Digital Marketing Trend 2023: Xu hướng Marketing hiện nay có gì hot?

Bạn đang tìm hiểu về Digital Marketing Trends 2023? Dưới đây là 7 xu hướng Digital Marketing hàng đầu hiện nay mà bạn không thể bỏ qua.

Digital Marketing đã và đang không ngừng phát triển, do đó việc bắt kịp các xu hướng và kỹ thuật Marketing mới nhất có thể là một thách thức không nhỏ với những người làm công việc truyền thông tiếp thị.

Xem thêm: Khóa học Digital Marketing Nha Trang

Vậy các Marketer như tôi và bạn sẽ đối mặt với những cơ hội và thách thức nào trong năm 2023?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các xu hướng Digital Marketing hàng đầu dự kiến sẽ thống trị vào năm 2023, bao gồm cả việc gia tăng sử dụng trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), tìm kiếm trực quan và tầm quan trọng ngày càng tăng của việc nâng cao trải nghiệm khách hàng.

#1: ChatGPT và GPT-4 dẫn đầu xu hướng Digital Marketing trong năm 2023

Khỏi phải nói đến sức nóng mà OpenAI đã tạo ra vào tháng 12/2022 khi cho ra mắt hệ thống chatbot tích hợp AI dựa trên nền tảng của GPT-3.5, một trong những dòng mô hình ngôn ngữ lớn mới nhất ở thời điểm đó.

Chỉ trong vài ngày, hàng triệu người đã đổ xô vào tìm hiểu ChatGPT là gì trên khắp Google, Youtube và các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất thế giới như Twitter hay Facebook.

Thống kê trên Google Trends vào thời điểm ngày 27/12/2022 cho thấy sự gia tăng gần như thẳng đứng về nhu cầu tìm kiếm các thông tin liên quan đến ChatGPT trên toàn cầu (xem biểu đồ dưới đây) với các cụm từ khóa tiếng Anh như Chat GPT, OpenAI, What is ChatGPT…

\"Xu

Vậy cơ hội là gì?

Những người làm Digital Marketing như tôi đã nhanh chóng nhận thấy tiềm năng to lớn của công cụ AI này: Khả năng sáng tạo nội dung vô tận, chất lượng cao và nhanh chóng.

Điều này có ý nghĩa rất lớn bởi chúng ta được giải thoát bởi những công việc tay chân như gõ văn bản hoặc tổng hợp thông tin để tập trung tối đa nguồn lực vào việc nghiên cứu và sáng tạo những nội dung mới nhằm quảng bá thương hiệu và tiếp cận đối tượng mục tiêu.

Tương tự, GPT-4 được dự đoán sẽ mang lại những thay đổi to lớn trong cách thức triển khai công việc của những người làm Marketing khi chính thức ra mắt trong năm 2023.

GPT-3.5 trong ChatGPT có một số hạn chế nhưng chúng ta không thể bỏ qua những ứng dụng to lớn mà nó mang lại đối với hoạt động Content Marketing, do đó, tôi thực sự rất mong đợi ngày GPT-4 và những phiên bản tiếp theo được ra mắt và tạo ra những xu hướng mới.

Mặc dù vậy, thách thức mà ChatGPT tạo ra cũng không hề nhỏ, đặc biệt nếu như bạn không phải là người thường xuyên tìm hiểu về các công nghệ mới.

Thách thức do ChatGPT và GPT-4 tạo ra

Rất nhiều người đã nói đến việc ChatGPT sẽ khiến những người làm nghề Content Writer mất việc, đây là điều có cơ sở.

Tôi đã quan sát khá nhiều các hội nhóm Facebook thường xuyên đăng tải thông tin tuyển dụng các công việc như đánh máy, gõ văn bản hay viết bài chuẩn SEO.

Nhưng liệu có cần thiết để duy trì những vị trí này trong dự án Content Marketing khi đã có một công cụ vô cùng đắc lực và hữu ích như ChatGPT đảm nhận?

Rõ ràng là không, và những người không chịu học hỏi và nắm bắt xu hướng công nghệ mới sẽ bị đào thải.

Thậm chí, ngay cả khi bạn đã áp dụng ChatGPT và GPT-4 cho công việc sáng tạo nội dung, thì cuộc chiến content sẽ không dễ dàng như trước đây nữa, mà nó sẽ chuyển thành đơn vị nào xuất bản được nhiều bài viết chất lượng hơn trong thời gian ngắn.

Đây là điều mà ngay cả tôi với tư cách là freelancer cũng phải dè chừng nếu không muốn tham gia vào đội ngũ thất nghiệp trong năm 2023.

#2: Cá nhân hóa nội dung

Khách hàng mục tiêu của bạn đang sống trong một thế giới tràn ngập quảng cáo và nội dung rác, do đó, họ có xu hướng bỏ qua những nội dung mang tính chất trùng lặp hoặc không nổi bật để dành thời gian cho những thông tin thực sự thu hút và hấp dẫn.

Vậy làm thế nào để biến thông điệp Marketing của bạn trở nên thu hút và hấp dẫn đối với khách hàng?

Câu trả lời là cá nhân hóa nội dung.

\"Cá

Trong những năm gần đây, những chuyên gia Marketing lẫn các nhà tâm lý học trên thế giới đều nói rằng: Con người thích nghe tên của họ và bị thu hút bởi những thông tin có liên quan đến tên của mình.

Do đó, việc sử dụng chính xác thông tin cá nhân và/hoặc đặc điểm riêng biệt của đối tượng mục tiêu trong nội dung quảng cáo là một trong những cách hay nhất để cá nhân hóa thông điệp Marketing.

Điều này nghĩa là bạn cần chuẩn bị một hoặc một số hệ thống giúp ghi nhận và đồng bộ hóa dữ liệu khách hàng, cũng như giúp tạo nội dung được cá nhân hóa.

#3: Sử dụng nội dung trực quan giàu thông tin như video và infographic

Tính phổ biến của công cụ tìm kiếm Google lẫn sự phát triển của SEO Marketing tại Việt Nam có thể khiến bạn nghĩ rằng các nội dung bằng văn bản quan trọng hơn nội dung bằng video hay hình ảnh.

Tuy nhiên, trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người thích các nội dung trực quan hơn là các văn bản.

Bằng chứng rõ nét nhất là sự bùng nổ lượng người dùng Tiktok tại Việt Nam, từ mức 47.4% năm 2021 đã tăng mạnh lên mức 75.6% vào đầu năm 2022, theo báo cáo Digital Vietnam năm 2021 và 2022 của We Are Social.

Rõ ràng, các nội dung bằng hình ảnh hoặc video tạo cảm giác dễ nhớ và tiết kiệm công sức cho người xem hơn việc ngồi đọc các nội dung bằng văn bản.

Chính vì thế, bạn cần biến các số liệu khô khan thành những đoạn video ngắn hoặc các bức ảnh dạng infographic để tạo minh họa sinh động.

\"Canva

Ngoài ra, việc thêm các nội dung trực quan vào giữa các nội dung bằng văn bản cũng làm gia tăng mức độ thu hút và sự tập trung của độc giả, giúp họ không bỏ sót các thông tin quan trọng mà bạn đã đề cập trong văn bản của mình.

Một số công cụ giúp bạn tạo ra các nội dung trực quan bao gồm:

  • Canva: Công cụ hỗ trợ tạo infographic trực tuyến.
  • Dall-E 2 by OpenAI: Công cụ tự động tạo hình ảnh bằng công nghệ AI.
  • Youtube Short, TiktokReels: Các nền tảng chia sẻ video ngắn trực tuyến.
  • PinterestGoogle Image: Các nền tảng tìm kiếm hình ảnh trực tuyến.

#4: Bùng nổ xu hướng livestream và tổ chức sự kiện trực tuyến

Giống như những gì đang diễn ra trong năm 2022, các thương hiệu sẽ tiếp tục đầu tư vào các nội dung trực tuyến trên Tiktok, Youtube (và thậm chí là cả Instagram/Facebook), đồng thời tận dụng sức mạnh của livestream để gia tăng tính thu hút và mức độ tương tác với người dùng.

\"Livestream

Lý do là vì livestream tạo ra cảm giác gần gũi và thân mật hơn cho người xem, bên cạnh đó, người xem có thể tham gia vào nội dung của video phát trực tiếp như thể họ đang có mặt tại chính sự kiện đó ngoài đời thực thông qua các khía cạnh hậu trường, chẳng hạn như chuyên mục Hỏi Đáp hoặc chế độ nhắn tin bình luận trong sự kiện.

Bên cạnh đó, các sự kiện livestream trực tuyến còn giúp xây dựng nhận thức về thương hiệu, đồng thời hỗ trợ chuyển đổi khách hàng tiềm năng cũng như thiết lập mối quan hệ dài hạn với khách hàng.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang dự kiến tổ chức một sự kiện livestream trực tuyến trong năm 2023, đừng quên sử dụng các tính năng báo cáo về sự kiện để biết được những ai đang tham gia, họ đang nói về điều gì cũng như mức độ ảnh hưởng của họ.

Những điều này giúp bạn tương tác tốt hơn với những người tham gia sự kiện, đồng thời kết nối bạn với những khách hàng tiềm năng quan trọng.

#5: Đặt trọng tâm Marketing vào nhóm đối tượng Gen Z thay vì Millennials

Gen Z (những người sinh từ năm 1997 đến 2012) là nhóm nhân khẩu học lớn lên trong thời kỳ thế giới bị chi phối bởi các yếu tố công nghệ và kỹ thuật số.

Chính vì thế, quá trình ra quyết định của Gen Z cũng rất khác so với những người thuộc thế hệ Millennials hay Gen X.

Ví dụ:

  • 50% những người thuộc Gen Z nói rằng các công ty nên có lập trường về các vấn đề xã hội (ví dụ: chống biến đổi khí hậu, bình đẳng về chủng tộc và quyền cho cộng đồng LGBTQ+).
  • 51% những người thuộc Gen Z cho biết họ có thể ưu tiên mua hàng từ một công ty có môi trường và chính sách phúc lợi tốt với nhân viên của mình.
  • 55% những người thuộc Gen Z nói rằng ý kiến của KOL là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
  • 51% người tiêu dùng thuộc nhóm Gen Z đánh giá tính bền vững là yếu tố quan trọng khi mua hàng.

Nói chung, Marketing cho Gen Z không chỉ đơn thuần là hiểu cách mà nhóm đối tượng này mua sắm hay sử dụng các phương tiện mạng xã hội, nó còn là sự thấu hiểu về những giá trị, hành vi, thái độ làm việc hay nhân sinh quan của họ.

Do đó, các thương hiệu muốn kết nối với Gen Z có thể tận dụng sự ảnh hưởng của các KOL, đưa các mục tiêu hướng đến xã hội và chiến dịch Marketing của mình cũng như tập trung vào các sáng kiến giúp xã hội phát triển bền vững.

Một trong những phương án Marketing hiệu quả nhắm đến đối tượng Gen Z được sử dụng nhiều nhất trong năm 2022 chính là việc thúc đẩy các nội dung do người dùng tự tạo (UGC, viết tắt của User-Generated Content).

Ví dụ điển hình cho hoạt động này là việc hợp tác với các KOL để khuyến khích người dùng tạo và chia sẻ các bài đánh giá, những lời chứng thực, ảnh hoặc video về sản phẩm của thương hiệu, như cách GearVN thông qua Viruss để tổ chức sự kiện trên Facebook nhân dịp khai trương showroom mới trong năm 2022.

\"Ví

#6: Tập trung vào dữ liệu của bên thứ nhất

Đầu năm 2022, Apple đã ra mắt chính sách ATT (viết tắt của App Tracking Transparency) dẫn đến sự khủng hoảng nghiêm trọng của Meta vì mất doanh thu quảng cáo lên tới 10 tỉ USD (và vẫn đang tiếp tục tăng thêm).

Bên cạnh đó, Google Chrome cũng sẽ ngừng hỗ trợ cookie của bên thứ ba vào cuối năm 2024, tức các dịch vụ thu thập dữ liệu dựa trên cookie như Facebook Pixel cũng sẽ chấm dứt hoàn toàn.

Nói chung, hai sự kiện này báo hiệu sự chấm dứt của kỷ nguyên lệ thuộc vào dữ liệu của bên thứ ba, hay ít nhất là lệ thuộc vào cookie.

Chính vì thế, nếu doanh nghiệp của bạn đang chạy các chiến dịch Marketing (VD: quảng cáo trực tuyến, re-marketing) dựa trên dữ liệu của bên thứ ba như Facebook trong năm 2022, bạn sẽ cần phải thay đổi chiến lược của mình và tập trung vào dữ liệu của bên thứ nhất.

Nói cách khác, bạn sẽ muốn tự mình thực hiện những cuộc khảo sát thị trường, hoặc nghiên cứu khách hàng thông qua các công ty chuyên nghiên cứu thị trường, hoặc sử dụng các nền tảng Marketing dựa trên công nghệ thu thập dữ liệu mới mà không dựa trên cookie.

Mặc dù việc thu thập dữ liệu của bên thứ nhất sẽ khó khăn và tốn kém hơn nhiều so với dữ liệu của bên thứ ba, nhưng bù lại, bạn có cơ hội thấu hiểu sâu hơn về hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng, đồng thời tự bảo vệ mình trước những rủi ro liên quan đến quyền riêng tư và bảo mật.

#7: Ứng dụng B2C Digital Marketing cho lĩnh vực B2B

Không khó để bạn bắt gặp những nền tảng B2C đồng thời cho phép người mua và người bán thực hiện các giao dịch B2B và ngược lại.

Nói cách khác, trải nghiệm mua sắm giữa B2C và B2B đang trở nên ngày càng giống nhau hơn.

Điều này có thể được giải thích vì trước khi trở thành những khách hàng B2B, bất kỳ ai cũng đều đã từng là khách hàng B2C, do đó, họ có xu hướng mong muốn những trải nghiệm quen thuộc mà mình có được trong vai trò là một khách hàng B2C cũng sẽ xuất hiện trong quá trình mua sắm B2B.

Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp xu hướng này trong các lĩnh vực công nghệ và ngành SaaS, ví dụ, các chương trình dùng thử sản phẩm demo, ưu đãi thêm thời gian sử dụng hoặc chính sách đổi trả miễn phí rất giống với những chương trình sampling hay quà tặng kèm khi bạn mua hàng trong các siêu thị.

Bên cạnh đó, khách hàng có xu hướng nghiên cứu thông tin về sản phẩm dịch vụ trước khi mua hàng, dù là B2B hay B2C, do đó, những người làm Marketing nên sử dụng đồng thời nhiều công cụ Digital Marketing khác nhau nhằm quảng bá thương hiệu tại những nơi mà khách hàng thường tìm hiểu thông tin như Google, Youtube hay Facebook.

#8: Sự phát triển của Marketing địa phương

Xu hướng này nhắm đến những doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi một địa phương nhất định, chẳng hạn như các nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, cửa hàng ăn uống hay một doanh nghiệp du lịch tại địa phương.

Nếu bạn thuộc nhóm này, hãy đảm bảo rằng chiến lược Marketing trong năm 2023 của bạn sẽ đặt trọng tâm vào việc quảng bá thương hiệu tại địa phương, trong đó, đặc biệt coi trọng đến hoạt động SEO Local.

Lý do là vì khoảng cách giữa người tìm kiếm và vị trí của địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm như Google.

Một số phương pháp SEO Local đơn giản hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình trong năm 2023 gồm có:

  • Tối ưu hóa hồ sơ doanh nghiệp trên Google Business Profile.
  • Xây dựng nội dung được tối ưu hóa cho một địa phương cụ thể.
  • Xây dựng liên kết trên những trang web có liên quan tại địa phương.
  • Chạy quảng cáo trong phạm vi địa phương.
  • Lưu ý đến hoạt động tìm kiếm bằng giọng nói.
  • Đảm bảo thông tin về doanh nghiệp (tên, địa chỉ, số điện thoại, website…) nhất quán trên tất cả các kênh Marketing.

#9: Tối ưu Marketing trên thiết bị di động

Số lượng người dùng thiết bị di động đang tăng trưởng đồng thời với số lượng kết nối Internet, và nó đang định hình lại cách mà khách hàng tiếp cận và tương tác với các thương hiệu.

Nói cách khác, có hàng tấn phương thức khác nhau để giúp một thương hiệu xuất hiện trước mắt khách hàng mục tiêu thông qua thiết bị di động của họ, chẳng hạn như:

Do đó, để không bị đối thủ cạnh tranh vượt mặt, chiến lược Marketing của bạn cần được tối ưu cho các loại thiết bị di động, hay nói chính xác hơn, tối ưu cho từng nền tảng trên thiết bị di động.

Điều này nghĩa là bạn nên:

  • Kiểm tra tính tương thích của website trên thiết bị di động;
  • Thiết kế hình ảnh chuẩn và cài đặt các thuộc tính responsive để tự điều chỉnh theo từng loại màn hình;
  • Áp dụng SEO Onpage và SEO kỹ thuật để cải thiện hiệu suất hoạt động của website trên di động;
  • Hợp tác trực tiếp hoặc gián tiếp với các nhà sản xuất ứng dụng di động để hiển thị thông tin về thương hiệu ở những vị trí nổi bật;
  • Xây dựng kênh Marketing trên các mạng xã hội ưu tiên thiết bị di động như Youtube Short, Tiktok, Facebook hoặc Instagram;
  • ……

Làm thế nào để bắt kịp các xu hướng Digital Marketing mới trong năm 2023?

Nguyên tắc cơ bản nhất để bạn không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội triển khai Digital Marketing nào chính là xây dựng một chiến lược truyền thông tiếp thị kỹ thuật số hoàn chỉnh dựa trên những dữ liệu Marketing mới nhất về thị trường, đồng thời có sự đầu tư đúng mức về nguồn lực cho hoạt động tiếp thị.

Do đó, bạn nên dành thời gian để học hỏi kinh nghiệm và kiến thức từ các chuyên gia Marketing trên các blog Marketing hay nhất, hoặc nghe ý kiến chuyên gia thông qua các podcast về chủ đề Digital Marketing.

Ngoài ra, lý thuyết sẽ chỉ là lý thuyết nếu bạn không ứng dụng nó vào những chiến dịch Digital Marketing thực tiễn, vì vậy những chiến dịch tiếp thị thử nghiệm trên quy mô nhỏ sẽ giúp bạn đúc kết rất nhiều kinh nghiệm trước khi thực sự triển khai vào những chiến dịch lớn.

Tham khảo thêm: Top digital marketing trends and predictions for 2023 (bởi Google)

Bây giờ, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về các xu hướng Digital Marketing mới trong năm 2023, hãy để lại ý kiến của mình trong phần bình luận dưới đây nhé.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *