Internal link: 10+ chiến thuật tạo liên kết nội bộ để lên Top Google

Làm sao để xây dựng Internal link hiệu quả & tối ưu? Dưới đây, hãy cùng tìm hiểu cách triển khai chiến lược Internal link để chuyển PageRank & cải thiện thứ hạng website.

Internal link là gì?

Nếu bạn mới làm quen với SEO, thì Internal link (hay liên kết nội bộ) là liên kết từ trang này sang trang khác trên cùng một website. Internal link rất quan trọng, và ngày 4/3/2022 vừa rồi, John Mueller của Google cũng đã xác nhận tầm quan trọng của nó đối với SEO, với ba lý do chính như sau:

  • Khả năng thu thập thông tin. Liên kết giữa các trang trong cùng website giúp các công cụ tìm kiếm như Google khám phá các trang mới trên website đó để có thể thêm chúng vào chỉ mục Google.
  • Website Authority. Các link nội bộ có khả năng vượt qua thuật toán PageRank để chuyển giao \”sức mạnh thẩm quyền\” của nó cho trang web quan trọng khác một cách hiệu quả. Nếu chưa từng nghe qua PageRank, thì nó là một công thức toán học giúp xác định giá trị của một trang web. Và Google cũng đã xác nhận rằng sau hơn 18 năm, hiện nay PageRank vẫn được sử dụng cho thuật toán xếp hạng của họ.
  • Mức độ liên quan. Internal link giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung của một trang web, bằng cách tham khảo nội dung từ các trang khác được liên kết đến nó. Hai yếu tố giúp Google làm được điều này chính là nội dung của anchor text và ngữ cảnh được sử dụng bao quanh liên kết đó.

Bạn có thể xem thêm tuyên bố của Mueller về vai trò của Internal link đối với SEO trong video dưới đây ở thời điểm 25:14:

Cách tăng thứ hạng website bằng liên kết nội bộ

Cách #1: Tạo một hệ thống phân cấp trang web hợp lý cho cấu trúc website

Bạn hãy tưởng tượng hệ thống phân cấp giống như một bản đồ tư duy, nhưng có sự khác biệt rất lớn trong cách phân cấp cơ bảncách phân cấp theo định hướng nội dung.

Đối với kiểu phân cấp cơ bản, trên cùng bạn sẽ có trang chủ, tiếp theo là các chủ đề chính được phân nhánh từ trang chủ như Trang dịch vụ, Trang liên hệ, Trang tin tức, Trang giới thiệu. Từ những chủ đề chính này, sẽ có nhiều nhánh hơn tỏa đến các trang web. Các trang trong mỗi nhánh được liên kết với nhau thông qua internal link.

Tuy nhiên, sơ đồ tư duy kiểu này không thực sự cung cấp nhiều thông tin cho Google và các công cụ tìm kiếm khác. Do đó, có một kiểu phân cấp hệ thống trang web khác được gọi là trung tâm nội dung (content hub), là kiểu phân cấp định hướng nội dung theo một chủ đề nào đó.

Content hub (hay trung tâm nội dung) là tập hợp các nội dung cùng nói về các khía cạnh khác nhau của một chủ đề, và được liên kết với nhau thông qua các link nội bộ.

Về cơ bản, bạn sẽ tạo nhiều trang nói về một chủ đề chính và các chủ đề phụ của nó, sau đó liên kết các trang này với nhau. Chẳng hạn như tôi muốn tạo một chủ đề chính là Hướng dẫn link building, tôi sẽ thêm các chủ đề phụ cho nó như Xây dựng liên kết hỏng, Xây dựng liên kết theo trang tài nguyên, Guest postingTiếp cận qua email.

Để tạo mối quan hệ giữa các trang này, tôi có thể đặt liên kết dẫn tới các trang chủ đề phụ từ trang Hướng dẫn link building, hoặc ngược lại, đặt liên kết trên các trang chủ đề phụ để dẫn tới trang chủ đề chính.

Điều này không chỉ giúp tạo ra sự liên quan giữa các trang, mà đồng thời nó còn giúp tất cả các trang đều tăng điểm PageRankcải thiện thứ hạng Google khi có bất kỳ trang nào trong số chúng nhận được một backlink.

Tuy nhiên, chiến lược internal link theo kiểu content hub không dành cho tất cả mọi người. Do đó, nếu bạn sở hữu một website lâu đời với hàng tấn trang web mà không có bất kỳ loại cấu trúc nào, dưới đây là ba cách miễn phí và đơn giản để bạn tìm thấy cơ hội đặt liên kết nội bộ cho chúng.

Cách #2: Sử dụng toán tử tìm kiếm \”site\” trên Google để tìm cơ hội đặt link nội bộ

Ví dụ, tôi muốn thêm internal link vào trang hướng dẫn về nghiên cứu từ khóa trên website của mình, tôi sẽ gõ công thức sau ô tìm kiếm của Google:

site:ychoc.com/seo-marketing/ \”nghiên cứu từ khóa\”

Nhờ đó, tôi có thể tìm thấy tất cả các trang trên website của mình có chứa cụm từ này và đã được Google lập chỉ mục. Tôi sẽ bỏ qua bài viết gốc cũng như trang chủ, và click vào từng link bài viết còn lại để xem liệu tôi đã đặt internal link trên các trang này hay chưa.

\"Tìm

Như bạn có thể thấy, tôi chưa đặt liên kết nội bộ giữa trang nói về Content Marketing và trang gốc, do đó, nhiệm vụ của tôi là gắn hyperlink cho cụm từ \”nghiên cứu từ khóa\” trên bài viết Content Marketing như hình dưới đây.

\"Tim

Cách #3: Sử dụng báo cáo Link Opportunities trong công cụ Site Audit của Ahrefs

  • Bước 1: Đăng ký tài khoản Webmaster Tools miễn phí của Ahrefs tại đây

\"Công

  • Bước 2: Xác minh trang web. Để dễ dàng xác minh, tôi khuyên bạn nên sử dụng phương thức xác minh thủ công, và chọn cách tải HTML file lên hosting hoặc gắn thẻ HTML vào phần header của trang web.

\"Xác

  • Bước 3: Thực hiện kiểm tra website miễn phí và đợi đến khi hoàn tất việc kiểm tra.
  • Bước 4: Chuyển sang chức năng Link Opportunities ở cột bên trái. Báo cáo này chỉ ra những trang web có thể đặt link nội bộ dựa trên các từ khóa mà trang của bạn đã được xếp hạng. Nếu số lượng quá nhiều, bạn có thể thêm điều kiện cho bộ lọc, nhằm lựa chọn những trang phù hợp nhất để đặt internal link.

Điều đặc biệt của công cụ này chính là nó chỉ hiển thị những trang có thể đặt liên kết nội bộ nếu như giữa trang nguồn và trang mục tiêu chưa được liên kết với nhau. Do đó, các đề xuất từ công cụ này đáng để bạn đặt niềm tin và sử dụng.

Cách #4: Kiểm tra các trang nguồn trên website

Chắc chắn, website của bạn sẽ có một số trang nhận được nhiều link nội bộ hơn các trang khác. Do đó, những trang này sẽ có chỉ số URL Rating (UR) và Page Authority (PA) cao hơn, và có thể chuyển bớt sức mạnh đến các trang web khác của bạn.

Và bạn có thể thực hiện việc này với chức năng Site Explore trong Webmaster Tools của Ahrefs mà tôi vừa đề cập ở trên.

Top 11+ chiến thuật SEO để tối ưu link nội bộ đạt hiệu quả cao

#1: Sửa các liên kết nội bộ bị hỏng (broken internal link)

Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian, bạn sẽ nhận được những giá trị to lớn lâu dài về sau. Rất nhiều người làm SEO thiếu kinh nghiệm chỉ tập trung vào việc tạo ra những liên kết nội bộ mới mà quên đi việc tìm kiếm sửa chữa các link nội bộ không truy cập.

Nếu bạn đang sử dụng WordPress, tôi khuyến khích bạn sử dụng plugin Broken Link Checker để thực hiện việc kiểm tra toàn diện cho website. Công cụ này sẽ tự động quét toàn bộ website của bạn, và tổng hợp danh sách các liên kết bị hỏng (báo lỗi 404), anchor text được sử dụng và trang web chứa liên kết đó.

\"Hướng

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ Webmaster Tools của Ahrefs để tự động kiểm tra tất cả các link nội bộ bị hỏng, internal link đang được chuyển hướng 301. Ưu điểm của công cụ này chính là nó gửi thông báo tổng hợp tóm tắt tình trạng website và những điểm cần khắc phục qua email. Rất tiện đúng không nào?

#2: Đặt liên kết nội bộ theo một sơ đồ phân cấp kiểu content hub

Nếu bạn mới lập website, số lượng trang web còn chưa nhiều (khoảng dưới 20 trang), như vậy điều quan trọng trong chiến lược internal link của bạn chính là xây dựng một sơ đồ phân cấp nội dung của trang web theo kiểu content hub ngay lập tức.

\"Sơ

Để kiểm soát content hub, cách tốt nhất để theo dõi mối liên quan giữa các trang web chính là đặt chúng vào một file excel hoặc Google Sheet. Khi đó, bạn cũng sẽ dễ dàng phát hiện được những trang mồ côi (không có mối liên quan về chủ đề với bất kỳ trang web nào khác).

#3: Tạo menu chính hợp lý

Bản chất menu là nơi chứa những liên kết nội bộ quan trọng nhất, giúp cho cả người dùng và GoogleBot dễ dàng di chuyển từ trang này sang trang khác. Chính vì thế, những trang web thực sự quan trọng hoặc những trang cần thúc đẩy thứ hạng sẽ được ưu tiên đưa lên menu nhằm nhận được nhiều sự hỗ trợ từ tất cả các trang web khác trên website.

#4: Đặt Internal link vào vị trí Footer và Widget

Internal link nằm ở chân trang có giá trị kém hơn các liên kết đầu trang, trong khi đó, Google sẽ bỏ qua không quan tâm đến các Widget link (một kiểu liên kết không tự nhiên – unnatural link) theo như xác nhận của John Mueller, nhưng không vì thế mà bạn bỏ qua hoàn toàn giá trị của nó.

#5: Kiểm soát số lượng liên kết ở mỗi trang

Một trang web có hàng trăm liên kết sẽ bị chia nhỏ sức mạnh thẩm quyền khi được chuyển sang các trang khác. Mặt khác, quá nhiều liên kết sẽ khiến cho Googlebot có thể bỏ qua những internal link thực sự quan trọng mà bạn muốn ưu tiên tối ưu.

Do đó, hãy tự hỏi bản thân: Liệu link nội bộ đó có thực sự cần thiết hay không? Nếu thêm vào thì có hỗ trợ làm rõ nội dung cho trang đặt liên kết hay không? Nó có mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hay không?

Nếu quá nhiều câu trả lời Không, bạn cần loại bỏ nó ngay lập tức.

#6: Bật chức năng breadcrumb (thanh điều hướng)

Đây là một trong những vị trí dễ thấy nhất nhưng ít được quan tâm và thường bị bỏ qua nhất. Breadcrumb giúp khách truy cập định vị trang web đang nằm ở nơi nào trong cấu trúc link của một website, do đó, các link nội bộ nằm ở phần này đảm bảo được tính tự nhiên vốn có.

Ngoài ra, việc thêm chức năng Breadcrumb vào website rất dễ. Một số website mặc định đã được bật sẵn chức năng này, một số khác cần trải qua một vài thao tác đơn giản.

Nếu website của bạn đang sử dụng nền tảng WordPress nhưng không có sẵn chức năng Breadcrumb, tôi khuyến khích bạn sử dụng công cụ hỗ trợ tối ưu hóa website Rank Math SEO để thêm tùy chọn Bật/Tắt Breadcrumb. Dưới đây là 5 bước để bạn thực hiện:

  • Bước #1: Cài đặt và kích hoạt plugin Rank Math SEO cho website WordPress của bạn.

\"Hướng

  • Bước #2: Truy cập Admin > Rank Math > Generak Settings > Breadcrumb > Bật nút Enable breadcrumb function

\"Hướng

  • Bước #3: Truy cập vào Admin > Giao diện > Theme File Editor > Chọn file thiết kế cấu trúc website tương ứng > Dán đoạn code dưới đây vào vị trí cần hiển thị Breadcrumb.

<?php if (function_exists(\’rank_math_the_breadcrumbs\’)) rank_math_the_breadcrumbs(); ?>

  • Vậy là xong

#7: Sử dụng anchor text hợp lý

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của chiến lược xây dựng link nội bộ chính là sử dụng anchor text một cách hợp lý. Thông thường, những người làm SEO sẽ cố gắng tránh việc sử dụng các cụm từ khóa đối sánh chính xác để làm anchor text khi đi backlink từ những website bên ngoài.

Tuy nhiên, đối với các liên kết nội bộ, bạn sẽ muốn sử dụng các anchor text càng cụ thể, rõ ràng và chính xác khi nói về trang mà bạn muốn liên kết càng tốt. Điều này làm cho việc sử dụng các từ khóa đối sánh chính xác (bao gồm cả những biến thể của từ khóa) để làm văn bản neo trở nên lý tưởng và hợp lý đối với chiến lược Internal link.

#8: Tránh các lỗi kỹ thuật khiến Google Bot không thể tiếp cận được internal link

Dưới đây là những lỗi kỹ thuật thường gặp nhất khiến cho GoogleBot không thể truy cập được Internal link để thu thập dữ liệu mới:

  • Sử dụng Internal link trong các form biểu mẫu, khảo sát. Một biểu mẫu có thể bao gồm các menu dạng drop-down và các bản khảo sát chuyên sâu. Trong cả hai trường hợp này, GoogleBot sẽ không thử nhấn nút \”Gửi biểu mẫu\”, do đó, tất cả những link nội bộ nằm trong biểu mẫu đều không được thu thập dữ liệu.
  • Các liên kết nội bộ chỉ có thể truy cập thông qua hộp tìm kiếm trên website. Không có lý do gì để GoogleBot thử tìm kiếm các trang có trên một website, đồng nghĩa với việc nó cũng không hề biết sự tồn tại của các link nội bộ được tạo ra bởi chức năng search của website nếu như không có bất kỳ nơi nào khác đề cập đến nó.
  • Các Internal link được tạo bằng javascript.
  • Các link nằm trong Java, Flash hoặc các Plugin khác.
  • Các liên kết bị chặn bởi Robot.txt hoặc thẻ Meta Robot.
  • Các trang có hàng trăm hoặc hàng ngàn liên kết.
  • Các liên kết nằm trong iFrame
  • ……

Bằng cách khắc phục các lỗi này, các quản trị viên website có thể liên kết các trang nội bộ với nhau một cách dễ dàng, đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để GoogleBot thu thập dữ liệu.

#9: Cài đặt thuộc tính rel phù hợp cho link nội bộ

Thông thường, tất cả các link nội bộ đều nên sử dụng giá trị Dofollow cho thuộc tính rel, hoặc đơn giản nhất là không điền giá trị nào cho thuộc tính rel. Rất hiếm trường hợp internal link sử dụng thuộc tính rel có giá trị là Nofollow, UGC hay Sponsored.

Thuộc tính Dofollow giúp các công cụ tìm kiếm biết rằng nó cần chuyển sức mạnh quyền hạn của một trang web sang những trang khác. Trong khi đó, Nofollow sẽ báo cho Google biết rằng không nên chuyển hoặc nên giảm sức mạnh quyền hạn được chuyển sang cho một trang web khác.

#10: Giảm thiểu tối đa số lượt truy cập để đạt được mục tiêu bán hàng

Nghe có vẻ ngược đời phải không? Tuy nhiên, đây là một chiến lược quan trọng đối với những trang web thương mại điện tử, nơi mà bạn sẽ mong muốn khách hàng càng nhanh chuyển đến trang thanh toán mua hàng càng tốt.

Nếu khách truy cập mất quá nhiều bước để đến một trang sản phẩm nào đó, bạn cần phải tìm giải pháp rút ngắn số bước này lại. Một tiêu chuẩn chung đối với trang web bán hàng là không quá 3 lần nhấp chuột, nhưng điều này có thể hạn chế phần nào mức độ liên quan giữa các trang web với nhau.

Điều cốt lõi ở đây chính là bạn phải đảm bảo người dùng có khả năng truy cập vào các trang quan trọng ngay lập tức (VD: trang chuyên mục, sản phẩm bán chạy, sản phẩm yêu thích nhất…).

Tóm lại về chiến lược tối ưu hóa link nội bộ

Như vậy, bạn đã tìm hiểu các chiến lược giúp tối ưu liên kết nội bộ nhằm tập trung PageRank cho các trang web quan trọng nhất, từ đó giúp tăng chất lượng SEO tổng thể cho toàn bộ website.

Bây giờ, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về chiến lược xây dựng internal link cho website, hãy dành chút thời gian để xem qua một số câu hỏi thường gặp dưới đây, hoặc đặt câu hỏi trong khóa học SEO cơ bản cho người mới bắt đầu tại Nha Trang do tôi trực tiếp hướng dẫn nhé.

Câu hỏi thường gặp về Internal link

Internal link và External link là gì?

Một liên kết được gọi là External link (hay liên kết ngoài) khi nó dẫn đến một trang web thuộc domain khác với website của bạn. Trong khi đó, Internal link là những liên kết dẫn đến các trang web khác nhau nhưng vẫn cùng chung một domain.

Vì sao liên kết nội bộ lại quan trọng với SEO?

Liên kết nội bộ rất quan trọng vì chúng có thể giúp Google hiểu và xếp hạng trang web của bạn tốt hơn. Ngoài ra, nó cũng tốt cho trải nghiệm người dùng và có thể cải thiện mức độ tương tác.

Một trang web chuẩn SEO nên có tối đa bao nhiêu Internal link?

Không có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, Google đã chỉ ra rằng Trình thu thập dữ liệu GoogleBot có thể quét được khoảng 150 liên kết cho mỗi trang web (hoặc cao hơn một chút).

Xét về mặt trải nghiệm người dùng, có quá nhiều liên kết trong bài viết có thể gây ảnh hưởng tiêu cực, do đó, việc giới hạn số lượng liên kết dưới 150 là điều khá tốt cho SEO. Đương nhiên, số liên kết này bao gồm cả Internal link và External link, do đó, hãy cân nhắc chỉ đặt link nội bộ cho những thứ thật sự quan trọng.

Tôi nên đặt link nội bộ cho trang web nào?

Chỉ nên đặt liên kết giữa các trang web có chủ đề liên quan đến nhau, và đặt anchor text trong ngữ cảnh nội dung mô tả phù hợp. Cách tốt nhất để xác định trang web nên đặt internal link chính là sử dụng toán tử \”site\” để tìm kiếm các trang web được xếp hạng đối với một từ khóa nào đó.

Mặt khác, bạn sẽ không muốn đặt thêm link nội bộ trỏ về trang chủ trong bài viết của mình. Lý do là mỗi trang web đều đã được liên kết sẵn đến trang chủ, do đó, Google sẽ bỏ qua liên kết trang chủ nếu gặp lại nó trong bài viết.

Bạn cũng cần ngăn chặn GoogleBot quét dữ liệu cho một số trang không mang lại bất kỳ giá trị nào cho khách hàng và doanh nghiệp. Các trang đó.thường là trang Chính sách bảo mật, Điều khoản sử dụng, Giỏ hàng, Thanh toán, Chính sách giao nhận,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *