Chiến lược Digital Marketing ngành FMCG: 7+ ý tưởng đón đầu xu hướng mới

Bạn đang tìm hiểu chiến lược Digital Marketing ngành FMCG? Dưới đây là Top7+ ý tưởng cho chiến dịch Marketing Online thương hiệu FMCG tại Việt Nam.

Trong tất cả các ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam, FMCG được xem là một trong những nhóm ngành quan trọng nhất, bởi nó mang lại những sản phẩm thiết thực mà bất kỳ ai cũng cần phải sử dụng mỗi ngày.

Do đó, đây cũng là ngành luôn có sự cạnh tranh cao độ giữa các thương hiệu với rất nhiều hãng sản xuất nổi tiếng như Coca-Cola, Pepsi, Unilever, Kinh Đô…

\"Ngành

Chính vì vậy, các thương hiệu FMCG đang hoạt động tại Việt Nam cần phải tập trung xây dựng hình ảnh của mình không chỉ tại những cửa hàng hay trên đường phố, mà còn cả trên các nền tảng kỹ thuật số như website, sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội.

Điều cốt lõi ở đây là các thương hiệu trong ngành cần trở thành những người tiên phong tạo ra xu hướng mới nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh, độ phủ thương hiệu trên tất cả những nơi mà khách hàng tiềm năng đang hoạt động.

Dưới đây, hãy cùng tìm hiểu cách thức xây dựng chiến lược tiếp thị trực tuyến cũng như case study về phương pháp triển khai Digital Marketing của một số thương hiệu FMCG tại thị trường Việt Nam và Ấn Độ.

Xem thêm: Khóa học Marketing Online tại Nha Trang

FMCG là gì?

FMCG là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Fast Moving Consumer Goods, còn được gọi là ngành Hàng tiêu dùng nhanh, ám chỉ ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm được dùng cho mục đích bán nhanh chóng với giá thấp.

\"Ngành

Về bản chất, hầu hết tất cả các sản phẩm trong ngành FMCG có tỷ suất lợi nhuận thấp, nhưng bù lại, khối lượng tiêu thụ trên thị trường rất lớn nên vẫn đảm bảo mang lại sự phát triển mạnh mẽ cho các doanh nghiệp sản xuất.

Một vài ví dụ về các sản phẩm FMCG phổ biến có thể nói đến như:

  • Thực phẩm đóng gói: bánh kẹo, mì gói, đồ hộp đã qua chế biến…;
  • Đồ uống đóng chai: nước giải khát, nước tăng lực, trà đóng chai, nước ép trái cây đóng chai…;
  • Đồ dùng chăm sóc cá nhân: ;
  • Thuốc không kê đơn;
  • Mỹ phẩm: Đồ dùng trang điểm, kem dưỡng da, nước hoa…;
  • Hóa phẩm: chất tẩy rửa, dầu gội, bột giặt, nước rửa chén…;
  • Văn phòng phẩm: thước kẻ, bút viết, phấn viết bảng, máy tính bỏ túi…;
  • … và còn rất nhiều loại sản phẩm khác

FMCG Digital Marketing là gì?

FMCG Digital Marketing là phương pháp tiếp thị dựa trên các nền tảng kỹ thuật số để giúp các doanh nghiệp trong ngành FMCG nhanh chóng tiếp cận thị trường trên quy mô lớn và đạt các mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn nhất định, bất kể vị trí địa lý của khách hàng hay thiết bị mà họ đang sử dụng.

\"FMCG

Tuy nhiên, do đặc thù của ngành nên khác với phần đông những ngành nghề kinh doanh khác, các doanh nghiệp FMCG ưu tiên mục tiêu xây dựng thương hiệu trên quy mô lớn một cách nhanh chóng, thay vì các mục tiêu trực tiếp gia tăng doanh số bán hàng.

Vì thế, các kênh kỹ thuật số có chức năng quảng bá thương hiệu trên diện rộng hay dễ dàng lan truyền thông điệp ra cộng đồng xung quanh là lựa chọn hàng đầu trong các chiến dịch Digital Marketing.

Vì sao xu hướng Marketing ngành FMCG hiện nay tại Việt Nam lại tập trung vào Digital?

Vì sao các doanh nghiệp FMCG lại cần đầu tư nhiều hơn cho Online Marketing dù doanh số bán hàng chủ yếu thông qua các cửa hàng và chợ truyền thống?

Dĩ nhiên, họ có thể bỏ qua mảng Digital để tập trung cho các kênh bán hàng truyền thống, tuy nhiên, điều đó không phù hợp với xu hướng phát triển thị trường hiện nay.

Dưới đây là một số lý do giải thích tầm quan trọng của các nền tảng Digital đối với hoạt động Marketing của các doanh nghiệp FMCG:

Internet là nguồn cung cấp thông tin phổ biến nhất hiện nay

Theo báo cáo của WeAreSocial, Việt Nam đã có hơn 72 triệu người dùng Internet vào đầu năm 2022, tương đương hơn 73% tổng dân số, và trung bình họ dành ra hơn 6.5 giờ mỗi ngày sử dụng Internet.

\"Thời

Nói cách khác, một lượng lớn quỹ thời gian của mỗi người đã được sử dụng cho các mục đích như:

  • Xem TV trực tuyến;
  • Sử dụng mạng xã hội;
  • Đọc tin tức trên báo điện tử;
  • Nghe nhạc online;
  • Chơi game trực tuyến;
  • ……

Rõ ràng, khi người dân Việt Nam đang dành hơn 1/4 thời gian của mình để có mặt trên thế giới số, thì Digital Marketing mang đến một cơ hội rất lớn giúp cho người tiêu dùng gia tăng nhận thức về thương hiệu, đồng thời có thể tương tác nhiều hơn với các doanh nghiệp FMCG theo những cách mà các kênh bán hàng truyền thống không thể làm được.

Sự thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng tại Việt Nam

Việt Nam đã trải qua thời kỳ phòng chống dịch Covid-19 với hàng loạt các biện pháp giãn cách xã hội trong 2 năm 2020 – 2021, do đó, thói quen và hành vi của người tiêu dùng trong nước đã có sự biến chuyển rõ rệt.

Điều dễ nhận thấy nhất chính là sự chuyển dịch nhu cầu mua sắm từ các kênh truyền thống sang các kênh hiện đại và kênh online.

Bằng chứng là theo kết quả một cuộc khảo sát hơn 15 ngàn đơn vị bán lẻ tại Việt Nam, 73% tổng số lượng giao dịch thanh toán trong năm 2021 thuộc loại giao dịch không dùng tiền mặt, cao hơn 9% so với 2020, trong đó, chuyển khoản ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất với 36.5%, tiếp theo là ví điện tử, quét QR Code, cà thẻ tại quầy và sử dụng cổng thanh toán.

Bên cạnh đó, một số báo cáo khác cũng cho thấy xu hướng tương tự như:

  • Báo cáo hành vi người tiêu dùng Việt Nam năm 2022 của Deloitte cho thấy các kênh thương mại điện tử đang ngày càng có sức ảnh hưởng đến việc mua sắm nhóm hàng Mỹ phẩm làm đẹp của người tiêu dùng, khi tỷ lệ người tiêu dùng ưu tiên mua sắm trên online đã tăng từ 11% năm 2020 lên 15% năm 2021.
\"Người
  • Báo cáo ngành FMCG tại Việt Nam Q2/2022 của Kantar cho thấy doanh số bán lẻ các sản phẩm trong ngành FMCG trên kênh online có sự gia tăng mạnh so với Q2/2021 ở cả khu vực thành thị (tăng 24%) và khu vực nông thôn (tăng 26%).
\"Sự

Chính vì thế, ngày càng nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam (bao gồm cả các doanh nghiệp FMCG) đã lựa chọn đầu tư nhiều hơn cho hoạt động quảng bá thương hiệu trên kênh online, trong khi giữ nguyên hoặc giảm ngân sách đầu tư cho các kênh quảng cáo truyền thống.

\"Xu

Những thách thức đối với chiến lược Digital Marketing của các thương hiệu FMCG?

Các doanh nghiệp trong ngành FMCG tại Việt Nam phải đối mặt với khá nhiều thách thức trong chiến lược Digital Marketing của mình.

Thách thức đầu tiên chính là việc phải sáng tạo không ngừng khi triển khai các chiến dịch tiếp thị trực tuyến, bởi không giống với nhiều ngành công nghiệp khác, đối tượng mục tiêu của ngành FMCG thường không thuộc nhóm tập trung chú ý lắng nghe.

Bên cạnh đó, khách hàng FMCG thường không có tính trung thành với bất kỳ một thương hiệu cụ thể nào, và họ sẵn sàng chuyển đổi qua lại một cách thường xuyên giữa các thương hiệu tùy thuộc vào giá cả hoặc tính tiện lợi của sản phẩm.

Bên cạnh đó, sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền cũng ảnh hưởng đến thông điệp và cách triển khai chiến lược Digital Marketing cho FMCG, chẳng hạn như sự khác biệt về ngôn ngữ, hành vi tương tác trên mạng xã hội hay trình độ văn hóa.

Cuối cùng, trong khi mọi doanh nghiệp FMCG đều có thể sử dụng Digital Marketing cho việc xây dựng thương hiệu, thì chỉ có một vài nhóm sản phẩm trong ngành thực sự phù hợp để bán hàng trực tuyến bởi đặc điểm chung của FMCG chính là phải bán nhanh và giao hàng nhanh.

Top7+ ý tưởng Digital Marketing cho doanh nghiệp FMCG trong năm 2023

Dưới đây là Top7+ ý tưởng cho chiến lược FMCG Digital Marketing tại Việt Nam trong 2023:

#1: Tăng cường độ phủ trên mạng xã hội

Số liệu trong báo cáo của WeAreSocial năm 2022 cho biết Việt Nam có gần 77 triệu tài khoản mạng xã hội đang hoạt động thường xuyên, do đó, việc hoạt động tích cực trên các nền tảng mạng xã hội giúp các thương hiệu FMCG kết nối và chia sẻ với người tiêu dùng về những sản phẩm mới.

Đây được xem là công cụ cốt lõi và mạnh nhất trong chiến dịch Digital Marketing của các doanh nghiệp FMCG, bởi nó cho phép các công ty xây dựng nhận thức và phát triển cộng đồng xung quanh thương hiệu của mình, từ đó hỗ trợ thúc đẩy doanh số bán hàng trong và sau giai đoạn triển khai chiến dịch.

Nhìn chung, doanh nghiệp trong ngành FMCG có thể sử dụng truyền thông mạng xã hội cho một số mục đích như:

  • Giới thiệu sản phẩm mới: chia sẻ, trình bày các điểm bán hàng nổi bật (USPs – Unique Selling Points), giới thiệu đặc điểm, chương trình ưu đãi, hay chỉ đơn giản là thông báo về tình trạng tồn kho tại các điểm bán. Ví dụ, thương hiệu Mirinda thường đăng các bài viết chia sẻ cảm nhận và trạng thái cảm xúc khi uống nước giải khát của thương hiệu này.
\"Bài
  • Hướng dẫn qua video: chia sẻ các phương pháp, mẹo và kinh nghiệm hữu ích thông qua các video ngắn để thu hút người xem tìm hiểu về sản phẩm. Đây cũng là cách mà thương hiệu Chinsu thường áp dụng để xây dựng cộng đồng cho mình.
\"Video
  • Tương tác với khách hàng: Doanh nghiệp FMCG còn có thể sử dụng mạng xã hội để thu thập ý kiến khách hàng và phản hồi tin nhắn của họ, cũng như triển khai các hoạt động nhằm lôi kéo người dùng mạng xã hội tương tác với thương hiệu như đặt câu hỏi đố vui, tổ chức các cuộc bình chọn hoặc tạo các cuộc thi. Ví dụ, thương hiệu Kinh Đô hay tổ chức các minigame trúng thưởng trên Facebook vào các dịp lễ như dưới đây:
\"Thương

Bên cạnh đó, việc truyền thông mạng xã hội cần kết hợp song song với Content Marketing, tức hoạt động phát triển nội dung về thương hiệu FMCG.

#2: Phát triển chiến lược Content Marketing

Chiến lược content là điều quan trọng đối với các doanh nghiệp FMCG nếu muốn tạo ra những nội dung thu hút khách hàng tiềm năng nhằm xây dựng thương hiệu.

Ngay cả việc truyền thông mạng xã hội cũng cần đến một chiến lược content bài bản, bởi vì bạn không thể đăng tải tràn lan những bài viết không phù hợp với nhu cầu của người xem.

Nhìn chung, chiến lược content cho ngành FMCG cần đảm bảo nội dung có liên quan đến cả thương hiệu lẫn đối tượng mục tiêu, có giá trị và phù hợp với tông màu cũng như các yếu tố giúp nhận diện thương hiệu.

Hai định dạng content phổ biến thường được sử dụng cho chiến lược tiếp thị nội dung của doanh nghiệp FMCG gồm có:

  • Hình ảnh: thường là các banner sáng tạo. Một trong những thương hiệu FMCG đi đầu xu hướng này tại Việt Nam chính là Durex, với các banner sử dụng lối nói song ngữ và hình ảnh ẩn dụ rất đặc trưng như dưới đây:
\"Ví
  • Video: thường là video quảng cáo sản phẩm hoặc các MV ca nhạc lồng ghép yếu tố thương hiệu. Xu hướng sử dụng Video Marketing tại Việt Nam đã bùng nổ kể từ năm 2017 đến nay, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng đến năm 2027, theo báo cáo của Statista. Dưới đây là ví dụ về MV quảng cáo do Chinsu tài trợ đã thu hút tổng cộng hơn 47 triệu lượt xem trên kênh Youtube của ca sĩ Min và thương hiệu Chinsu:

Bên cạnh đó, podcast, audio và văn bản cũng là những định dạng nội dung mà những người làm Marketing FMCG cũng nên cân nhắc sử dụng.

#3: Thiết kế website cho thương hiệu FMCG

Nhìn qua, việc thiết kế website cho một thương hiệu FMCG có vẻ không cần thiết, nhưng thực sự nó vẫn đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong ngành, dù mục đích sử dụng bị giới hạn hơn nhiều so với những ngành công nghiệp khác.

Các mục đích chính khi thiết kế website cho FMCG gồm có:

  • Cung cấp thông tin về sản phẩm và thương hiệu;
  • Thúc đẩy lưu lượng truy cập đến các trang fanpage mạng xã hội của thương hiệu;
  • Thông báo và tổ chức các sự kiện do thương hiệu tổ chức (cả online lẫn offline).

Ví dụ, hãy xem qua một số website của thương hiệu FMCG nổi tiếng tại Việt Nam:

\"Website \"Pepsishop.vn

Về cơ bản, một trang web cần được thiết kế thuận tiện cho việc điều hướng người dùng đến những trang thông tin mà họ đang quan tâm.

Tuy nhiên, đây cũng là nơi mà các thương hiệu FMCG có thể giới thiệu về tầm nhìn, sứ mệnh, các đối tác hay thậm chí là các thông tin tuyển dụng nhân sự.

Đặc biệt, việc sở hữu một tên miền thương hiệu còn có khả năng giúp doanh nghiệp FMCG bảo vệ hình ảnh thương hiệu của chính mình khỏi những vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ.

Do đó, nếu doanh nghiệp của bạn không có nhu cầu thiết kế website, ít nhất, hãy sở hữu các domain quan trọng và thiết lập chuyển hướng 301 đến trang fanpage của doanh nghiệp.

#4: Tăng độ nhận diện thương hiệu trên các nền tảng E-commerce

Không phải mọi thương hiệu FMCG đều có gian hàng trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử, bởi một số doanh nghiệp lựa chọn phương án chỉ hoạt động tại các kênh truyền thống.

Tuy nhiên, chắc chắn các thương hiệu lớn đều cần cửa hàng trực tuyến để tiếp cận nhanh chóng với lượng khách hàng đông đảo trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada hay Tiki.

\"Mọi

Đối với các thương hiệu lớn, doanh số bán hàng trên các sàn TMĐT này không đáng để quan tâm, nhưng lợi ích được trông đợi nhất của những gian hàng này là xây dựng nhận thức về sản phẩm mới cho người tiêu dùng.

Trong khi đó, những thương hiệu nhỏ có thể lệ thuộc rất nhiều vào những nền tảng e-commerce này để gia tăng doanh số bán hàng, đồng thời giảm bớt chi phí duy trì các cửa hàng truyền thống.

Ví dụ, hãy xem qua gian hàng Lazmall của Unilever trên Lazada:

\"Gian

#5: Truyền thông với Influencer Marketing

Một điều bạn dễ bắt gặp trong chiến lược Digital Marketing của các doanh nghiệp trong ngành FMCG chính là sử dụng người nổi tiếng để làm đại sứ thương hiệu hay đầu tư vào các KOL hoặc KOC.

Về bản chất, các influencer là những người đã tự xây dựng cho mình một cộng đồng trung thành, do đó, các thương hiệu FMCG có cơ hội xuất hiện trước mắt những khách hàng tiềm năng thông qua việc hợp tác với những influencer này.

Ví dụ, hãy cùng xem xét một số case study cụ thể về hiệu quả của Influencer Marketing đối với thương hiệu FMCG:

\"Mv \"Video \"MV

#6: Thúc đẩy các nội dung do người dùng tự tạo

Các chiến dịch Influencer Marketing được xem là tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, do đó, một giải pháp thay thế hoàn hảo cho nó chính là việc sử dụng các nội dung do người dùng tự tạo, hay còn gọi là nội dung UGC (User-generated Content).

Phương thức thực hiện rất đơn giản, bằng cách cung cấp những phần quà vật chất hoặc tinh thần xứng đáng để khích lệ, các thương hiệu sẽ nhận được rất nhiều nội dung truyền thông quảng bá do cộng đồng tự sáng tạo hoặc theo định hướng mà thương hiệu đã đề ra.

Một trong những ví dụ điển hình thành công nhất chính là chiến dịch \”Share a Coke\” năm 2014 của Coca Cola, khi người dùng được yêu cầu ghép ảnh đại diện của họ với tính cách cá nhân nổi bật thông qua một ứng dụng trên mạng xã hội Facebook.

\"Các

Từ đó, tên của họ được thay thế cho thương hiệu Coca-Cola trên sản phẩm, và họ có thể mua để chia sẻ nó cho bạn bè của mình một cách dễ dàng với hashtag #xomtu.

Bạn không thể làm được những điều vĩ đại như Coca-Cola?

Vẫn có những phương pháp đơn giản và nhanh chóng khác mà bạn có thể thực hiện, chẳng hạn như tạo ra các thử thách nhỏ có liên quan đến thương hiệu và khuyến khích người dùng mạng xã hội chia sẻ lại quá trình mà họ thực hiện theo.

#7: Quảng cáo PPC trực tuyến

Để gia tăng mức độ lan truyền và hiệu quả của các hoạt động Digital Marketing, quảng cáo PPC trực tuyến là một trong các giải pháp hàng đầu được các doanh nghiệp FMCG trên toàn thế giới áp dụng.

Trong số các nền tảng cung cấp dịch vụ quảng cáo PPC, thì Google Ads, Tiktok Ads, Facebook Ads (và xu hướng mới là Instagram Ads) là những nền tảng phổ biến nhất và chiếm thị phần nhiều nhất trong ngành quảng cáo tại Việt Nam.

Ví dụ, thương hiệu sữa trái cây Nutri Boost đang chọn quảng cáo Google Ads trên kênh Youtube cho chiến dịch Video Marketing của mình.

\"Chiến

Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng ngoại trừ Google Ads và Tiktok Ads, thì Facebook Ads đang dần thoái trào bởi hàng loạt những bất tiện mà nó gây ra, chẳng hạn như:

  • Thường xuyên khóa tài khoảng quản cáo không rõ lý do.
  • Cơ chế hiển thị quảng cáo trên thiết bị iOS không còn nhắm mục tiêu chính xác như trước.
  • Tỷ lệ tăng trưởng người dùng đang chững lại và bắt đầu có xu hướng giảm dần.

Do đó, Google Ads và Tiktok Ads chắc chắn sẽ là trọng tâm trong các chiến dịch FMCG Digital Marketing trong những năm tới.

Như vậy, bạn đã xem qua những ý tưởng hay nhất cho chiến lược FMCG Digital Marketing tại Việt Nam trong năm 2023, bây giờ là lúc cùng xem qua những case study thực tế để hiểu rõ hơn về cách triển khai chiến lược tiếp thị kỹ thuật số cho ngành FMCG.

Case study: Chiến lược Digital Marketing của một số doanh nghiệp FMCG tại Việt Nam và trên thế giới

Dưới đây là một số ví dụ điển hình về chiến lược FMCG Digital Marketing đã và đang được áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới.

Download tài liệu Phân tích chiến lược Digital Marketing của Vinamilk năm 2019 – Trường Đại học Hải Phòng

Tên tài liệu ONLINE VIDEO MARKETING STRATEGY OF FMCG BRAND IN VIETNAM – A CASE OF VINAMILK
Tác giả Nguyen Thai Son (Haiphong University) & Nguyen Tu Phuong (London School of Public Relations, Indonesia)
Ngày nhận bài 06/08/2019
Ngày đánh giá 20/08/2019
Ngày đăng 29/08/2019
Nơi đăng Tạp chí Khoa học Việt Nam Trực tuyến
Link download Click để tải

Download miễn phí full tài liệu PDF chiến lược FMCG Digital Marketing của thương hiệu nước ép trái cây Real Fruit Juice

Tải free file PDF tài liệu Chiến lược Digital Marketing của Công ty mỹ phẩm BBlunt

Download free tài liệu FMCG Digital Marketing Strategy (PDF) của thương hiệu nước sốt Veeba

Tóm lại về chiến lược Digital Marketing ngành FMCG tại Việt Nam

Như vậy, bạn đã tìm hiểu FMCG Digital Marketing là gì, vì sao nó quan trọng đối với các doanh nghiệp FMCG, các ý tưởng hay nhất để triển khai Digital Marketing cho FMCG tại Việt Nam, cũng như xem qua một vài case study thực tế về chiến lược tiếp thị kỹ thuật số của các thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam và trên thế giới.

Bây giờ, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về chiến lược Digital Marketing cho ngành FMCG tại Việt Nam, hãy để lại ý kiến của mình trong phần bình luận của bài viết này nhé.

>> Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *