Top 10+ chiến lược Digital Marketing cho Startup 2023

Làm thế nào để xây dựng chiến lược Startup Marketing? Dưới đây là Top10+ ý tưởng triển khai chiến lược Marketing cho Startup mà các dự án khởi nghiệp Việt Nam nên tham khảo.

Nếu bạn chưa biết Startup là gì, bạn sẽ cần dành chút thời gian để tìm hiểu về:

  • Định nghĩa, khái niệm của startup
  • Ưu nhược điểm của một startup
  • Cơ cấu tổ chức của startup
  • Cách vận hành một startup
  • Chiến lược kinh doanh của startup
  • Làm thế nào để có vốn kinh doanh khởi nghiệp
  • … và còn rất nhiều thông tin khác.

Vì tôi đã có một bài viết riêng về chủ đề này, do đó, ở đây, tôi sẽ giả sử rằng bạn đã biết về những điều trên và đang hoặc có ý định bắt đầu một startup cho riêng mình.

Như vậy, thứ bạn cần chuẩn bị tiếp theo là một chiến lược Marketing độc đáo nhưng tiết kiệm chi phí để làm chìa khóa cho sự phát triển của bạn, và cũng là cách để bạn tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh của mình.

\"Một

Trong phần hướng dẫn Marketing dành cho người mới khởi nghiệp này, bạn sẽ tìm thấy cách lập một chiến lược Marketing dành cho công ty khởi nghiệp, các công cụ hỗ trợ cũng như rất nhiều ý tưởng Marketing hay, chi phí thấp đã và đang được vận dụng bởi các startup trên thế giới.

Làm thế nào để xây dựng chiến lược Marketing cho Startup tại Việt Nam?

Cũng tương tự với việc lập chiến lược Marketing cho công ty luật mới thành lập, nhưng việc xây dựng chiến lược Marketing cho một Startup mang một số nét khác biệt hơn do đặc trưng về mục tiêu phát triển của startup.

\"Xây

Dưới đây là các bước mà nhân sự phụ trách lập kế hoạch Marketing của startup cần chuẩn bị khi lập chiến lược Marketing cho năm 2023 và những năm tiếp theo:

  • Xây dựng các mục tiêu SMART.
  • Phân khúc thị trường & lập chân dung khách hàng càng chi tiết càng tốt.
  • Xây dựng thông điệp Marketing rõ ràng, hấp dẫn.
  • Lập kế hoạch để thu hút các khách hàng tiềm năng.
  • Xây dựng website & phát triển các nội dung để giáo dục khách hàng.
  • Chạy quảng cáo trực tuyến để có kết quả trong ngắn hạn.
  • Xây dựng thương hiệu cho startup thông qua PR báo chí.
  • Đo lường và nâng cao giá trị vòng đời khách hàng (CLV – Customer Lifetime Value).
  • Tăng đánh giá tích cực, hạn chế các bình luận tiêu cực của khách hàng.

Bây giờ, hãy cùng đi sâu vào từng bước để tìm hiểu kỹ hơn nhé.

#1: Xây dựng mục tiêu SMART cho startup

Specific (Cụ thể) – Measurable (Có thể đo lường được) – Attainable (Có thể đạt được) – Relevant (Có liên quan) – Time-bound (Có giới hạn về thời gian) là năm tiêu chí mà bạn cần áp dụng cho bất kỳ mục tiêu Marketing SMART nào, kể cả khi bạn đang làm startup.

\"Đặt

Ví dụ, bạn có thể đặt mục tiêu là: Thu hút được 50 lượt truy cập hữu cơ (organic traffic) mỗi ngày sau 6 tháng kể từ khi ra mắt website.

Điều này đặc biệt mang lại lợi ích rất lớn đối với các startup tại Việt Nam, vì chắc chắn bạn không có nhiều nguồn vốn để thực hiện Marketing tràn lan mà không nhắm đến những lợi ích thiết thực.

Hãy lưu ý rằng, trong hầu hết các startup khởi nghiệp, mỗi nhân sự thường sẽ phụ trách đồng thời nhiều công việc khác nhau, ví dụ, người phụ trách sale cũng thường kiêm luôn công tác Marketing trên các mạng xã hội, hay nhân viên kỹ thuật kiêm luôn việc viết content trên website.

Đương nhiên, trọng điểm của startup vẫn là phát triển sản phẩm, nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn bỏ qua tất cả các mục tiêu khác giúp duy trì sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

Chính vì thế, mục tiêu SMART sẽ giúp bạn lựa chọn ra những thứ quan trọng nhất cần đạt được trước mắt, từ đó tối ưu hóa nguồn lực doanh nghiệp và giải quyết mọi thứ một cách khoa học trong thời gian ngắn nhất.

Ví dụ, nếu bạn đang trong giai đoạn xây dựng MVP (Minimum Viable Product, hay sản phẩm khả thi tối thiểu) đầu tiên, bạn có thể kết hợp với việc thiết kế và xây dựng nội dung cho website.

Như vậy, mục tiêu mà bạn có thể đặt ra trong giai đoạn này là:

  • Viết 30 bài có nội dung hữu ích và chất lượng cao trong vòng 45 ngày đầu tiên để giáo dục khách hàng về thị trường.
  • Xuất bản 2 trang web mới mỗi ngày giới thiệu chức năng của sản phẩm trước 31/12/2023.
  • ……

Hầu hết các mục tiêu trong giai đoạn đầu khởi nghiệp sẽ yêu cầu bạn đầu tư nhiều thời gian và công sức, đổi lại, bạn sẽ tiết kiệm hàng tấn tiền cho việc thuê dịch vụ bên ngoài.

Bên cạnh đó, hãy thử với những hoạt động mà team của bạn có khả năng thực hiện ngay lập tức, thay vì suy nghĩ về những thứ viễn vông hoặc đòi hỏi quá nhiều thời gian để bạn học hỏi thêm kiến thức và kỹ năng mới.

#2: Lập chân dung khách hàng tùy chỉnh

Bạn cần biết rõ các mục tiêu Marketing đang nhắm đến nhóm đối tượng cụ thể nào, bởi vì khách hàng ở mỗi kênh Marketing sẽ có các hành vi, sở thích và đặc điểm khác nhau.

Ví dụ, cùng là nhóm đối tượng thích xem các video ngắn, nhưng tại Việt Nam, Youtube Short có nhiều nhóm độ tuổi sử dụng hơn Tiktok, đặc biệt là những người dùng lớn tuổi, vì họ dễ dàng truy cập từ ứng dụng Youtube thông thường, thay vì phải cài đặt một ứng dụng mới như Tiktok.

Nói đơn giản, bạn cần điều chỉnh cách tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình cho từng kênh tiếp thị nhằm tối đa hóa hiệu quả mà chiến dịch Marketing mang lại.

Vậy làm thế nào để biết rằng cách tiếp cận của bạn có phù hợp với nhóm đối tượng mục tiêu hay không?

Cách tốt nhất là xây dựng chân dung khách hàng một cách chi tiết, đầy đủ về các đặc điểm và hành vi của họ.

Một chân dung khách hàng được tạo ra từ kết quả của hoạt động thu thập dữ liệu khách hàng, nghiên cứu thị trường cũng như các giả định mà bạn đặt ra, nhờ đó, bạn sẽ hiểu được động lực cho hành vi của khách hàng, những thách thức kinh doanh có thể gặp phải và nhu cầu tiềm năng của khách hàng.

\"Ví

Lưu ý rằng bản mô tả chân dung khách hàng không phải là mô tả của một con người cụ thể nào đó, mà nó là tổng hợp các thông tin và đặc điểm chung nhất của một nhóm khách hàng.

Với việc tạo ra chân dung khách hàng chi tiết, bạn sẽ tối ưu hóa nguồn lực của mình nhằm hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu của các khách hàng có khả năng mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho mình, thay vì cố gắng tạo ra một mạng lưới tiếp cận khách hàng rộng nhất.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các startup, khi nguồn tài chính thường xuyên ở trong tình trạng không dư dả, hoặc thậm chí là thiếu vốn đầu tư.

#3: Xây dựng thông điệp Marketing cho startup

Trong thời đại 4.0 hiện nay, với phương châm \”thời gian là vàng bạc\”, khách hàng muốn nghe những thông điệp trực tiếp, ngắn gọn nhưng chứa thông tin hữu ích, thay vì phải động não suy nghĩ những ẩn ý đằng sau một chiến dịch Marketing.

\"Thông

Nói cách khác, khách hàng muốn hiểu rõ các chức năng và lợi ích thiết thực mà họ nhận được khi sử dụng sản phẩm của bạn, chứ không muốn biết về quá trình bạn đã gian khổ và miệt mài sáng tạo, đổi mới sản phẩm như thế nào.

Đối với các startup, điều này nghe có vẻ phũ phàng, khi khởi nghiệp sáng tạo đòi hỏi những người sáng lập phải tốn rất nhiều tâm huyết mới làm ra được sản phẩm tốt như hiện tại.

Tuy nhiên, đó là một thực tế mà startup (cũng như bất kỳ doanh nghiệp ở mọi quy mô và ngành nghề nào) phải chấp nhận.

Để có thể chuyển đổi khách hàng tiềm năng, thông điệp Marketing phải ngắn gọn, rõ ràng và nhiều thông tin hữu ích.

#4: Xây dựng chiến lược Content Marketing để thu hút khách hàng tiềm năng

Content Marketing (Tiếp thị nội dung) là chiến lược cốt lõi của bất kỳ doanh nghiệp nào, kể cả các startup, nhằm tạo ra một tập dữ liệu về khách hàng tiềm năng lớn nhất.

\"Content

Trong trường hợp bạn chưa rõ, thì Content (hay Nội dung) bao gồm tất cả các hình thức giúp bạn truyền tải thông tin cần thiết cho khách hàng, bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc sự kết hợp của các thể loại trên (VD: podcast, video, infographic…).

Như vậy, Content Marketing là quá trình tạo ra các nội dung chất lượng cao giúp giải quyết các thắc mắc của người dùng, và từ từ chuyển đổi họ thành những người mua hàng thực sự.

Ví dụ, viết blog là một trong những hoạt động Content Marketing phổ biến nhất hiện nay giúp các startup bắt đầu thu hút các khách hàng mục tiêu tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ và thương hiệu công ty.

Ngày nay, Content Marketing là một trong những phương pháp giúp bạn xây dựng thương hiệu và độ uy tín tốt nhất trên thị trường, bởi nó đòi hỏi một lượng lớn kiến thức và sự am hiểu về thị trường nhằm tạo ra sự thuyết phục đối với khách hàng.

Càng có nhiều nội dung, bạn sẽ càng gia tăng mức độ tin tưởng của khách hàng, và họ sẽ tìm đến bạn từ lần này sang lần khác mỗi khi có nhu cầu tìm kiếm các thông tin có liên quan.

Điều này càng quan trọng hơn khi bạn muốn thương hiệu của mình xuất hiện trên những kênh tiếp thị hàng đầu về thông tin như Google, Bing, Wikipedia hay Youtube.

#5: Thiết kế website & phân phối, quảng bá nội dung trên các kênh Marketing

Tạo ra nội dung và đợi khách hàng xuất hiện là chưa đủ, bạn cần các phương án để nhanh chóng đưa các nội dung mà mình vừa tạo ra đến với những người có thể sẽ quan tâm.

\"SEO

Điều này nghĩa là bạn sẽ muốn nội dung của mình được đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Linkedin, Instagram, Youtube, Tiktok, hay bất kỳ kênh Marketing nào cho phép bạn tiếp cận các khách hàng mục tiêu của mình.

Ví dụ, bạn vừa đăng một bài viết trên website về Top 10 mẹo hữu ích, có thể bạn cũng sẽ muốn làm các video về từng mẹo và chia sẻ nó trên Youtube, Tiktok, đồng thời tạo ra các infographic hấp dẫn để đăng trên Facebook, Linkedin.

Nói chung, bạn sẽ cần đến một chiến lược truyền thông tiếp thị bài bản để hỗ trợ cho chiến lược Content Marketing của mình, và một trong những cách đơn giản nhất để thực hiện điều đó là xây dựng một websitetriển khai SEO Marketing nhằm xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

#6: Quảng cáo trực tuyến để đạt kết quả trong ngắn hạn

Content Marketing là một quá trình lâu dài, tốn nhiều thời gian và nguồn lực, do đó mặc dù nó mang lại hiệu quả tăng dần theo thời gian, nhưng rất khó để bạn có thể thấy được hiệu quả ngay lập tức.

Trong khi đó, khác với các công ty quy mô lớn, các startup rất chú trọng đến việc tăng trưởng trong giai đoạn đầu tiên nhằm tạo ra sức hút đối với thị trường, cũng như chứng minh tiềm năng phát triển nhanh chóng đối với các nhà đầu tư.

Chính vì thế, quảng cáo trực tuyến là một trong các phương tiện Marketing được ưu tiên sử dụng để các startup có thể tạo ra được khách hàng tiềm năng cho mô hình kinh doanh của mình.

\"Startup

Nguyên tắc của quảng cáo rất đơn giản, tức chỉ cần có tiền là bạn có thể quảng cáo, do đó, nó rất khó để các startup ít vốn có thể sử dụng ở quy mô lớn (tức hạn chế về khả năng scale up).

Tuy nhiên, chỉ cần bạn kích hoạt chiến dịch quảng cáo, sản phẩm và thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện ngay trước mắt của khách hàng.

Vậy những loại hình quảng cáo nào phù hợp với startup?

  • Quảng cáo tìm kiếm trên Google: Đây là cách tốt nhất nếu khách hàng đã biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn hoặc các sản phẩm tương tự đã có sẵn trên thị trường.
  • Quảng cáo mạng xã hội: Phù hợp nhất nếu khách hàng chưa biết gì về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn.
  • Quảng cáo hiển thị: Thích hợp nhất để bạn xây dựng thương hiệu và tiếp thị lại (Re-Marketing) cho những khách hàng đã từng truy cập qua trang web của bạn.

#7: PR báo chí để xây dựng thương hiệu cho Startup

Một trong những cách Branding cho Startup nhanh nhất chính là đi bài PR trên các báo hoặc website tin tức.

\"Đăng

Với lượng độc giả cực lớn, các tạp chí tin tức trực tuyến hứa hẹn sẽ giúp thương hiệu của bạn dễ dàng xuất hiện trước mắt của hàng ngàn người chỉ trong một thời gian ngắn.

Bây giờ, nếu bạn là một người làm SEO cho Startup, bạn có thể sẽ thắc mắc: Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu, liệu các bài viết PR báo chí có tốt cho SEO không?

Các công cụ tìm kiếm như Google đã cải tiến thuật toán của mình để làm giảm đáng kể hiệu quả SEO từ hoạt động PR báo chí đối với một website.

Nói đơn giản, ngày nay, ngoại trừ việc thu hút các lưu lượng truy cập gián tiếp (indirect traffic) đến từ các báo, thì bài viết PR không còn giá trị SEO nào khác, bởi phần lớn các liên kết bạn đặt trên báo đều thuộc loại Nofollow backlink.

Chính vì thế, trước khi startup của bạn quyết định đi bài PR báo chí, có 2 câu hỏi quan trọng cần được trả lời, gồm có:

  • Liệu những người ngoài công ty có cần thiết phải biết những thông tin này hay không? Hiểu một cách đơn giản hơn, nếu bạn không có thông tin quan trọng cần công bố cho khách hàng, vậy thì việc PR báo chí là hoàn toàn không cần thiết.
  • Liệu PR báo chí có phải là cách tốt nhất để bạn chia sẻ những tin tức này hay không?

Nếu câu trả lời là Có, vậy thì bạn nên chuẩn bị lập kế hoạch truyền thông báo chí, ngược lại, hãy để dành ngân sách cho những hoạt động Marketing khác.

#8: Nâng cao CLV (Giá trị vòng đời của một khách hàng)

Kiếm khách hàng đã khó, nhưng giữ chân khách hàng càng khó hơn, điều này càng chính xác trong bối cảnh các sản phẩm MVP từ startup thường vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm cần được khắc phục.

Những cách tốt nhất để nâng cao giá trị CLV của khách hàng gồm có:

  • Cải thiện trải nghiệm của khách hàng trong suốt quá trình tìm hiểu thông tin, sử dụng sản phẩm/dịch vụ cũng như sau khi kết thúc giai đoạn sử dụng.
  • Khắc phục những sự cố đang tồn tại hoặc có khả năng cao sẽ xảy ra.
  • Xây dựng cơ chế giữ chân khách hàng, bán kèm hoặc cung cấp thêm giá trị bổ sung cho các khách hàng hiện tại.

#9: Thu hút & cải thiện đánh giá của khách hàng

Đánh giá, review của các khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ đóng vai trò lớn trong quyết định mua hàng của những khách hàng mới, đặc biệt nếu đó là một sản phẩm được tạo ra bởi các startup.

Chính vì thế, các review tiêu cực có khả năng hủy hoại hoàn toàn danh tiếng của bạn, thậm chí ngăn cản những khách hàng mạo hiểm chấp nhận dùng thử các công nghệ kỹ thuật mới do bạn cung cấp.

Do đó, dưới đây là một số phương pháp giúp bạn nhận được những đánh giá tích cực từ khách hàng:

  • Xây dựng cơ chế khuyến khích khách hàng đánh giá, review trải nghiệm thực tế của họ về sản phẩm, đặc biệt nếu khách hàng vừa đạt được một thành tích hoặc nhận được một lợi ích thiết thực nào đó từ sản phẩm.
  • Tạo ra thêm các bằng chứng thuyết phục về lợi ích mà khách hàng nhận được thông qua các kết quả nghiên cứu và khảo sát.
  • Phản hồi ý kiến của khách hàng một cách chuyên nghiệp và chân thành, kể cả khi bạn nhận được các ý kiến tiêu cực.
  • Nhanh chóng xử lý các sự cố mà khách hàng đang gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm.
  • Thường xuyên chia sẻ thông tin hữu ích, các kiến thức quan trọng ở những nơi mà khách hàng thường hiện diện.

Như vậy, bạn đã tìm hiểu qua 9 bước giúp một startup có thể lập chiến lược Marketing bài bản cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất ở đây không chỉ là phương pháp, mà bạn thực sự cần những ý tưởng Marketing đột phá và sáng tạo nhằm gây ấn tượng hấp dẫn đối với khác hàng, do đó, dưới đây là Top Marketing idea hay nhất dành cho Startup.

Top10+ chiến thuật & ý tưởng Marketing cho Startup một cách sáng tạo hiệu quả

Idea #1: Xây dựng chương trình giới thiệu liên kết – Affiliate Marketing

Nếu bạn muốn xây dựng một lượng lớn khách hàng tiềm năng trong thời gian ngắn, thì Affiliate Marketing (hay tiếp thị liên kết) là thứ mà bạn đang cần.

Về cơ bản, Affiliate Marketing cho phép các khách hàng cũ hoặc khách hàng hiện tại thay bạn quảng bá sản phẩm đến những người khác, đổi lại họ sẽ thu về một lợi ích nào đó.

\"Tiếp

Mặc dù nghe có vẻ đơn giản, nhưng phần lớn các startup tại Việt Nam chưa thể phát huy được tính hiệu quả của nó do sự giới hạn về nhân lực và đặc biệt là khả năng kiểm soát, đối soát với những người tham gia vào chương trình.

Do đó, thay vì tự mình tạo ra một hệ thống Affiliate Marketing, bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ cho chiến dịch tiếp thị liên kết của mình như Accesstrade, Masoffer, Adflex…

Idea #2: Tạo ra các thử thách trên mạng xã hội

Một trong các trở ngại lớn nhất của hoạt động truyền thông xã hội đối với startup chính là rất khó để biết được bạn cần phải cung cấp thông tin về chủ đề nào.

Ngay cả khi bạn tạo ra một nội dung mà khách hàng có thể quan tâm, thì cũng rất khó để thuyết phục cộng đồng bởi thiếu những bằng chứng khách quan ngoài những gì mà bạn cung cấp.

Do đó, giải pháp cho trường hợp này chính là biến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thành một Challenge trên mạng xã hội để thúc đẩy khách hàng tự tìm hiểu và chia sẻ lại những gì mà họ đã trải nghiệm.

\"Tạo

Ví dụ, năm 2012, Codecademy đã tạo ra thử thách học viết code cho mọi người nhân dịp đón năm mới, nhờ đó, công ty đã tạo ra một lượng khách hàng cơ sở khổng lồ và tiếp tục phát triển đến tận ngày nay.

Nói chung, đối với các startup tại Việt Nam, đặc biệt là những công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ hoặc Fintech, việc thúc đẩy khách hàng thực hiện các challenge trên mạng xã hội sẽ dễ mang lại hiệu ứng tích cực nhất nhờ vào việc dễ thao tác thực hiện, cũng như kết quả mang lại nhanh chóng nhất.

Idea #3: Cung cấp các sản phẩm demo độc quyền

Bằng cách tạo ra những phiên bản thử nghiệm giới hạn (demo) với các lợi ích vượt trội dành cho những khách hàng đầu tiên chấp nhận thử nghiệm sản phẩm dịch vụ, bạn sẽ mang lại cho họ cảm giác được sở hữu một thứ gì đó độc đáo, mới lạ mà không phải ai cũng có cơ hội sở hữu.

Điều này đã được rất nhiều các công ty SaaS trên thế giới ứng dụng, chẳng hạn như ứng dụng Slack vào năm 2013 cung cấp chế độ dùng thử cho những người nhận được lời mời từ hệ thống, tương tự như Paypal hay Pinterest.

Idea #4: Tham gia các hội nghị, hội thảo, triển lãm thương mại hoặc cuộc thi Startup

Nếu có thể, việc tham gia vào các sự kiện offline cũng là cơ hội giúp các startup có thể tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng, những người thực sự quan tâm đến lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo và cũng sẵn sàng mạo hiểm một chút để có thể trải nghiệm những tính năng mới nhất.

Chẳng hạn, cuộc thi Startup Wheel do BSSC tổ chức hay chương trình Shark Tank Việt Nam là hai trong số những sự kiện dành cho Startup nổi bật nhất trong những năm gần đây, làm tiền đề quảng bá thương hiệu cho các công ty khởi nghiệp sáng tạo ở mọi quy mô và mọi lĩnh vực.

\"Tham

Thông qua việc tham gia vào các sự kiện này, các nhà sáng lập của Startup có cơ hội kết nối với cộng đồng yêu thích khởi nghiệp, tiếp cận với các nhà đầu tư mạo hiểm hoặc nhà đầu tư thiên thần, cũng như được quảng bá thông tin về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu trên các tờ báo lớn của Việt Nam như báo Thanh Niên, VnExpress…

Idea #5: Chiến thuật Marketing du kích bằng sticker

Không nhiều công ty Startup thực hiện được điều này, nhưng tiếp thị bằng Sticker thực sự là một trong các chiến thuật Marketing du kích sáng tạo nhất đã và đang được sử dụng trên thế giới.

Thoạt nhìn, hoạt động này trông có vẻ rất đơn giản, bạn chỉ cần in sticker và đem dán chúng ở những nơi dễ được nhìn thấy nhất, hoặc thậm chí là đưa trực tiếp cho những người lạ, giống như cách mà Alexis Ohanian, giám đốc điều hành của Reddit, đã làm khi mới ra mắt nền tảng mạng xã hội này, với chi phí 500$.

Đây là hoạt động Marketing duy nhất mà mạng xã hội này đã đầu tư chi phí, nhưng nó đã đặt nền tảng để Reddit phát triển thành một gã khổng lồ về hỏi đáp.

Tại Việt Nam, bạn có thể bắt gặp các biến thể của hình thức Marketing du kích này như dịch vụ dán quảng cáo trên xe buýt, ô tô, xe cá nhân, hay việc tài trợ các menu thực đơn miễn phí tại các quán ăn, quán cà phê.

\"Quảng

Nếu bạn có ý định áp dụng chiến thuật Marketing này, bạn nên thực hiện với quy mô lớn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất cũng như tiết kiệm chi phí nhờ việc in ấn sticker giá sỉ.

Idea #6: Tiếp cận những người có sức ảnh hưởng (Influencer) trong ngành

Các Influencer, KOL hoặc KOC trong ngành chính là những người dễ dàng chấp nhận việc chia sẻ những sản phẩm hoặc dịch vụ mà startup của bạn đang cung cấp nhất.

\"Các

Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp truyền thống, việc tìm kiếm các influencer chuyên về startup tại Việt Nam sẽ khó khăn hơn đôi chút, bởi vì hiện nay startup vẫn là một cái gì đó khá mơ hồ và mới mẻ, dù được chính phủ khuyến khích phát triển trong những năm gần đây.

Mặc dù vậy, vẫn có một số người nổi tiếng có sức ảnh hưởng mà bạn có thể liên hệ, chẳng hạn như chị Trương Lý Hoàng Phi, Founder của BSSC và cũng là một trong các giám khảo của chương trình Startup Wheel và Shark Tank Việt Nam.

Trên trang Facebook cá nhân hơn 61 ngàn lượt follow của mình, chị Phi thường xuyên đăng tải các bài viết giới thiệu về các startup tại Việt Nam, và mỗi bài viết thường nhận được sự tương tác của khá nhiều người quan tâm, ví dụ như hình dưới đây.

\"Trang

Điểm khác biệt giữa những Influencer hỗ trợ Startup và các KOL thông thường chính là họ thường không nhận chi phí giới thiệu startup, bù lại, bạn phải chứng minh năng lực startup của mình thông qua các MVP cụ thể cũng như tổ chức các buổi Pitching hấp dẫn.

Idea #7: Xuất hiện trên các trang chuyên ngành uy tín và quy mô lớn

Nếu bạn muốn lưu lượng truy cập website của mình tăng đột biến, hãy tìm cách để đăng một bài viết trên trang chủ hoặc các trang nổi bật của một website chuyên ngành có uy tín và lượng người truy cập đông đảo.

Khác với phương pháp PR báo chí thông thường, bạn sẽ tập trung nhiều hơn vào các trang uy tín trong lĩnh vực mà mình đang kinh doanh, nhờ đó, thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với những người có sở thích và những mối quan tâm có liên quan.

Ví dụ, nếu bạn là một công ty startup chuyên về công nghệ, một bài viết phân tích chuyên sâu trên website Genk sẽ là điều không tồi chút nào, vì đây là nơi tập trung những độc giả yêu thích về công nghệ và thường ở độ tuổi trẻ (dưới 35 tuổi).

\"Bài

Một điều cần lưu ý, vì đây là một bài viết PR, do đó, bạn cần giữ đúng bản chất của nó, tuyệt đối không quảng cáo quá mức khiến nó trở thành một bài viết bán hàng nhàm chán.

Idea #8: Trở thành người dùng lớn nhất cho chính sản phẩm dịch vụ của mình

Vào thời điểm mới thành lập, tất cả các startup đều đối mặt với sự hạn chế về dữ liệu khách hàng, dẫn đến một tình thế gần như luẩn quẩn: Thiếu khách hàng nên thiếu độ tin cậy – Thiếu độ tin cậy nên thiếu khách hàng.

Để thoát khỏi vòng lặp này, bạn cần trở thành một trong những người dùng lớn nhất của chính startup do mình sáng lập.

Nói cách khác, bạn cần tự mình trải nghiệm và chia sẻ mọi kinh nghiệm trong quá trình sử dụng tất cả mọi chức năng của sản phẩm; tự đặt ra các câu hỏi với tư cách là một người dùng thông thường và trả lời tất cả các câu hỏi đó cùng với những bằng chứng thực tế (VD: hình ảnh, video…).

Bạn có thể xem nhà sáng lập Adam D\’Angelo của Quora là một ví dụ điển hình.

Trong những ngày đầu mới thành lập, Adam tự mình đặt ra mọi câu hỏi và tự trả lời tất cả chúng, làm nền tảng để những người dùng tiếp theo đặt ra những vấn đề chuyên sâu hơn và có chất lượng hơn trên Quora.

\"Quora

Nếu bạn đang vật lộn với một bài toán tương tự, câu trả lời mà bạn nhận được sẽ rất giống nhau: Hãy trở thành khách hàng lớn nhất cho chính sản phẩm của mình.

Idea #9: Tổ chức các cuộc thi

Nếu bạn muốn thu hút một lượng lớn người dùng cho startup của mình, hãy cân nhắc tổ chức một cuộc thi.

Đây là chiến lược đã được khá nhiều các công ty áp dụng thành công trong hàng chục năm qua để có được khách hàng mới.

Chẳng hạn, Youtube đã vươn lên thành mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất thế giới bằng cách tặng iPod Nano miễn phí mỗi ngày cho những người dùng tham gia vào cuộc thi tải ứng dụng và mời cho bạn bè.

\"Cuộc

Ngày nay, việc tổ chức một cuộc thi đã dễ dàng hơn rất nhiều so với thời kỳ mới bắt đầu của Youtube nhờ vào hàng loạt các công nghệ và nền tảng mới, tuy nhiên, mục tiêu nhắm đến của các công ty đều giống nhau, đó là đạt được sự bùng nổ về số lượng người dùng khi sản phẩm vừa ra mắt thị trường.

Nếu startup của bạn đang cân nhắc tổ chức một cuộc thi tại Việt Nam, vậy thì mạng xã hội Facebook là nền tảng tốt nhất mà bạn nên sử dụng để nhanh chóng tiếp cận với một lượng lớn người dùng.

Idea #10: Thu hút người dùng từ các sản phẩm cạnh tranh

Làm thế nào để biết chắc rằng khách hàng sẽ yêu thích sản phẩm của bạn?

Cách tốt nhất chính là xây dựng chiến thuật Marketing nhắm mục tiêu đến những người đã và đang sử dụng các sản phẩm có chức năng tương tự, nhưng không hài lòng về chất lượng mà sản phẩm mang lại.

Ví dụ, chiến thuật của Airbnb khi mới ra mắt là nhắm đến những khách hàng đang sử dụng các dịch vụ trên các nền tảng tương tự khác, như Craiglist.

Để thu hút người dùng mới, Airbnb đã chạy một chiến dịch Email Marketing dựa trên danh sách các email mà họ thu thập được từ Craiglist, trong đó, Airbnb đóng vai là một người cũng đang sử dụng Craiglist muốn chia sẻ về một trang web mới.

Tại Việt Nam, bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra cách làm tương tự từ các công ty muốn thu hút người dùng mới nhưng ở một cấp độ đơn giản và lộ liễu hơn, đó là các bài đăng quảng cáo giới thiệu dịch vụ trong các hội nhóm Facebook.

Nói chung, để mang lại hiệu quả cao cho chiến thuật này, việc che giấu danh tính thực sự đóng vai trò rất quan trọng, nhằm tạo ấn tượng cho khách hàng rằng họ đang đọc một bài chia sẻ chân thành từ cộng đồng, chứ không phải đang đọc một bài quảng cáo bán hàng từ một công ty.

Idea #11: Thưởng tiền mặt trực tiếp cho người dùng mới

Bạn đang chi tiền cho các hoạt động quảng bá truyền thông tiếp thị để có được người dùng mới, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn trực tiếp đưa tiền cho khách hàng?

Đó là cách mà Paypal đã sử dụng để phát triển danh sách khách hàng của mình, thông qua việc tặng 10$ cho mỗi khách hàng mới và thêm 10$ nếu khách hàng hiện tại giới thiệu được thêm một người mới tham gia sử dụng dịch vụ.

Nói chung, đây không phải là một chiến thuật mới mẻ đối với các công ty startup tại Việt Nam, và mặc dù nó khá tốn kém, nhất là với những công ty bị hạn hẹp về tài chính, nhưng hiệu quả mà nó mang lại không thể xem thường.

\"Chương

Đặc biệt, các công ty Fintech là những doanh nghiệp sử dụng chiến thuật tặng tiền cho người dùng nhiều nhất, chẳng hạn như Zalo Pay, Momo, Viettel Pay… đều có chính sách tương tự như Paypal khi mới khởi nghiệp.

Idea #12: Liên kết với những gã khổng lồ khác

Một giải pháp khác để thu hút một lượng lớn người dùng trong bối cảnh startup của bạn quá nhỏ, chính là hợp tác với những gã khổng lồ khác.

Ví dụ, thời điểm hệ điều hành Android còn quá nhỏ bé, các nhà phát triển đã quyết định hợp tác với Kitkat – hãng bánh kẹo khổng lồ trên thế giới – để đặt tên cho hệ điều hành Android 4.4 của mình là Android Kitkat.

Thông qua sự hợp tác này, các khách hàng của Kitkat bắt đầu tìm hiểu thêm về các loại thiết bị di động chạy Andoird OS, từ đó làm gia tăng số lượng khách hàng mua các thiết bị cài đặt Android.

\"Quảng

Ngay cả khi bạn không thể hợp tác được với các công ty lớn trên thế giới như Kitkat, thì việc tìm kiếm các thương hiệu nổi tiếng trong nước để làm đối tác chiến lược cũng là một giải pháp thay thế hiệu quả để tăng độ phủ thương hiệu của bạn trên thị trường.

Idea #13: Tham gia các hoạt động xã hội & từ thiện

Nếu bạn cần một giải pháp sáng tạo để đưa thương hiệu của mình lên một tầm cao mới, hãy thêm các yếu tố xã hội vào chiến thuật Marketing của mình.

Nói cách khác, bạn tạo cơ hội để người dùng có thể đóng góp công sức của mình cho xã hội thông qua việc sử dụng sản phẩm dịch vủa mà startup của bạn đang cung cấp.

Ví dụ, tựa game trồng cây Tree Story cam kết rằng, cứ mỗi cây được trồng thành công trong game, sẽ có một cây thật được trồng trên Trái Đất.

\"Tựa

Để hiện thực hóa cam kết này, hãng game Zig Zag Zoom đã hợp tác với các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới như Khu bảo tồn thiên nhiên, Cục kiểm lâm Hoa Kỳ, cũng như tham gia vào các dự án trồng cây xanh khác.

Một ví dụ khác, trong năm 2022, hãng vận chuyển Ahamove của Việt Nam ra mắt chức năng game trồng cây Ahaforest trên ứng dụng của mình, và cũng tuyên bố rằng khi người dùng đạt được một thành tích nhất định trong game, một cây xanh sẽ được trồng xuống vào sự kiện do UNESCO vào tháng 8/2022.

\"Sự

Idea #14: Tặng quà miễn phí cho mọi sản phẩm

Đối với rất nhiều công ty, chiến thuật này có vẻ sẽ rất vô ích, vì thường họ chỉ tặng quà kèm theo cho những sản phẩm khó bán hoặc hiếm khi được áp dụng khuyến mãi.

Tuy nhiên, đối với một số startup, đây lại là một chiến lược rất hiệu quả để thu hút khách hàng mới, vì dù họ mua sản phẩm nào cũng sẽ được nhận thêm một món quà miễn phí.

Bây giờ bạn có thể lo ngại rằng chiến thuật này có thể làm bạn phá sản nhanh chóng, nhưng hãy nhìn kỹ vào khoản chiết khấu từ giá niêm yết đến giá vốn hàng bán, thông thường bạn sẽ có một khoản chênh lệch khá lớn.

Đối với các startup, mục tiêu lợi nhuận trong giai đoạn đầu không phải là ưu tiên hàng đầu, do đó, bạn hoàn toàn có thể cắt giảm phần lợi nhuận đó để biến nó thành khoản đầu tư ngân sách Marketing nhằm thu hút được thêm những khách hàng mới.

Ngoài ra, \”quà miễn phí\” không nhất thiết là một thứ gì đó hữu hình, cách hiểu đúng nhất ở đây là bạn cung cấp thêm một giá trị hữu ích nào đó cho khách hàng mà không tính thêm chi phí, ví dụ, giao hàng miễn phí, đổi trả miễn phí, bảo hành trọn đời… đều thuộc trường hợp này.

Tóm lại về Startup Marketing

Nếu bạn đang định khởi đầu dự án Startup của mình, bạn sẽ cần đến những chiến lược Marketing sáng tạo dành riêng cho các công ty khởi nghiệp.

Nhìn chung, thay vì tập trung vào các hoạt động Marketing truyền thống, điều bạn cần chính là những phương thức mới lạ nhằm đạt được những kết quả nhanh chóng trong thời gian đầu vừa ra mắt thị trường.

Đặc biệt, bạn cần phải trở thành người dùng tích cực nhất, cũng như thường xuyên xây dựng các nội dung có liên quan nhằm dẫn dắt những người dùng khác tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ của mình.

Đối với các công ty đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng mới, việc tổ chức một cuộc thi trên mạng xã hội hoặc tặng tiền trực tiếp cho khách hàng sẽ là những cách tạo ra động lực mạnh mẽ nhất cho người dùng.

Bên cạnh đó, một số phương pháp Marketing Offline vẫn có thể mang lại lợi ích tích cực cho các công ty startup, chẳng hạn như tiếp thị bằng sticker, dán decal trên xe hay cung cấp thực đơn menu miễn phí cho các cửa hàng ăn uống.

Đặc biệt, hãy thường xuyên tham gia các sự kiện dành cho Startup nhằm tiếp cận được với cộng đồng những người đam mê về Startup, các nhà đầu tư cũng như những người có sức ảnh hưởng trong hoạt động phát triển Startup.

Bây giờ, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về chiến lược Startup Marketing, hãy dành thời gian để đọc thêm một số câu hỏi thường gặp dưới đây hoặc để lại ý kiến của mình trong phần bình luận nhé.

Câu hỏi thường gặp về chiến lược Marketing cho Startup

Marketing cho startup có gì khác với các doanh nghiệp truyền thống?

Chiến lược Marketing cho startup tập trung vào việc phát triển nhanh số lượng khách hàng trong thời gian vừa ra mắt, thay vì đặt nặng yếu tố lợi nhuận và chi phí như các doanh nghiệp truyền thống.

Nói cách khác, các startup sẵn sàng thực hiện hàng loạt các thử nghiệm Marketing khác nhau đến khi cạn ngân sách Marketing.

Tôi có thể quảng bá cho startup của mình trên những kênh Marketing nào?

Dưới đây là một số kênh Marketing hiệu quả mà một startup có thể cân nhắc đầu tư:

  • Website
  • Mạng xã hội
  • Báo chí
  • Các blog chuyên ngành
  • Các sự kiện offline (VD: cuộc thi, hội thảo…)
  • Email Marketing
  • ……

Vì sao Marketing quan trọng đối với Startup?

Một số lợi ích nổi bật của Marketing đối với Startup như sau:

  • Xây dựng thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng
  • Thu hút và giữ chân khách hàng
  • Tiết kiệm thời gian

Khi nào một startup nên bắt đầu làm Marketing?

Theo phương pháp Khởi nghiệp tinh gọn (Lean Startup), bạn nên bắt đầu Marketing ngay khi bạn có một sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP – Minimum Viable Product).

Tuy nhiên, việc đầu tư cho Marketing cần có một chiến lược dài hạn, tương xứng với quá trình phát triển sản phẩm, thay vì việc dồn tất cả ngân sách Marketing để quảng bá trong một giai đoạn duy nhất.

Làm thế nào để thu hút các khách hàng tiềm năng cho Startup?

7 phương pháp cơ bản giúp một startup tìm được các khách hàng tiềm năng đầu tiên cho mình gồm có:

  • Khám phá từ các mối quan hệ có sẵn.
  • Tiếp cận các khách hàng đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
  • Xây dựng các nội dung hữu ích ưu tiên người dùng trên website và tiến hành SEO để lên Top công cụ tìm kiếm.
  • Thực hiện các cuộc gọi ngẫu nhiên.
  • Triển khai các chiến dịch Email Marketing.
  • Triển khai sampling để khách hàng dùng thử sản phẩm dịch vụ
  • Truyền thông & quảng cáo trực tuyến.

Digital Marketing có quan trọng đối với Startup hay không?

Có, với sự phát triển số lượng người dùng Internet tại Việt Nam, cùng với khả năng tiếp cận, chuyển đổi khách hàng và đo lường hiệu quả triển khai một cách linh hoạt và chính xác, các chiến dịch Digital Marketing là một phần không thể thiếu và chiếm một tỉ trọng lớn trong chiến lược Marketing tổng thể của startup.

Xem thêm: Khóa học Marketing cho Google tại Nha Trang

Ngân sách Marketing cho Startup là bao nhiêu?

Theo số liệu công bố trên HubSpot năm 2022, ngân sách Marketing trung bình của các Startup chiếm khoảng 11.2% tổng doanh thu.

Làm thế nào để triển khai Social Marketing cho Startup?

Dưới đây là những mẹo triển khai Social Marketing cho Startup mà bạn nên tham khảo:

  • Xác định các mạng xã hội phù hợp nhất để truyền thông tiếp thị cho startup.
  • Tập trung vào phân khúc mục tiêu thay vì quảng bá đại trà dàn trải.
  • Livestream phát video trực tiếp.
  • Tạo các nội dung trực quan, hấp dẫn và sinh động phù hợp với đối tượng trên từng mạng xã hội.
  • Nhấn mạnh vào những nội dung đang thịnh hành trên mạng xã hội.
  • Tập trung tối ưu nội dung cho nhóm khách hàng sử dụng thiết bị di động.
  • Tận dụng các lợi thế của AI.
  • Sử dụng VR.
  • Phân tích dữ liệu từ mạng xã hội.
  • Lên kế hoạch xuất bản nội dung theo lịch trình.
  • Sử dụng Influencer Marketing.
  • Triển khai A/B Test cho mỗi chiến dịch Marketing.
  • Tặng quà, phần thưởng cho người tương tác.
  • Tư vấn, chăm sóc và xử lý mọi thông tin có liên quan phát sinh trên mạng xã hội.
  • Follow những người nổi tiếng trong lĩnh vực.
  • Duy trì hoạt động thường xuyên, tích cực trên mạng xã hội.

Vì sao truyền thông mạng xã hội quan trọng đối với các startup?

Truyền thông trên mạng xã hội giúp các startup dễ dàng tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau mà không cần chi tiêu nhiều, đồng thời giúp nâng cao nhận thức về sản phẩm và thương hiệu, cũng như giúp nghiên cứu hành vi của khách hàng và các đối thủ cạnh tranh.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *