On-page SEO là gì? Hướng dẫn 6 kỹ thuật SEO Onpage hiệu quả nhất

Trong SEO, on page là gì? On-page SEO là hoạt động giúp cải thiện xếp hạng các trang của một website thông qua việc tạo ra nội dung hữu ích cho người dùng với 6+ kỹ thuật tối ưu cùng 25+ tiêu chuẩn SEO Onpage cực kỳ hiệu quả từ cơ bản đến nâng cao. Cùng theo dõi nhé.

On-page SEO: Hướng dẫn từng bước cho người mới bắt đầu | Ychoc.com

Những điều cần chuẩn bị trước khi tìm hiểu về On-page SEO

Trước khi bắt đầu, nếu bạn chưa xem các bài viết giới thiệu về SEO, hướng dẫn nghiên cứu từ khóa cũng như đánh giá độ khó xếp hạng của từ khóa, tôi thực sự khuyên bạn nên xem lại các bài viết đó vì chúng sẽ cho bạn nền tảng để đọc hiểu và phát huy tối đa lợi ích của các kiến thức có trong bài viết này. Cụ thể:

  • Kiến thức cơ bản về SEO: Định nghĩa, tầm quan trọng, phân biệt các loại chiến lược và nhiều kiến thức khác.
  • Nghiên cứu từ khóa: 5 tiêu chí để xác định từ khóa tốt nhất, xác định mục đích tìm kiếm của người dùng với công thức 3C và quy trình 2 bước để lựa chọn từ khóa SEO hiệu quả nhất cho trang web của bạn.
  • Độ khó xếp hạng của từ khóa: 3 yếu tố cần phân tích khi đánh giá độ khó SEO của một từ khóa và 4 câu hỏi cơ bản nhưng hiệu quả để giúp bạn xác định có nên xây dựng nội dung cho một chủ đề nào đó hay không.

Xem thêm các video trên Youtube về On-page SEO do Ahrefs hướng dẫn:

  • Phần 1: Kiến thức cơ bản về On-page SEO
  • Phần 2: Cách tối ưu hóa trang web cho một từ khóa

OK, chúng ta bắt đầu nội dung chính của bài viết này: On-page SEO.

On-page SEO là gì?

Về cơ bản, On-page SEO (hay còn gọi là SEO trên trang, tối ưu trên trang hoặc SEO Onpage) là việc triển khai tối ưu hóa các trang web của một website để chúng được xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm.

Điểm cốt lõi quan trọng nhất của On-page SEO chính là tối ưu các yếu tố trên trang web nhằm thỏa mãn tối đa mục đích tìm kiếm của người dùng. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng liên quan đến việc tạo ra và tối ưu hóa các thẻ HTML như thẻ tiêu đề (meta title) và thẻ mô tả (meta description).

Nếu như bạn đã từng triển khai tối ưu On-page SEO, thì rất có thể bạn đã từng nghe nhiều lời khuyên trái ngược nhau. Chính vì thế, chúng ta sẽ cùng thảo luận về việc On-page SEO là gì, và nó không phải là gì.

Dưới đây là những lời khuyên phổ biến nhưng không chính xác mà bạn có thể bắt gặp khi tìm hiểu về các phương pháp On-page SEO hiệu quả nhất.

Những thứ không chính xác khi nói về On-page SEO

Trong khi có nhiều chiến thuật SEO Onpage cũ vẫn đang được khuyến khích sử dụng, tôi muốn chỉ ra ba điểm để giúp bạn xác định được sự sai lệch đến từ đâu.

Sai lầm #1: Thực hiện On-page SEO là phải nhồi nhét các từ khóa đối sánh chính xác

Trước đây, những người làm SEO thường đưa từ khóa chính xác mà họ muốn xếp hạng vào trong phần tiêu đề, URL và nội dung của trang web.

Ví dụ, nếu tôi muốn xếp hạng cho từ khóa “SEO Onpage”, tôi sẽ tìm cách nhồi nhét từ khóa này vào khắp nơi trên trang web mặc dù trên thực tế, nếu xét về ngữ pháp thì cụm từ này không có nghĩa do sai chính tả và sai cú pháp tiếng Anh.

Ngày nay, Google đã chi hàng tỉ đô la để phát triển công nghệ tìm kiếm, nên nó thừa trí thông minh để hiểu những thứ như liên từ, từ đồng nghĩa cũng như các từ hoặc cụm từ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Trên thực tế, khi bạn tìm kiếm với từ khóa “On-page SEO” hay “SEO Onpage”, thì gần như Top 10 trang web hàng đầu đều giống y hệt nhau.

Nhồi nhét từ khóa chính xác là sai lầm phổ biến về On-page SEO | Ychoc.com

Nhưng điều đáng tiếc là ngày nay việc nhồi nhét từ khóa chính xác vẫn đang được tiếp tục thực hiện một cách phổ biến. Điều này có thể dẫn đến trải nghiệm người dùng ở mức kém, văn bản trở nên khó hiểu. Và đó là những điều tối kỵ mà bạn không nên làm khi triển khai On-page SEO.

Ví dụ, ở trang web dưới đây, từ khóa “bơm màng khí nén Đài Loan” cố tình được dồn vào tên sản phẩm để từ khóa được xuất hiện 19 lần trong trang chuyên mục.

Nhồi nhét từ khóa "bơm màng khí nén Đài Loan" 19 lần

Sai lầm #2: Từ khóa SEO phải được sử dụng với một tỉ lệ nhất định trên trang web mà bạn muốn được xếp hạng

Một nghiên cứu của Ahrefs dựa trên 3 triệu truy vấn tìm kiếm cho thấy rằng trung bình, trang web nằm ở Top #1 Google được xếp hạng cho hơn 1.000 từ khóa có liên quan khác trong Top 10.

Nghiên cứu của Ahrefs về số lượng từ khóa được index đối với Top website trên Google | Ychoc.com

Liệu điều này có đồng nghĩa với việc các trang web xếp hạng ở Top 1 Google như vậy phải đề cập đến tất cả 1.000 từ khóa, và mỗi từ khóa phải được đề cập ít nhất từ 2 – 3 lần? Rõ ràng, điều này cực kỳ vô lý, vì nội dung của nó sẽ trở nên dài dòng không cần thiết, và tạo ra một trải nghiệm tồi tệ cho khách truy cập.

Ví dụ, hãy thử tìm kiếm với từ khóa “cách giảm cân trong 1 tuần”. Nhìn vào trang kết quả tìm kiếm, bạn sẽ thấy trang ifitness.vn đang xếp ở Top 1 Google. Trong tiêu đề và URL của bài viết này không có từ khóa “cách giảm cân trong 1 tuần”, thậm chí trong toàn bộ bài viết cũng không hề xuất hiện cụm từ này.

Sử dụng chỉ số mật độ từ khóa (keyword density) là một sai lầm phổ biến khác khi nói về On-page SEO | Ychoc.com

Sai lầm #3: Số lượng chữ trên trang web phải đạt mức tối thiểu nào đó

Một thống kê đã cho thấy độ dài trung bình của 10 kết quả hàng đầu là hơn 2000 chữ. Dựa vào đó, nhiều người làm SEO lâu năm, thậm chí là các chuyên gia hàng đầu thế giới về Digital Marketing như Neilpatel, đã khuyên bạn nên tạo ra các trang có độ dài ít nhất là như vậy. Rõ ràng đây không phải là một lời khuyên chính xác.

Thống kê của SERPIQ về độ dài trung bình của một bài viết | Ychoc.com

Ví dụ, đối với từ khóa “công cụ tính BMI”, trang web chiếm vị trí số 1 trên Google là Thehinh.com chỉ có hơn 1.000 chữ, mặc dù đã tính luôn cả chữ nằm ở menu, header, footer và tất cả các phần không liên quan đến nội dung bài viết. Nó cũng thu hút hơn 600 lượt truy cập hữu cơ miễn phí (organic traffic) trung bình hàng tháng trên Google.

Đặt ra tiêu chuẩn về độ dài bài viết tối thiểu là sai lầm phổ biến thường gặp khi tối ưu SEO onpage | Ychoc.com

Ngoài ra, tại Việt Nam, hiện có rất nhiều trang web lan truyền các khuyến nghị chưa chính xác về một bài viết chuẩn SEO là gì. Tôi đã có một bài viết dành riêng cho những yếu tố của On-page SEO ảnh hưởng đến xếp hạng của một trang web, cũng như 24 tiêu chuẩn về SEO được lan truyền rộng rãi tại Việt Nam nhưng hoàn toàn không chính xác, bạn có thể theo dõi tại đây.

OK, bây giờ hãy xem hoạt động SEO Onpage gồm các công việc nào trong năm 2022 và những năm tiếp theo nhé.

Ngày nay, triển khai On-page SEO như thế nào mới chuẩn?

Nếu nhìn lại định nghĩa về On-page SEO ở đầu bài viết này, bạn sẽ thấy trọng tâm của hoạt động On-page SEO chính là mục đích tìm kiếm của người dùng. Điều này nghĩa là:

  • Mục tiêu của trang web là phải thỏa mãn được ý định của người tìm kiếm. Vậy làm cách nào để xác định được ý định của người tìm kiếm? Hãy xem lại cách sử dụng công thức 3C trong bài viết về nghiên cứu từ khóa nhé.
  • Nội dung trang web cần đề cập đến những thứ mà mọi người kỳ vọng được xem.
  • Nắm bắt được những yếu tố của một bài viết chuẩn SEO như: tiêu đề, tiêu đề phụ, liên kết nội bộ, khả năng đọc hiểu và nội dung truyền tải.

Do đó, phần tiếp theo đây, tôi sẽ trình bày về chiến thuật On-page SEO cũng như hướng dẫn bạn cách tạo ra một nội dung được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm đối với một từ khóa hoặc một chủ đề nào đó.

Làm thế nào để tối ưu hóa một trang web cho một từ khóa hoặc chủ đề nhất định

Như đã nói ở trên, trung bình, một trang web ở Top 1 Google sẽ được xếp hạng cho hơn 1.000 từ khóa khác. Điều này nghĩa là lưu lượng truy cập trang web không chỉ đến từ một từ khóa duy nhất mà website đó đang nhắm mục tiêu, mà nó là tổng hợp lưu lượng từ hàng ngàn truy vấn khác nhau.

Ví dụ, trang web dưới đây thu hút hàng ngàn lượt truy cập từ nhiều từ khóa khác nhau, trong đó, các từ khóa “giảm cân nhanh”, “giảm cân tại nhà”, “giam can” và “giảm béo” mang lại nhiều lưu lượng truy cập nhất cho nó.

Lưu lượng truy cập website | Ychoc.com

Bây giờ, để bạn có thể được xếp hạng cho hàng ngàn từ khóa và thu được hàng tấn lưu lượng truy cập vào website, bạn cần 2 điều sau:

  • Đầu tiên là một trang web được tối ưu cho công cụ tìm kiếm.
  • Thứ hai là xây dựng backlink cho nó

Trong phần tiếp theo, tôi sẽ trình bày về cách tối ưu hóa một trang web, và dành thời gian để nói về cách xây dựng backlink ở những phần sau đó.

Chiến thuật On-page SEO hiệu quả nhất: Nghiên cứu nội dung từ đối thủ cạnh tranh

Đối với On-page SEO, có hai điều quan trọng cần được nhắc tới đó là:

  • Đảm bảo trang web của bạn đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người dùng. Đây là điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, được thực hiện thông qua việc áp dụng công thức 3C để tìm hiểu ý định của người tìm kiếm. Công thức 3C sẽ gợi ý cho bạn về loại nội dung mà bạn cần tạo, xây dựng nội dung đó theo kiểu gì, và góc độ phù hợp để làm nổi bật nội dung.
  • Nội dung truyền tải thực tế phải khiến cho khách truy cập cảm thấy hài lòng.

Do đó, bạn có thể tự đặt ra câu hỏi: “Chính xác thì tôi cần viết về điều gì để thỏa mãn khách truy cập website?”. Và câu trả lời cũng rất đơn giản: “Hãy học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh SEO hàng đầu của bạn”.

Vì sao tôi cần nghiên cứu nội dung của đối thủ cạnh tranh?

Không phải ngẫu nhiên mà các trang web đó được xếp hạng đầu. Google và các công cụ tìm kiếm như Bing hay Yandex coi chúng là những kết quả tốt nhất để đáp ứng truy vấn của người tìm kiếm. Vì thế, rõ ràng là các trang web này đã làm được điều gì đó chính xác, ít nhất là trong cách nhìn của một công cụ tìm kiếm.

Vậy phương án của chúng ta là gì?

Bây giờ, mặc dù nội dung bài viết cụ thể có thể thay đổi tùy theo từng chủ đề và từ khóa, nhưng nó không ảnh hưởng đến cách mà tôi triển khai nghiên cứu nội dung từ trang web của đối thủ cạnh tranh, và bạn có thể học hỏi từ nó.

Ví dụ về nghiên cứu nội dung từ đối thủ cạnh tranh

Giả sử, tôi muốn tạo ra một bài viết với từ khóa chính là “thuê xe du lịch Nha Trang”.

Bước 1: Phân tích 3C để tìm mục đích tìm kiếm của người dùng đối với Top 10 website trên Google

Để bắt đầu, tôi sẽ mở Google và nhập từ khóa vào khung tìm kiếm để xem top 10 website hàng đầu cho từ khóa này.

Kiểm tra Top 10 website hàng đầu Google cho từ khóa "cho thuê xe du lịch Nha Trang" | Ychoc.com

Nhìn vào kết quả SERP, tôi sẽ chọn ra 3 trang web xếp hạng có liên quan nhất đến truy vấn, tức những trang web phù hợp với mục đích tìm kiếm dựa theo công thức 3C mà tôi đã nói rất nhiều lần trong bài viết này cũng như các bài viết hướng dẫn SEO khác.

Cụ thể: hầu hết các trang web trong danh sách này đều thuộc loại bài viết tin tức, trình bày theo kiểu listicle, và góc độ đang nhắm đến là những cụm từ tạo sự yên tâm cho khách hàng như “uy tín”, “chuyên nghiệp”, “tốt nhất”. Như vậy, tôi sẽ loại bỏ một số trang web khỏi phân tích của mình, gồm có:

  • Trang Chothuexenhatrang79: vì nó sử dụng chiến thuật SEO mũ đen là nhồi nhét từ khóa (keyword stuffing) và nội dung mỏng (thin-content).
  • Trang Facebook: vì nó là mạng xã hội, không phải là trang bài viết tin tức
  • Trang Motogo: vì nó nhắm đến xe máy, trong khi từ khóa của tôi nhắm về xe du lịch
  • Trang Vinpearl: vì nó không đáp ứng được yếu tố listicle và góc độ nội dung chưa phù hợp

Vì thế, tôi sẽ lựa chọn 3 trang trong hình dưới đây để nghiên cứu nội dung.

Lựa chọn 3 trang web hàng đầu để nghiên cứu nội dung | Ychoc.com

Bước 2: Tìm kiếm những điểm tương đồng trong tiêu đề phụ của 3 trang web vừa được chọn

Trong quá trình phân tích các điểm tương đồng trong tiêu đề phụ giữa các website được chọn, tôi cũng sẽ đi sâu hơn về định dạng nội dung và góc độ nội dung.

Bây giờ, hãy mở trang đầu tiên lên và cùng xem bên trong có gì.

Nghiên cứu điểm tương đồng về nội dung của các website hàng đầu | Ychoc.com

Họ đã tạo một mục lục chứa danh sách tên của các công ty tại Nha Trang kèm theo từ khóa là “xe du lịch”. Đây cũng chính là các tiêu đề phụ có trong bài viết. Bên dưới mỗi tiêu đề phụ, họ nêu ra vài dòng về lý do dịch vụ của công ty đó mang lại sự yên tâm cho khách hàng, đồng thời kèm theo thông tin liên hệ của công ty (gồm địa chỉ và số điện thoại) để khách dễ liên hệ.

Đối với trang web thứ hai, họ cũng làm điều tương tự là tạo một mục lục các tiêu đề phụ chủ yếu nói về bảng giá dành cho từng loại xe hoặc theo lộ trình di chuyển, và bao gồm các từ khóa ám chỉ xe du lịch như “xe du lịch”, “xe 4 chỗ”, “xe 4-7 chỗ”, “xe đưa đón”. Trong phần nội dung bên dưới tiêu đề phụ, họ tạo một bảng thông tin chi tiết về giá thuê xe du lịch.

Nghiên cứu điểm tương đồng về nội dung giữa các website hàng đầu | Ychoc.com

Đối với trang web thứ ba, có sự khác biệt về cách trình bày list dịch vụ thuê xe so với 2 trang web trước. Tiêu đề phụ chỉ nói đến dịch vụ cho thuê xe dựa trên số chỗ, và tiêu đề phụ thứ hai nói về bảng giá dịch vụ thuê xe. Trong khi đó, danh sách bảng giá dịch vụ được trình bày theo dạng bảng dựa trên tuyến đường và loại xe thuê.

Lập danh sách dạng bảng | Ychoc.com

Như vậy, tôi có thể rút ra các kết luận sau:

  • Tiêu đề bài viết cần chứa từ khóa chính, và chứa những từ mang lại sự yên tâm cho khách hàng. Chẳng hạn, tiêu đề của tôi có thể là “Top 15 dịch vụ thuê xe du lịch tốt nhất tại Nha Trang (Đã test)”.
  • Tất cả các trang này đều liệt kê danh sách liên quan đến dịch vụ cho thuê xe nhưng không quan trọng tiêu chuẩn phân loại là gì (theo tên công ty, theo loại xe cho thuê, hay theo giá tiền đều được). Điều quan trọng là tiêu đề phụ phải chứa từ khóa “xe du lịch” hoặc các từ khóa ám chỉ xe du lịch.
  • Nếu kết hợp được đồng thời danh sách các công ty có dịch vụ thuê xe du lịch kèm theo bảng giá chi tiết của từng loại dịch vụ cũng như thông tin liên hệ đến các công ty này, như vậy nội dung của tôi sẽ trở nên vượt trội hơn so với tất cả các trang web hàng đầu.
Bước 3: Thực hiện phân tích về keyword gap (khoảng trống về từ khóa) ở cấp độ trang web

Phân tích Keyword Gap ở cấp độ trang web sẽ cho bạn biết những từ khóa phổ biến mà các trang web đang xếp hạng Top Google sở hữu, trong khi trang web của bạn chưa có.

Phân tích khoảng trống từ khóa (Keyword Gap Analysis) | Ychoc.com

Tuy nhiên, vì tôi chỉ đang ở giai đoạn chuẩn bị viết bài, do đó chưa có một bài viết cụ thể đã được xếp hạng. Mặc dù vậy, tôi vẫn có thể tìm thấy những từ khóa phổ biến được xếp hạng cao của các trang web hàng đầu, bằng cách sử dụng chức năng Keywords by Traffic trong công cụ Ubersuggest.

Đối với các trang web letsflytravel và xeduadonsanbaycamranh, tôi sẽ kiểm tra báo cáo các từ khóa mà các trang web này đang được xếp hạng cao trên Google (VD: nằm ở trang 1 hoặc đầu trang 2 Google). Riêng đối với trang web top10nhatrang, kết quả tìm kiếm cho thấy không có từ khóa nào nằm trong top 10.

Chờ một chút, vì sao điều này có thể xảy ra?

Đó là do sự khác biệt trong vị trí tìm kiếm. Công cụ Ubersuggest đặt server tại Mỹ, trong khi đó, vị trí của tôi là tại Nha Trang, do đó, Google căn cứ vào vị trí địa lý để đưa ra các kết quả khác nhau.

Vì vậy, nếu muốn, bạn có thể thống nhất phương án bằng cách quay lại phân tích bước 1 và 2 nhưng dựa hoàn toàn vào công cụ Ubersuggest, như vậy, bạn sẽ thay thế trang web của top10nhatrang bằng trang web của nhatrangtoday.

Nhưng điều này không ảnh hưởng đến cách mà tôi đang hướng dẫn để bạn có một nghiên cứu hoàn hảo về nội dung cho trang web của mình.

Bây giờ, tôi sẽ xem trước báo cáo của trang web letsflytravel. Có 4 từ khóa thỏa mãn điều kiện về xếp hạng trang web.

Hướng dẫn phân tích keyword gap | Ychoc.com

Đối với báo cáo của trang xeduadonsanbaycamranh, có 6 từ khóa thỏa mãn điều kiện về xếp hạng trang web.

Phân tích keyword gap | Ychoc.com

Một nguyên tắc chung mà bạn cần lưu ý khi phân tích keyword gap, chính là nếu có càng nhiều từ khóa chung giữa các URL đang phân tích, vậy thì nội dung của bạn càng liên quan đến mục đích tìm kiếm. Do đó, bạn cần lọc ra các từ khóa chung giữa các trang web để tìm kiếm chủ đề dành cho các tiêu đề phụ trong bài viết của mình. Và trong một số trường hợp, nó cũng có thể giúp bạn hiểu thêm về đối tượng khách truy cập mục tiêu của bạn sẽ là ai.

Như bạn có thể thấy, 4 từ khóa của letsflytravel cũng có mặt trong số 6 từ khóa của xeduadonsanbaycamranh, và nó gợi ý cho tôi một chủ đề là thông tin về dịch vụ thuê xe 16 chỗ tại Nha Trang. Vì thế, bạn cần cân nhắc đưa thông tin chi tiết về dịch vụ này trong bài viết của mình.

Đến đây, bạn đã sẵn sàng để tạo ra một bài viết có nội dung chất lượng cao, đáp ứng hoàn hảo mục đích tìm kiếm của người dùng.

Bên cạnh việc sáng tạo nội dung hữu ích cho người dùng, thì On-page SEO cũng bao gồm một số kỹ thuật tối ưu hóa mà bạn nên áp dụng cho trang web.

6+ Kỹ thuật tối ưu hóa website trong On-page SEO

Kỹ thuật #1: Đưa từ khóa mục tiêu vào tiêu đề bài viết nếu nó có ý nghĩa

Việc thêm từ khóa mục tiêu vào tiêu đề cần phải đảm bảo sự tự nhiên. Ví dụ, tiêu đề bài viết này của tôi là “On-page SEO: Hướng dẫn từng bước cho người mới bắt đầu“. Từ khóa chính của tôi là “On-page SEO”, mặc dù tại Việt Nam, từ khóa được sử dụng nhiều nhất cho chủ đề này lại là “SEO Onpage”, một biến thể sai chính tả của từ khóa gốc.

Từ khóa chính thường nằm ở đầu tiêu đề bài viết chuẩn SEO | Ychoc.com

Kỹ thuật #2: Sử dụng Slug URL ngắn gọn nhưng cụ thể

Các URL ngắn gọn và súc tích giúp mọi người hiểu ngay trang web đó đang nói về nội dung gì trước cả khi họ nhấn truy cập. Cách dễ nhất để làm được điều này chính là lựa chọn slug của bài viết theo từ khóa mục tiêu mà bạn đang nhắm tới. Đừng quên loại bỏ dấu mũ của các ký tự cũng như thay thế khoảng trắng giữa các chữ bằng dấu gạch nối.

Ví dụ: Nếu tôi đang nhắm đến truy vấn “cách chế biến đồ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi”, vậy tôi sẽ chọn slug cho bài viết của mình là “cach-che-bien-do-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi”.

Kỹ thuật #3: Tối ưu thẻ mô tả

Thẻ mô tả là một đoạn mã HTML dùng để tóm tắt ngắn gọn nội dung trên trang của bạn.

Thông thường, các công cụ tìm kiếm như Google sẽ sử dụng thẻ mô tả để đưa vào trong SERP. Theo kinh nghiệm của tôi, thẻ mô tả không phải là một yếu tố xếp hạng, nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ nhấp (CTR – Click Through Rate). Chính vì thế, bạn cần phải thêm thẻ mô tả cho các trang web của mình.

Tuy nhiên, một nghiên cứu của Ahrefs trên gần 193 ngàn trang web nằm trong Top 10 Google, có đến gần 63% thẻ mô tả đã được Google điều chỉnh lại. Chính vì thế, tôi sẽ không dành nhiều thời gian để viết phần này, nhưng vẫn sẽ điền đầy đủ nội dung cho nó.

Kỹ thuật #4: Thêm liên kết nội bộ giữa các trang web trong website của bạn

Trong trường hợp bạn chưa biết:

Liên kết nội bộ (hay internal link) là những liên kết giúp kết nối các trang web trên cùng một tên miền với nhau. Các liên kết này có thể chuyển sức mạnh thẩm quyền của một trang web cho những trang web có liên quan khác, đồng thời cũng giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của một trang.

Ví dụ, nếu tôi sở hữu một website chuyên đăng tin tuyển dụng và tôi đang viết một bài về cách viết thư xin việc, thì chắc chắn tôi sẽ cần thêm liên kết nội bộ đến những trang có liên quan khác trong website của tôi, chẳng hạn như một trang viết về cách viết CV. Nhờ đó, khi khách truy cập muốn biết về cách viết thư xin việc, họ cũng có thể biết được cách viết sơ yếu lý lịch và ngược lại.

Để tìm cơ hội chèn thêm liên kết nội bộ, bạn có thể dùng cú pháp tìm kiếm trên Google tương tự như sau:

Site:DomainCuaBan.com “từ khóa”

Sau đó, bạn sẽ truy cập vào các kết quả tìm kiếm trên SERP để tìm xem liệu có cơ hội nào để thêm liên kết nội bộ và bài viết mới của bạn hay không.

Kỹ thuật #5: Tối ưu hóa hình ảnh

Bạn có biết hình ảnh là một trong những nguồn cung cấp lưu lượng truy cập rất lớn cho website hay không? Hãy tối ưu một hình ảnh bất kỳ theo 3 bước như sau:

  • Đặt tên file ảnh phù hợp. Thông thường, nếu bạn tự chụp ảnh bằng điện thoại hoặc máy ảnh, rất có thể các file ảnh đã được thiết lập mặc định để lưu tên file dưới dạng như IMG_123456789.jpg. Chính vì thế, bạn cần làm thao tác đổi tên file ảnh thành một cái gì đó giúp hình dung về nội dung của bức ảnh, chẳng hạn như thuc-don-an-dam-cho-be-4-thang-tuoi.jpg. Lý do là vì, theo Google, tên file có thể cung cấp một gợi ý về chủ đề của hình ảnh.
  • Sử dụng thẻ Alt (còn gọi là văn bản thay thế mô tả). Đây là một thuộc tính HTML có trong thẻ hình ảnh của bạn. Thông thường, cú pháp HTML của một hình ảnh sẽ giống như thế này: <img src=”https://DomainCuaBan.com/thuc-don-an-dam-cho-be-4-thang-tuoi.jpg” alt=”Thực đơn ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi”>. Giá trị của thẻ Alt sẽ là nội dung mô tả hình ảnh. Thẻ Alt giúp cải thiện khả năng tiếp cận hình ảnh cho những người đang sử dụng trình đọc màn hình (thường là người khiếm thị) hoặc nếu hình ảnh không tải được, khách truy cập vẫn có thể đọc được văn bản thay thế. Theo Google, khi điền giá trị  cho thẻ Alt, bạn nên tạo những nội dung hữu ích, giàu thông tin, chứa các từ khóa phù hợp với bối cảnh của trang web. Bạn cũng cần tránh nhồi nhét từ khóa vì nó có thể khiến trang web của bạn bị coi là spam.
  • Nén hình ảnh để làm giảm kích thước file hình ảnh, nhờ đó trang web có thể tải nhanh hơn. Đừng quên, tốc độ tải trang là một yếu tố xếp hạng rất quan trọng đối với Google. Bạn có thể sử dụng chức năng Save for web trên Photoshop, sử dụng Caesium – công cụ nén file ảnh miễn phí trên PC – hoặc ShortPixel – công cụ giảm dung lượng file ảnh miễn phí chạy trên nền web hoặc dưới dạng plugin trên WordPress.
  • Tối ưu hóa cách trình bày sao cho dễ đọc. Để giúp cải thiện khả năng đọc trên trang web, bạn có thể áp dụng 5 mẹo đơn giản sau:
    • Viết thành câu ngắn hoặc đoạn văn ngắn.
    • Sử dụng các tiêu đề phụ chứa thông tin ngắn gọn súc tích.
    • Sử dụng cỡ chữ đủ lớn, dễ đọc trên cả PC và thiết bị di động.
    • Tránh sử dụng những từ ngữ đao to búa lớn.
    • Viết bài theo kiểu văn nói.

Kỹ thuật #6: Một số kỹ thuật tối ưu trang web khác

  • Sử dụng thẻ văn bản mở (tức thẻ OG – Open Graph) nhằm giúp bạn tùy chỉnh tiêu đề, hình ảnh, mô tả và các thông tin khác khi bài viết được chia sẻ trên các mạng xã hội hoặc các công cụ chat OTT như Zalo, Skype, Whatsapp…
  • Sử dụng mã đánh dấu lược đồ (hay Schema Markup), nhờ đó giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của bạn, cũng như cho phép hiển thị nội dung tốt hơn trên trang kết quả tìm kiếm. Các loại mã đánh dấu lược đồ phổ biến gồm có review, xếp hạng, giá bán, bảng biểu, câu hỏi thường gặp, công thức nấu ăn,…

Ví dụ về Schema Markup | Ychoc.com

Bây giờ, bạn đã nắm được các kỹ thuật cơ bản nhưng cực kỳ hiệu quả để thực hiện thực hiện On-page SEO. Nhưng làm thế nào để biết bạn đang thực hiện tối ưu Onpage cho website đúng hướng? Tôi đã tạo một checklist với hơn 24+ tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật On-page SEO đáp ứng mọi thuật toán mà Google đang và sẽ áp dụng tại Việt Nam.

On-page SEO Checklist: 25+ tiêu chuẩn SEO Onpage hiệu quả nhất 2022

OK, trước khi xem qua các tiêu chuẩn có trong On-page SEO checklist, tôi cần nhắc lại với bạn rằng: Không ai biết chính xác thuật toán của Google hoạt động như thế nào. Do đó, các tiêu chuẩn được đưa ra trong bài viết này là những thống kê từ việc nghiên cứu hàng triệu website trên toàn thế giới.

Việc dự đoán để tạo thành bộ tiêu chuẩn SEO về bản chất là một chiến lược SEO mũ xám, tức chúng ta đang cố gắng sử dụng các yếu tố kỹ thuật nhằm mục đích đạt được các lợi thế trong việc xếp hạng. Vì thế, các tiêu chuẩn sẽ bị thay đổi liên tục mỗi khi Google thay đổi thuật toán.

Do đó, cho dù bạn áp dụng theo 25+ tiêu chuẩn On-page SEO trong bài viết này hay 100 hoặc 1000 tiêu chuẩn SEO từ các website hàng đầu thế giới khác, thì vẫn không có gì đảm bảo bạn sẽ được lên Top.

