable to load history” (không thể tải lịch sử trò chuyện) hay “We’re experiencing exceptionally high demand. Please hang tight as we work on scaling our systems” (Dịch vụ đang bị quá tải ngoài ý muốn).

Tôi đã đăng ký thành công tài khoản OpenAI, vậy có cần sử dụng tiếp VPN để đăng nhập vào ChatGPT không?

Không, ở thời điểm tôi viết bài này, bạn chỉ cần sử dụng VPN cho quá trình kích hoạt tài khoản, và có thể tắt VPN để trực tiếp truy cập vào dịch vụ ChatGPT một khi đã đăng ký tài khoản OpenAI thành công.

ChatGPT có sử dụng thông tin do người dùng nhập vào để tự nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu của mình không?

Không, ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ AI được huấn luyện bởi OpenAI và không có khả năng truy cập hoặc lưu trữ thông tin cá nhân về người dùng.

Nói cách khác, ChatGPT chỉ có thể cung cấp thông tin và trợ giúp về nhiều chủ đề khác nhau, nhưng không sử dụng bất kỳ thông tin nào mà nó nhận được từ người dùng cho bất kỳ mục đích khác.

ChatGPT được cập nhật lần gần đây nhất là khi nào?

Lần cập nhật gần nhất của ChatGPT là ngày 30/1/2023, theo thông báo chính thức của OpenAI.

Trong lần cập nhật này, OpenAI tập trung vào việc nâng cấp mô hình ChatGPT với tính thực tế và cũng như cải thiện khả năng toán học của chatbot.

Trước đó, ngày 9/1/2023, ChatGPT đã được cập nhật một số thay đổi sau:

  • Cải thiện mô hình của ChatGPT để đưa ra câu trả lời tốt hơn và có tính thực tế hơn trên nhiều chủ đề.
  • Thêm tính năng Stop generating cho phép hệ thống ngừng tạo văn bản khi người dùng mong muốn.

Lần cập nhật đầu tiên của ChatGPT diễn ra vào ngày 15/12/2022.

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *