Làm thế nào để tối ưu quảng cáo Google khi bạn là doanh nghiệp nhỏ tại địa phương? Dưới đây là Top7+ cách chạy quảng cáo Google Ads hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.
Google đang thống trị thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam trong năm 2022, khi mà nền tảng quảng cáo Facebook đang xuống dốc không phanh do bị ảnh hưởng bởi tính năng ATT (App Tracking Transparency, còn gọi là Chống Ứng Dụng Theo Dõi Người Dùng) của Apple.
Do đó, hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đều đưa quảng cáo Google Ads (trước đây gọi là Google AdWords) vào tất cả chiến dịch Digital Marketing của mình, và xem nó như một hoạt động Marketing không thể thiếu cho các mục tiêu bán hàng và xây dựng thương hiệu.
Tuy nhiên, việc quản lý, kiểm soát và tối ưu chiến dịch Google Ads là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp mới xâm nhập vào thị trường Internet.
Nó đòi hỏi những người làm Digital Marketing phải có kỹ năng, thời gian thực hành và đam mê học hỏi, cập nhật kiến thức thường xuyên về hình thức quảng cáo PPC (trả tiền cho mỗi lượt nhấp).
Chính vì thế, dưới đây Top7+ cách chạy quảng cáo Google Ads tối ưu nhất dành cho các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương, hoặc bạn có thể liên hệ Hotline 0909 144 990 để tìm hiểu về dịch vụ quảng cáo Google Ads mà tôi đang áp dụng cho các khách hàng của mình.
Vì sao bạn cần tối ưu quảng cáo Google Ads?
Quảng cáo Google mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn, trong đó, 7 lợi ích nổi bật nhất của Google Ads bao gồm:
- Mang lại kết quả nhanh chóng hơn SEO.
- Tạo nhận thức cho thị trường & gia tăng độ phủ thương hiệu.
- Tiếp cận nhiều khách hàng hơn SEO (thông qua Gmail, Youtube và Google Display Network).
- Cho phép nhắm mục tiêu vào những người dùng đã truy cập vào website.
- Đo lường hiệu suất quảng cáo một cách nhất quán.
- Khám phá những nội dung và từ khóa được người dùng quan tâm nhất.
- Gia tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
Tuy nhiên, Google Ads vẫn có một số nhược điểm so với SEO, và một trong các nhược điểm lớn nhất của nó chính là tốn chi phí quảng cáo.
Chính vì thế, 3 tác dụng lớn nhất của việc tối ưu hóa quảng cáo Google đó là:
Gia tăng ROAS (tỷ suất sinh lợi của quảng cáo)
Với cùng một khoản ngân sách, những doanh nghiệp tối ưu được chiến dịch quảng cáo sẽ có cơ hội để tiếp cận đúng và nhiều khách hàng tiềm năng hơn, từ đó cải thiện được tỷ lệ chuyển đổi từ hoạt động quảng cáo của mình.
Điều này nghĩa là bạn có thể cải thiện doanh số bán hàng mặc dù không thay đổi chi phí quảng cáo, hay nói cách khác, ROAS – tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng và chi phí quảng cáo – sẽ được gia tăng.
Gián tiếp cải thiện chất lượng SEO và xếp hạng trang web trên Google Search
Một quảng cáo được tối ưu sẽ đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho những người truy cập vào website thông qua quảng cáo, nhờ đó, bạn sẽ cải thiện các chỉ số quan trọng đối với việc đánh giá chất lượng của một trang web, bao gồm:
- Thời gian trên trang: tức khách hàng dành bao nhiêu thời gian để xem nội dung của một trang web. Một quảng cáo tối ưu sẽ làm gia tăng thời gian xem trang của trang web, và nó là dấu hiệu báo cho Google biết rằng đây là một trang web hữu ích.
- Số trang mỗi phiên: là số lượng trang web mà người dùng đã truy cập trên website của bạn kể từ khi họ truy cập thông qua quảng cáo. Nếu trang đích mang lại những giá trị mà khách hàng mong đợi từ việc xem quảng cáo, họ sẽ có xu hướng tìm hiểu nhiều nội dung khác trên website của bạn.
- Tỷ lệ thoát của trang đích: là tỷ lệ phần trăm số lượng người dùng thoát khỏi website của bạn sau khi truy cập. Một quảng cáo chất lượng sẽ giúp bạn làm giảm tỷ lệ thoát trang đích, góp phần giúp Google đánh giá cao trang web của bạn.
Vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh khi xếp hạng quảng cáo
Quảng cáo Google Ads không phải là cuộc thi doanh nghiệp nào sẽ đốt tiền nhiều hơn.
Nói cách khác, giá thầu tối đa cho quảng cáo không phải là yếu tố duy nhất để Google quyết định thứ hạng quảng cáo của một website, mà nó còn đánh giá dựa trên điểm chất lượng của quảng cáo đó.
Nếu thành công với việc tối ưu hóa quảng cáo Google, bạn sẽ gia tăng tối đa điểm chất lượng quảng cáo, từ đó có cơ hội xếp hạng cao hơn các đối thủ cạnh tranh khác mặc dù trả ít chi phí quảng cáo hơn.
Top7+ cách tối ưu chiến dịch Google Ads dễ thực hiện nhất
#1: Tối ưu cấu trúc tài khoản Google Ads
Cấu trúc tài khoản quảng cáo Google Ads
Nếu đây là lần đầu tiên bạn chạy chiến dịch quảng cáo Google Ads, bạn sẽ cần tìm hiểu về cấu trúc tài khoản quảng cáo Google.
Google cũng có một hướng dẫn ngắn gọn như đầy đủ về điều này, bạn có thể truy cập vào đây để xem chi tiết về cách mà tài khoản Google Ads của bạn được tổ chức.
Nếu bạn đã quen với cấu trúc tài khoản Google Ads, bạn sẽ biết rằng cấu trúc này mô tả cách sắp xếp các chiến dịch quảng cáo, nhóm quảng cáo và từ khóa quảng cáo như sau:
Nếu bạn tạo các nhóm quảng cáo và từ khóa không phù hợp, điều đó có thể làm giảm hiệu suất (và tăng chi phí) của chiến dịch quảng cáo Google Ads.
Tạo nhóm quảng cáo từ khóa đơn lẻ để tối ưu cấu trúc tài khoản Google Ads
Để bắt đầu tối ưu hóa một chiến dịch, điều đầu tiên bạn cần làm chính là xây dựng một tập hợp các nhóm quảng cáo từ khóa đơn lẻ (single keyword ad group) bổ trợ cho chủ đề hoặc trọng tâm của chiến dịch quảng cáo đó.
Ví dụ, nếu bạn chạy quảng cáo cho chủ đề tour du lịch đảo Nha Trang, bạn nên tạo các nhóm quảng cáo riêng lẻ cho các từ khóa \”tour 3 đảo Nha Trang\”, \”tour 4 đảo Nha Trang\”, \”tour đảo Hòn Tằm\” thay vì đưa 3 từ khóa này vào một group quảng cáo có tên là \”tour đảo Nha Trang\”.
Trong mỗi nhóm này, bạn tập hợp các biến thể có liên quan đến từ khóa gốc, chẳng hạn như với từ khóa \”Tour 3 đảo Nha Trang\”, các biến thể của nó có thể là \”tour 3 đảo ở Nha Trang\”, \”tour 3 đảo tại Nha Trang\” hay \”Tour du lịch 3 đảo Nha Trang\”.
Sau khi đã tạo xong các nhóm quảng cáo từ khóa đơn lẻ, bạn cần nghiên cứu và phân tích chiến lược PPC của các đối thủ cạnh tranh trong quá trình tối ưu quảng cáo Google Ads.
#2: Nghiên cứu chiến lược quảng cáo của đối thủ cạnh tranh
Mặc dù bạn hoàn toàn có thể chạy quảng cáo Google Ads mà không cần quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh của mình, tuy nhiên, tôi và các chuyên gia PPC hàng đầu về Google Ads không khuyến khích điều đó.
Lý do là vì bạn đang bỏ lỡ cơ hội để cải thiện hiệu suất của quảng cáo, khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng, doanh số bán hàng và chi phí quảng cáo.
Chính vì thế, việc bỏ qua hoạt động phân tích chiến lược quảng cáo Google Ads của đối thủ cạnh tranh sẽ làm giảm khả năng thành công của bạn.
Một số cách giúp bạn nghiên cứu và phân tích chiến lược PPC của các đối thủ cạnh tranh gồm có:
- Nhập các từ khóa quảng cáo của bạn và kiểm tra xem những đối thủ cạnh tranh nào đang quảng cáo với cùng từ khóa đó.
- Sử dụng công cụ trả phí Advertising Research của SEMRush để hỗ trợ phân tích chiến lược PPC Advertising của đối thủ cạnh tranh trên Google.
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa cho quảng cáo PPC như Ubersuggest, Google Keyword Planner, Google Autocomplete hay Keywordtool.io.
#3: Xây dựng bộ từ khóa phù hợp với mục tiêu và đối tượng quảng cáo
Đối với bất kỳ chiến dịch quảng cáo Google Ads nào, bạn cũng cần phải suy nghĩ thật kỹ về mục tiêu và đối tượng (target audience) của quảng cáo.
Ví dụ, nếu bạn muốn nhắm đến những người đang nghiên cứu về tour du lịch tại Nha Trang, những từ khóa như \”du lịch Nha Trang\” sẽ là sự lựa chọn phù hợp.
Nhưng nếu bạn nhắm đến những khách hàng đang muốn mua tour du lịch Nha Trang, thì các từ khóa như \”Tour 3 đảo Nha Trang\” mới là thứ mà bạn cần sử dụng.
Nói cách khác, bạn cần tìm hiểu mục đích tìm kiếm của người dùng (search intent), và nó là phần quan trọng nhất trong chiến lược tối ưu hóa quảng cáo Google Ads của bạn.
Nếu ở bước này, bạn không làm rõ được lý do vì sao người dùng tìm kiếm với các truy vấn đó, chiến dịch quảng cáo của bạn sẽ có khả năng bị thất bại.
Do đó, hãy dành thời gian để đánh giá search intent của người dùng, từ đó định vị chính xác mục tiêu và khách hàng, cuối cùng là định hình việc nhắm mục tiêu cho chiến dịch quảng cáo.
#4: Chỉnh sửa nội dung quảng cáo và trang đích
Trong quảng cáo trực tuyến, trang đích (landing page) đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành đơn hàng.
Khi người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn trên Google, họ sẽ được đưa đến trang đích của bạn, và đây là nơi họ có thể khám phá các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp, cũng như tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn và mua hàng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương thường mắc lỗi tại bước tối ưu chiến dịch Google Ads này, đó là: Không tạo các trang đích dành riêng cho các nhóm quảng cáo.
Lý do cũng rất dễ hiểu, vì đây là một quá trình tốn nhiều thời gian, nhân sự và chi phí để thiết kế và tạo ra các landing page tùy chỉnh, chưa kể đến việc hoạt động thiết kế landing page có thể yêu cầu các kiến thức và kỹ năng đặc biệt về lập trình và thiết kế đồ họa.
Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rằng các landing page không phù hợp với nội dung quảng cáo có thể phá hủy chiến dịch quảng cáo của bạn theo nhiều cách như:
- Giảm số lần hiển thị (impression);
- Tăng giá thầu quảng cáo;
- Giảm tỷ lệ chuyển đổi.
Vì thế, việc thiết kế landing page tùy chỉnh rất quan trọng đối với việc tối ưu chiến dịch Google Ads, và nếu bạn đã lựa chọn chạy quảng cáo Google, thì đừng lãng phí tiền bạc và công sức quảng cáo của mình chỉ vì thiếu đi một trang landing page.
#5: Tùy chỉnh đối tượng và từ khóa mục tiêu trong quá trình chạy quảng cáo
Sau khi đã tối ưu các nhóm quảng cáo từ khóa riêng lẻ, hoàn thành nghiên cứu chiến lược quảng cáo của đối thủ cạnh tranh và xây dựng các trang landing page dành riêng cho quảng cáo, bạn sẽ tiếp tục quá trình tối ưu của mình bằng cách cải thiện nội dung quảng cáo cũng như chất lượng của bộ từ khóa.
Việc này diễn ra đều đặn hàng tuần, dựa trên các dữ liệu về hiệu suất quảng cáo và nhắm mục tiêu của bộ từ khóa.
Những thông tin mà bạn cần lưu ý trong giai đoạn này gồm có:
- Những từ khóa có tỉ lệ CTR cao nhất?
- Những từ khóa có CPC cao nhất?
- Những kênh quảng cáo mang lại nhiều lượt truy cập website nhất?
- Những từ khóa nào mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao nhất?
- Những khung thời gian quảng cáo nào mang lại hiệu quả cao nhất?
- … và còn rất nhiều thông tin quan trọng khác (Vd: nhân khẩu học, hành vi, sở thích…).
Với các dữ liệu này, bạn có thể thu hẹp đối tượng nhắm mục tiêu, loại bỏ các từ khóa không hiệu quả để dồn ngân sách cho những từ khóa chất lượng nhất.
Quá trình này lặp đi lặp lại liên tục, và bạn cần chủ động thực hiện nó nhằm tối đa hóa hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, đồng thời tận dụng tối đa chi phí đầu tư cho quảng cáo.
#6: Quản lý chiến lược giá thầu quảng cáo
Đối với những người không có nhiều thời gian để quản lý tài khoản Google Ads, chức năng tự động điều chỉnh giá thầu do Google cung cấp là một giải pháp thực sự hữu ích (và tôi cũng khuyến khích bạn nên làm điều này kể cả khi có nhiều thời gian).
Một số đơn vị Digital Marketing có thể khuyên bạn nên chọn phương án đặt giá thầu thủ công thay vì tự động nhằm chủ động giám sát ngân sách quảng cáo, tuy nhiên, việc này chỉ nên thực hiện khi bạn là một chuyên gia PPC thực thụ giàu kinh nghiệm.
#7: Sử dụng A/B Test để tối đa hóa hiệu suất của chiến dịch
Giống như bất kỳ hoạt động Marketing nào, A/B Test cũng mang lại các giá trị hữu ích đối việc việc tối ưu chiến dịch quảng cáo Google Ads, chẳng hạn như giúp cải thiện hiệu suất của chiến dịch và gia tăng tỷ suất sinh lợi ROI của bạn.
Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi bạn phải có sự đầu tư xứng đáng về mặt thời gian và công sức để theo dõi, phân tích và cải thiện quảng cáo, mặc dù Google Ads cũng đã cung cấp các tùy chọn giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc tạo ra các bản sao khác nhau từ một quảng cáo gốc.
Tóm lại về chiến lược tối ưu Google Ads hiệu quả tiết kiệm chi phí
Quản lý và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Google Ads sẽ là việc không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với những người chưa tìm hiểu kỹ về các lợi ích mà một chiến dịch quảng cáo PPC như Google Ads mang lại.
Ngay cả khi bạn là một người có kinh nghiệm chạy quảng cáo Google, thì việc tối ưu quảng cáo cũng là một thách thức không nhỏ, vì nó đòi hỏi sự đầu tư đúng mức về thời gian, nỗ lực và tiền bạc.
Tuy nhiên, điều đó là hoàn toàn xứng đáng với những gì bạn thu được từ quảng cáo (VD: khách hàng tiềm năng, doanh số bán hàng…).
Bạn có ý kiến khác về những lợi ích hoặc phương pháp của việc tối ưu quảng cáo Google Ads? Hãy cho tôi biết bằng cách bình luận ngay bên dưới bài viết này.
Câu hỏi thường gặp về phương pháp tối ưu quảng cáo Google Ads
Làm thế nào để chạy quảng cáo Google Ads hiệu quả?
Dưới đây là 10 hoạt động giúp bạn chạy quảng cáo Google Ads hiệu quả:
- Đặt mục tiêu quảng cáo rõ ràng.
- Thiết lập và cài đặt chiến dịch Google Ads một cách cẩn thận, kỹ lưỡng và đầy đủ nhất.
- Cải thiện điểm chất lượng của quảng cáo.
- Nhắm đến các từ khóa đuôi dài.
- Đảm bảo landing page được tối ưu hóa.
- Dồn ngân sách cho các nhóm quảng cáo từ khóa đơn lẻ.
- Thiết lập chế độ tự động đặt giá thầu và tự động điều chỉnh quảng cáo.
- Thiết lập các tùy chọn mở rộng.
- Thiết lập danh sách các từ khóa phủ định.
- Thường xuyên đo lường, phân tích hiệu quả của quảng cáo.
Làm thế nào để học Google Ads?
Có 3 cách để bạn học Google Ads một cách hiệu quả, bao gồm:
- Tham gia các khóa học Google Ads dành cho người mới bất đầu cũng như các khóa học nâng cao.
- Theo dõi các kênh Digital Marketing chuyên về quảng cáo PPC và Google Ads từ nước ngoài hoặc trên Youtube.
- Tự mình thực hành chạy quảng cáo Google Ads cho một website nào đó.
Đâu là khóa học Google Ads uy tín tại Nha Trang?
Ychoc là một trong những đơn vị chuyên cung cấp khóa học Google Ads uy tín và hiệu quả tại Nha Trang dành cho người mới bắt đầu.
Khóa học Google Ads của Ychoc tập trung vào việc giúp học viên lên kế hoạch và thiết lập chiến dịch quảng cáo Google Ads thành công, đồng thời hướng dẫn cách làm thế nào để tối ưu hóa quảng cáo và cải thiện điểm chất lượng quảng cáo.
Thông tin liên hệ Ychoc:
- Địa chỉ: 26 Trần Quý Cáp, Phường Vạn Thắng, TP. Nha Trang, Khánh Hòa, 650000.
- Hotline: 0909 144 990 – 0352 940 941
- Email: chung250190@gmail.com