Tuy nhiên, ít nhất, bộ checklist SEO Onpage tiêu chuẩn này sẽ giúp bạn định hướng được những gì mình cần làm để không bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam. Nếu bạn đã hiểu rõ, đã đến lúc điểm qua danh sách những thứ bạn cần làm để tối ưu Onpage rồi.

Tiêu chuẩn #1: Tối ưu Slug URL của trang web

Slug URL là một trong những yếu tố xếp hạng Google. Nó là một phần của địa chỉ trang web, là bộ phận nằm phía sau domain, khi kết hợp với domain sẽ tạo thành permalink (tức liên kết cố định hoặc liên kết vĩnh viễn) để dẫn đến một trang nào đó trên website.

Giới thiệu về Slug URL của trang web | Ychoc.com

Ví dụ, tôi có một link trang web: http://ychoc.com/seo-marketing/do-kho-seo-cua-tu-khoa, như vậy slug URL của nó là do-kho-seo-cua-tu-khoa.

Có 3 cách cơ bản để bạn tối ưu Slug URL như sau:

  • Đặt từ khóa chính của bài viết vào trong Slug URL. Ví dụ, nếu từ khóa tôi đang nhắm đến là “đào tạo SEO”, thì trong Slug URL của bài viết phải chứa thành phần “dao-tao-seo”.
  • Slug URL cần ngắn gọn và súc tích. Thông thường, các công cụ hỗ trợ tối ưu bài viết sẽ khuyến nghị độ dài tối đa của slug URL là 75 ký tự (tính cả dấu gạch nối). Theo kinh nghiệm của tôi, Slug URL tối ưu sẽ sử dụng luôn từ khóa chính của bài viết. Ví dụ, bài viết này có tiêu đề là “On-page SEO 2022: 6 kỹ thuật & 24+ tiêu chuẩn tối ưu Onpage hiệu quả nhất”, nhưng từ khóa chính tôi đang nhắm đến là “On-page SEO”, do đó, slug url của tôi chỉ ngắn gọn là “on-page-seo”.
  • Hạn chế tối đa việc đưa thời gian cụ thể vào Slug URL. Đây là điều mà các trang web WordPress mặc định thường mắc phải. Nếu Slug URL của bạn chứa một thời gian cụ thể nào đó, chẳng hạn như năm 2022, Google sẽ cho rằng bài viết của bạn gắn liền với thời điểm đó. Vậy nếu sang năm 2023 hoặc các năm tiếp theo, bài viết của bạn sẽ bị xem là lỗi thời và dễ dàng bị rớt thứ hạng.

Nếu bạn đang mắc một trong các lỗi tối ưu Slug URL nói trên, làm thế nào để fix mà không ảnh hưởng đến hiệu quả hiện tại của trang web? Dưới đây là 2 giải pháp đơn giản giúp cho bạn:

  • Sử dụng khai báo chuyển hướng trong trình quản lý hosting. Nếu hosting mà bạn đang sử dụng hỗ trợ Cpanel, bạn có thể truy cập vào Cpanel > Redirects > Nhập Link cần chuyển hướng và link đích (xem hình bên dưới).

Hướng dẫn thực hiện chuyển hướng 301 trên Cpanel | Ychoc.com

  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ chuyển hướng 301 cho từng CMS cụ thể. Nếu bạn đang sử dụng website WordPress, các công cụ hỗ trợ tối ưu hóa bài viết như Rank Math sẽ có chức năng quản lý chuyển hướng 301, hoặc bạn có thể cài đặt các plugin miễn phí giúp thực hiện công việc này như Redirection hay Simple 301 Redirects by BetterLinks (xem hình bên dưới).

Các plugin WordPress miễn phí hỗ trợ thực hiện chuyển hướng 301 | Ychoc.com

Tiêu chuẩn #2: Tối ưu thẻ Meta Title trong SEO Onpage

Meta Title (thẻ tiêu đề) là một loại mã HTML giúp các công cụ tìm kiếm như Google hiểu thành phần nào là tiêu đề của một trang web. Trong phần lớn trường hợp, nội dung của thẻ tiêu đề do chủ website khai báo sẽ được Google cho hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm để làm tiêu đề đại diện cho trang web đó.

Tối ưu thẻ tiêu đề Meta Title | Ychoc.com

Để tối ưu thẻ tiêu đề Meta Title, một số tiêu chuẩn tối ưu mà bạn cần nắm gồm có:

  • Nên chứa đồng thời từ khóa chính và 01 từ khóa liên quan có lượng tìm kiếm cao nhất. Ví dụ: thẻ Meta title của bài viết mà bạn đang xem này có chứa đồng thời từ khóa chính là On-page SEO và từ khóa phụ có lượng tìm kiếm cao nhất là SEO Onpage.
  • Thẻ tiêu đề không được trùng khớp 100% với slug URL. Ví dụ: nếu slug URL của trang web là khoa-hoc-seo thì nội dung thẻ tiêu đề không được sử dụng là “Khóa học SEO”, thay vào đó, bạn nên chuyển thành “Khóa học SEO uy tín“.
  • Từ khóa chính đặt ở đầu tiêu đề nhằm cải thiện tỉ lệ nhấp chuột CTR (click-through-rate).
  • Các từ khóa quan trọng nên nằm ở phần đầu của tiêu đề (khoảng 60 ký tự đầu tiên, kể cả khoảng trắng) để không bị cắt bớt khi hiển thị trên SERP. Như hình dưới đây, bạn có thể thấy tôi đã cố gắng để từ khóa chính và từ khóa phụ hiển thị vừa đủ để không bị cắt bớt khi hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm.

Từ khóa chính và từ khóa liên quan nằm ở phần đầu thẻ tiêu đề | Ychoc.com

Một số trang web khác có thể khuyến nghị bạn những thứ như: Chứa càng nhiều từ khóa càng tốt, hay đặt thẻ tiêu đề khác với thẻ Heading H1… Tuy nhiên, những điều này là không cần thiết, hãy dành thời gian quý giá để tối ưu những thứ khác nhé.

Trong trường hợp bạn đang tối ưu hóa thẻ tiêu đề trang chủ, bắt buộc phải bao gồm thương hiệu doanh nghiệp trong thẻ tiêu đề, đồng thời, phải nêu rõ nội dung chính của toàn bộ trang web.

Tiêu chuẩn #3: Tối ưu thẻ Heading H1 của bài viết

Bạn đã nghe rất nhiều về thẻ H1, và tôi cũng đã có một bài viết riêng để giới thiệu về nó cũng như chi tiết cách tối ưu cho nó. Do đó, trong phần này, tôi chỉ nêu các quy tắc cần thiết để tạo ra một thẻ H1 chuẩn nhất cho SEO, gồm có:

  • Chỉ sử dụng duy nhất một thẻ H1 cho mỗi trang web. Nếu bạn sử dụng nhiều thẻ H1, Google có thể đánh giá bạn đang cố gắng đánh lừa hệ thống.
  • Thẻ H1 tập trung nói về chủ đề chính của trang web. Đối với những người sử dụng website WordPress, quy tắc này không quan trọng lắm vì 2 lí do sau:
    • Thông thường, thẻ H1 sẽ trùng khớp hoặc gần giống với thẻ tiêu đề.
    • Theo cấu trúc website mặc định, nó cũng thường là tiêu đề của bài viết.
  • Thẻ H1 nên có độ dài từ 20 đến 70 ký tự. Nếu tiêu đề quá ngắn, bạn sẽ khó để nêu bật được ý chính của trang web, nhưng nếu quá dài, bạn sẽ làm loãng sức mạnh của thẻ.
  • Thẻ H1 được làm to, nổi bật và bôi đen nhằm nhấn mạnh về những thứ mà người dùng sẽ đọc được. Theo đó, bạn nên sử dụng thêm các từ ngữ ám chỉ hình ảnh, âm thanh, vị trí để làm cho nó nổi bật hơn.
  • Sử dụng từ khóa phụ có khối lượng tìm kiếm lớn cho thẻ H1.
  • Đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người dùng. Về cơ bản, tiêu đề H1 của bạn cần trả lời được điều mà khán giả quan tâm nhất khi tìm kiếm trên Google. Chẳng hạn, nếu khách hàng đang tìm kiếm với từ khóa “On-page SEO”, tôi cho rằng họ đang tìm kiếm danh sách những kỹ thuật tối ưu Onpage, các checklist cũng như các hướng dẫn chi tiết cách tối ưu hóa một trang web. Do đó, tôi đã cho khách hàng biết bài viết này có đến 6 kỹ thuật cũng như hơn 24 tiêu chuẩn để tối ưu một trang web.

Tiêu chuẩn #4: Tối ưu thẻ Sub-heading H2, H3,… trong Onpage SEO

Nói chung, chức năng của thẻ tiêu đề phụ Sub-heading từ H2 đến H6 cũng khá giống với thẻ H1 bên trên. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ các thẻ từ H2-H6 chỉ nêu nội dung chính của 1 phần nội dung ngay bên dưới nó.

Các quy tắc mà tôi sử dụng để tối ưu thẻ H2 – H6 gồm có:

  • Ngắn gọn & súc tích, thể hiện nội dung chính của đoạn văn mà tôi chuẩn bị nói đến.
  • Phân chia toàn bộ trang web thành nhiều sub-heading khác nhau nhằm giúp người đọc dễ dàng hình dung bố cục của trang. Theo kinh nghiệm của tôi, mỗi bài viết tin tức chuẩn SEO nên bao quát từ 5 – 10 khía cạnh khác nhau của một chủ đề.
  • Sử dụng đa dạng các từ khóa liên quan trong các tiêu đề phụ. Bạn không cần lo lắng việc nên sử dụng từ khóa phụ cho tiêu đề H2 hay H3, H4, H5… Theo tôi, sức ảnh hưởng SEO của từ khóa phụ khi nằm ở thẻ H2 không có gì khác biệt so với việc đặt trong thẻ H3 hay thậm chí là H6.

Tiêu chuẩn #5: Sử dụng mục lục (Table Of Contents – TOC)

Hãy hình dung khi bạn quyết định mua một cuốn sách, phần mục lục sẽ quyết định liệu cuốn sách đó có đáng để bạn mua hay không.

Điều tương tự cũng đúng với một trang web. Khi bạn tạo một bài viết chuyên sâu, chẳng hạn 10000 chữ, có bao nhiêu người sẽ đọc toàn bộ bài viết của bạn từ trên xuống dưới? Tôi cá là không có nổi một người.

Chính vì thế, mục lục TOC sẽ là giải pháp để khách hàng lướt nhanh toàn bộ nội dung bài viết của bạn, và đó chính là thứ mà thuật toán Hummingbird & Rankbrain của Google rất yêu thích.

Tạo mục lục cho bài viết chuẩn SEO | Ychoc.com

Nếu bạn đang sử dụng WordPress, tôi khuyến khích bạn sử dụng plugin Easy Table of Content mà tôi đang dùng cho website của mình, một tiện ích mở rộng miễn phí nhưng cực kỳ có ích và dễ sử dụng.

Plugin WordPress miễn phí Easy Table of Contents | Ychoc.com

Tiêu chuẩn #6: Sử dụng thẻ <strong> đối với các từ khóa chính

Các từ khóa chính trong bài viết cần được đặt trong thẻ <strong> nhằm thông báo cho các công cụ biết rằng đó là những thông tin quan trọng cần được nhấn mạnh.

Đương nhiên, điều này là nhằm phục vụ cho mục đích SEO công cụ tìm kiếm, bởi vì trong mắt người dùng thông thường, không có sự khác biệt giữa một từ được in đậm thông thường với một từ được in đậm bằng thẻ <strong>.

Sự khác biệt giữa thẻ Bold và thẻ Strong | Ychoc.com
Bạn có nhận ra được sự khác biệt giữa in đậm thông thường và in đậm bằng thẻ Strong trong hình này?

Bản thân tôi cũng đang sử dụng một plugin miễn phí dành cho website WordPress của mình có tên là “Bold to Strong”, mặc dù đã ra mắt 12 năm trước và hầu như không có đánh giá nào nhưng nó hoạt động rất tốt và hoàn toàn tương thích với phiên bản hiện tại của WordPress. Cách sử dụng cũng rất đơn giản, chỉ cần cài đặt và kích hoạt plugin, vậy là xong!

Plugin WordPress miễn phí Bold to Strong | Ychoc.com

Tiêu chuẩn #7: Tạo bài viết có nội dung chuyên sâu & hữu ích

OK, một số trang web hướng dẫn SEO có thể khuyên bạn rằng nên viết một bài viết có độ dài tối thiểu 1890 chữ. Một số trang khác sẽ trích dẫn kết quả thống kê của serpIQ và khuyên bạn nên viết một bài có độ dài tối thiểu 2000 chữ.

Đây hoàn toàn là một sai lầm mà tôi đã có phân tích ở phần 3 của bài viết này. Do đó, tôi sẽ không nói về số chữ tối thiểu cần có cho một bài viết, mà tôi muốn bạn dành thời gian tập trung vào việc xây dựng một trang web có chiều sâu, đáp ứng mục đích tìm kiếm của người dùng.

Tiêu chuẩn này đặc biệt quan trọng đối với hoạt động SEO Onpage, thậm chí còn hơn cả việc bạn xây dựng backlinks, do đó hãy xem kỹ bài viết hướng dẫn cách phân tích và tạo một bài viết chuyên sâu hữu ích cho người dùng nhé.

Tiêu chuẩn #8: Sử dụng đa dạng từ khóa ngữ cảnh (Semantic keyword hay LSI keyword)

Trong trường hợp bạn chưa biết, thì từ khóa ngữ cảnh ở góc nhìn SEO là những từ khóa có liên quan về mặt khái niệm đối với từ khóa gốc.

Trong một bài viết khác, tôi đã có nói về việc từ khóa LSI không phải là một yếu tố xếp hạng Google. Điều này là chính xác, nhưng vì sao ở đây tôi vẫn đề xuất bạn sử dụng đa dạng các từ khóa ngữ cảnh?

Từ khóa ngữ cảnh (Semantic Keyword hoặc LSI keyword) | Ychoc.com

Lý do là khi bạn sử dụng từ khóa ngữ cảnh cho tiêu đề trang, thẻ mô tả Meta Description, thẻ H1 – H6 và thẻ Alt cho hình ảnh, nó sẽ giúp cải thiện độ chuyên sâu và gia tăng các tín hiệu về ngữ nghĩa theo chủ đề, đồng thời làm cho nội dung dễ đọc và nhiều sắc thái hơn đối với người dùng.

Nói cách khác, từ khóa ngữ cảnh – Semantic Keyword – giúp gia tăng trải nghiệm người dùng theo hướng tích cực, do đó nó gián tiếp làm tăng chất lượng SEO của trang thông qua việc giữ chân người dùng. Đó cũng chính là lý do một trang web thuộc Top #1 Google có thể được xếp hạng cho hơn 1000 từ khóa khác nhau, theo nghiên cứu của Ahrefs.

Nếu bạn đang viết bằng tiếng Anh, bạn có thể sử dụng công cụ TextRazor để tìm hàng tấn từ khóa ngữ cảnh có liên quan đến từ khóa gốc của mình.

Công cụ hỗ trợ tìm từ khóa ngữ cảnh & từ đồng nghĩa bằng tiếng Anh - TextRazor | Ychoc.com

Nếu đang sử dụng tiếng Việt, tôi có 10+ phương án cực kỳ hiệu quả giúp bạn đa dạng hóa từ khóa ngữ cảnh cho trang web của mình, hãy đăng ký khóa học On-page SEO do tôi hướng dẫn để được hỗ trợ chi tiết nhé.

Nhưng sử dụng từ khóa ngữ cảnh bao nhiêu là vừa đủ đối với một bài viết chuẩn SEO? Chà, tại Việt Nam, nhiều trang web hướng dẫn tối ưu Onpage SEO theo chiến lược mũ xám đề xuất bạn áp dụng các tiêu chí sau:

  • Tìm 10 – 20 Semantic Keyword để chèn vào bài viết
  • Mật độ từ khóa (keyword density) của LSI Keyword rơi vào khoảng 0.3 – 0.8%
  • Đưa từ khóa ngữ cảnh vào các thẻ tiêu đề, thẻ H1-H6 và thẻ thuộc tính Alt của hình ảnh.

Tuy nhiên, như tôi đã phân tích ở đầu bài viết này, điều quan trọng là nội dung của bạn phải phù hợp với mục đích của người tìm kiếm, và tạo ra trải nghiệm trên trang tốt nhất cho người đọc. Việc đặt ra các con số cụ thể sẽ làm giảm sự tự nhiên của bài viết, từ đó gây ra những trải nghiệm tiêu cực cho khán giả.

Tiêu chuẩn #9: Tối ưu hóa hình ảnh trong SEO Onpage

Trình thu thập dữ liệu của Google không nhìn thấy hình ảnh như những gì con người nhìn thấy. Do đó, nó cần sử dụng các thông tin từ thuộc tính hình ảnh để hiểu được bối cảnh và nội dung của bức ảnh. Chính vì thế, bạn không chỉ cần chuẩn bị hình ảnh hấp dẫn đối với người đọc, mà còn phải tối ưu bức ảnh đó để thân thiện với Google.

Tối ưu hóa hình ảnh trong On-page SEO | Ychoc.com

Tôi đã có đề cập đến kỹ thuật tối ưu hóa hình ảnh trong phần trước, vậy điều quan trọng là sau khi tối ưu, hình ảnh trên trang web cần đạt một số tiêu chí sau:

  • Tất cả các thẻ thuộc tính của ảnh đều được điền đầy đủ thông tin (tiêu đề, phụ đề, tác giả, mô tả,…).
  • File ảnh được đặt tên phù hợp với nội dung ảnh.
  • Sử dụng đa dạng từ khóa ngữ cảnh cho các hình ảnh trong cùng bài viết, tránh tối đa việc trùng lặp thông tin giữa các ảnh.

Tiêu chuẩn #10: Tối ưu thẻ mô tả Meta Description của bài viết

Như đã nói ở phần kỹ thuật tối ưu, bạn nên điền đầy đủ thẻ mô tả Meta Description mặc dù nó không còn hiệu quả như ngày xưa nữa. Một số tiêu chuẩn dành cho thẻ mô tả được áp dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay gồm có:

  • Độ dài từ 50 đến 156 ký tự.
  • Sử dụng các từ khóa chính và từ khóa liên quan.
  • Nội dung đọc tự nhiên, không nhồi nhét từ khóa.
  • Mỗi trang web sử dụng một thẻ mô tả độc nhất, không trùng lặp với các trang khác.
  • Không sử dụng dấu ngoặc kép trong thẻ mô tả.

Tiêu chuẩn #11: Tối ưu khả năng dễ đọc văn bản Readability

Readability hay còn gọi là Reading level nghĩa là khả năng dễ đọc văn bản được rất nhiều người làm SEO tại Việt Nam và trên thế giới quan tâm. Tuy nhiên, nó hoàn toàn không phải là một yếu tố xếp hạng SEO trong thuật toán Google hiện nay.

Vì sao? Năm 2010, yếu tố Reading Level được đưa vào trong bộ lọc tìm kiếm nâng cao, nhưng nó đã bị loại bỏ kể từ năm 2015. Chính John Mueller của Google đã xác nhận vào năm 2018 trong một cuộc họp qua Hangout rằng:

“Theo quan điểm của SEO, nó [Readability] có lẽ không phải là thứ mà bạn cần phải tập trung vào. Theo những gì tôi biết, chúng tôi không có loại thuật toán cơ bản nào chỉ dựa trên việc đếm từ và từ đó tìm ra được reading level”.

Hãy xem Mueller đã nói những gì trong cuộc họp này nhé:

Mặc dù vậy, tiêu chuẩn này giúp cải thiện trải nghiệm trên trang của người dùng, qua đó giúp người đọc dễ dàng tìm thấy thông tin mà họ cần trong bài viết. Nói cách khác, nó mang lại những lợi ích to lớn cho trang web như sau:

  • Giảm tỉ lệ thoát trang – Bounce Rate
  • Tăng thời gian đọc trên trang
  • Tăng tỉ lệ chuyển đổi thành khách hàng

Vậy làm thế nào để đạt tiêu chuẩn này? Nếu bạn sử dụng WordPress, các công cụ như Rank Math SEO hay Yoast SEO sẽ đưa ra một số hướng dẫn giúp bạn tạo một bài viết dễ đọc cho khách hàng.

Tối ưu khả năng dễ đọc của văn bản (Readability) với Rank Math SEO | Ychoc.com

Tiêu chuẩn #12: Bật chức năng nén GZIP Compression trên hosting

GZIP Compression giúp cải thiện dung lượng trang web đến 90%, từ đó làm giảm đáng kể tốc độ load trang. Kể từ khi bản update Core Web Vitals (tức Những chỉ số thiết yếu trên trang) chính thức hoạt động vào năm 2021, chức năng GZIP Compression càng thể hiện rõ tầm quan trọng của mình đối với sự cải thiện về chỉ số SEO của một trang web.

Làm thế nào để kích hoạt chức năng này? Nếu bạn đang dùng Cpanel trên Hosting, hãy truy cập phần Optimize Website > Chọn mục Compress All Content > Nhấn Update Settings để kích hoạt.

Hướng dẫn kích hoạt chức năng GZIP Compression trên Hosting Cpanel | Ychoc.com

Để kiểm tra chức năng đã được kích hoạt hay chưa, bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra miễn phí tại đây. Nếu đã được kích hoạt, bạn sẽ nhận được thông báo “Wow, it’s gzip enabled” như trong hình bên dưới.

Kiểm tra chức năng Gzip Compression đã được kích hoạt hay chưa | Ychoc.com

Tiêu chuẩn #13: Tạo nội dung độc đáo và mới mẻ (Fresh & Unique)

Mọi người đều nói rằng: “Bạn cần viết content mới mẻ và độc đáo”. Vậy làm thế nào để thực hiện điều đó?

3 phương pháp giúp bạn sáng tạo được nội dung mới mẻ và độc đáo chính là:

Để kiểm tra một trang web có nội dung độc đáo hay không, cách dễ nhất là sử dụng công cụ hỗ trợ kiểm tra nội dung trùng lặp của SmallSEOTools. Bạn cần nhắm đến mục tiêu tạo ra trang web có độ unique đạt đến 100% để tạm vượt qua yếu tố độc đáo trong tiêu chuẩn này.

Đối với sự mới mẻ, bạn cần kiểm tra các thông tin trong bài viết đảm bảo không bị lỗi thời, loại bỏ các nội dung không còn phù hợp để thay bằng những số liệu thống kê mới nhất. Công việc này phải làm thủ công, vì hiện tại chưa có công cụ nào hỗ trợ kiểm tra yếu tố này.

Tuy nhiên, dù bạn chọn thực hiện theo phương pháp nào, thì yếu tố cốt lõi vẫn là phải đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người dùng. Nếu không, trang web của bạn hoàn toàn không có cơ hội được xếp hạng.

Đoạn trích nổi bật là một tính năng đặc biệt, tương đương ở vị trí Top 1 Google. Có 5 loại đoạn trích nổi bật phổ biến, gồm có:

  • Đoạn văn
  • Danh sách được đánh số
  • Danh sách được ký hiệu
  • Bảng biểu
  • Video

Bạn không thể tự quyết định trang web của mình có được xuất hiện ở vị trí này hay không. Tuy nhiên, vẫn có 3 yếu tố mà bạn có thể tác động để tăng cơ hội trở thành “Kẻ được chọn”, gồm có:

  • Độ uy tín của website đối với chủ đề đang được nhắm tới (hay Topical Authority – Thẩm quyền chuyên đề). Để gia tăng sức mạnh của trang web đối với yếu tố này, bạn cần tập trung xây dựng nội dung tổng thể của website đi sâu vào chủ đề đó. Như vậy, cho dù chỉ số Domain Authority (DA) hay Domain Rating (DR) của bạn thấp hơn đối thủ cạnh tranh, bạn vẫn có cơ hội đạt được vị trí này. Ví dụ, dưới đây là một bài viết mà tôi đã đưa thành công vào vị trí Rank 0.

Ví dụ đoạn trích nổi bật (feature snippets) | Ychoc.com

  • Thông tin chính xác, được kiểm chứng và xác nhận bởi các website lớn trên thế giới. Do đó, nếu bạn muốn được xếp hạng cho đoạn trích nổi bật, bạn cần trích dẫn nguồn thông tin từ những website có độ uy tín cao trên thế giới như Wikipedia, Wikihow,…
  • Có trang web nằm trong Top 10 Google. Mặc dù không nhất thiết đoạn trích nổi bật phải lấy từ 10 thứ hạng đầu trên Google, nhưng nghiên cứu từ Ahrefs cho thấy nếu website của bạn nằm trong top 10 Google, khả năng được xuất hiện ở đoạn trích nổi bật của bạn sẽ tăng cao đáng kể.

Tôi cần lưu ý bạn rằng: Không nên tạo nội dung chỉ để nhằm mục tiêu đoạt lấy vị trí Đoạn trích nổi bật. Việc nhắm đến một từ khóa mục tiêu là vì lợi ích mang lại cho doanh nghiệp và website của bạn. Nếu may mắn có cơ hội được lọt vào vị trí Đoạn trích nổi bật thì quá tốt, hãy thử tối ưu website để chiếm lấy nó. Nhưng nếu không có cơ hội, hãy bỏ qua để tập trung vào mục tiêu chính, thay vì sống chết với mục tiêu phụ này.

Một số tiêu chuẩn SEO khác mà bạn có thể nhắm tới

  • Tiêu chuẩn #15: Xây dựng liên kết nội bộ (Internal link) & liên kết ngoài (Outbound Link)
  • Tiêu chuẩn #16: Sử dụng thẻ blockquote
  • Tiêu chuẩn #17: Tối ưu nâng cao cho hình ảnh
  • Tiêu chuẩn #18: Tối ưu nâng cao cho tiêu đề
  • Tiêu chuẩn #19: Rút ngắn khoảng trống về nội dung (Content Gap)
  • Tiêu chuẩn #20: Sử dụng lược đồ Schema hỗ trợ dữ liệu cấu trúc
  • Tiêu chuẩn #21: Chuyển hướng 301 hợp lý
  • Tiêu chuẩn #22: Sử dụng văn bản neo (Anchor text) một cách tự nhiên
  • Tiêu chuẩn #23: Sử dụng video và podcast
  • Tiêu chuẩn #24: Thu hút bình luận (comment)
  • Tiêu chuẩn #25: Thu hút các tương tác mạng xã hội

Câu hỏi thường gặp về On-page SEO

Câu hỏi #1: Những kỹ thuật On-page SEO đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay là gì?

Dưới đây là 5 kỹ thuật tối ưu một trang web cực kỳ hiệu quả mà bất kỳ ai cũng có thể làm (kể cả người mới bắt đầu học về SEO):

  • Chèn từ khóa chính vào phần đầu của tiêu đề bài viết
  • Sử dụng từ khóa chính trong slug URL
  • Điền ngắn gọn, súc tích nội dung cho thẻ mô tả
  • Chèn Internal link giữa các trang web có liên quan
  • Nén file ảnh, sử dụng đúng kích thước và điền đầy đủ mô tả và thuộc tính Alt của mỗi ảnh

Câu hỏi #2: Sự khác biệt giữa SEO Onpage và SEO Offpage là gì?

Khi làm On-page SEO, bạn chỉ sắp xếp và tối ưu các thành phần của một trang web (VD: hình ảnh, văn bản, liên kết, mã HTML, CSS, Javascript…). Trong khi đó, Off-page SEO là việc bạn tương tác đến các thành phần nằm ngoài website cần được tối ưu (VD: liên kết ngược, truyền thông báo chí, tương tác mạng xã hội,…).

Câu hỏi #3: Những lỗi phổ biến nhất khi tối ưu một trang web

Dưới đây là các lỗi mà những người làm SEO thiếu kinh nghiệm thường mắc phải:

  • Sử dụng các chiến thuật SEO mũ đen
  • Không đầu tư kỹ cho việc nghiên cứu từ khóa
  • Không tối ưu hóa trang chủ cho mục đích chuyển đổi
  • Không tối ưu hóa nội dung cho thiết bị di động
  • Không đầu tư cho việc sáng tạo nội dung chuyên sâu và hữu ích cho người tìm kiếm
  • Không sử dụng liên kết nội bộ trong bài viết SEO
  • Không sử dụng chức năng chuyển hướng 301

Câu hỏi #4: Khóa học On-page SEO nào tốt nhất cho người mới bắt đầu?

Hiện nay, tôi đang cung cấp các khóa học về cách tối ưu hóa một trang web theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của Google, cũng như cách sáng tạo và viết bài chuẩn SEO theo định hướng đáp ứng mục đích tìm kiếm của người dùng.

Khi kết thúc khóa học, bạn sẽ trở thành một người làm SEO có kinh nghiệm, thông thạo lý thuyết cũng như sở hữu các kỹ năng thực chiến về On-page SEO, đáp ứng đầy đủ yêu cầu cho vị trí chuyên viên SEO website hoặc trưởng nhóm SEO tại các doanh nghiệp Việt.

Câu hỏi #5: SEO Onpage gồm các công việc nào?

5 công việc chủ yếu trong SEO Onpage gồm có:

  • Đưa từ khóa SEO vào trong tiêu đề bài viết
  • Đặt slug URL chứa từ khóa mục tiêu
  • Tối ưu thẻ tiêu đề Meta Title và thẻ mô tả Meta Description
  • Xây dựng link nội bộ giữa các trang trong website, cũng như tạo các external link phù hợp
  • Tối ưu hóa hình ảnh – Image Optimization

Tóm lại về On-page SEO

Điều quan trọng nhất của chiến thuật On-page SEO chính là tạo ra những nội dung chất lượng cao nhằm đáp ứng mục đích tìm kiếm của người dùng. Đương nhiên, các kỹ thuật tối ưu trang web cũng rất quan trọng, và chúng đã được chuẩn hóa thành một checklist cụ thể với hơn 6 kỹ thuật.

Bước tiếp theo, bạn sẽ tiếp xúc với phần khó khăn nhất trong SEO Marketing, đó chính là link building – xây dựng liên kết. Đừng bỏ lỡ nhé.

0/5 (0 Reviews)

Vũ Đăng Chung

Xin chào, tôi là một freelancer chuyên về SEO Marketing. Tôi đã dành 4 năm để làm công việc Digital Marketing và viết Content tại các công ty thuộc nhiều lĩnh vực như làm đẹp & thẩm mỹ, thiết bị công nghiệp, thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến... trước khi chuyển sang làm SEO full-stack từ năm 2016. Cần liên hệ tôi? Vui lòng gửi yêu cầu đến địa chỉ email: chung250190@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *