Độ khó SEO của từ khóa: Cách xác định khả năng xếp hạng của keyword

Xác định độ khó SEO của từ khóa là hoạt động bắt buộc phải làm sau khi bạn đã tạo ý tưởng từ khóa. Bài viết này sẽ giúp những người mới bắt đầu làm SEO website mới xác định khả năng xếp hạng của một từ khóa nhằm sắp xếp theo thứ tự các từ khóa cần ưu tiên làm SEO.

Hướng dẫn A-Z cách xác định độ khó SEO của từ khóa | Ychoc.com

Vì sao bạn cần xác định độ khó SEO của từ khóa?

Khi nói đến xếp hạng Google, bạn cần biết mình sẽ đối đầu với những ai trước khi nhắm mục tiêu từ khóa. Nếu không, có khả năng bạn sẽ bước vào một trận chiến với những đối thủ cạnh tranh mà bạn không có khả năng thắng. Đó là lý do bạn cần phải xác định được độ khó SEO của một từ khóa.

Ranking Difficulty | Ychoc.com

Ngoài ra, một điều bạn cần lưu ý chính là đối thủ cạnh tranh thực sự của bạn khi làm SEO là gì.

Trong SEO, đối thủ cạnh tranh là các trang và website đứng Top Google đối với các từ khóa mà bạn đang nhắm mục tiêu.

Như vậy, với mỗi từ khóa khác nhau, đối thủ cạnh tranh của bạn có thể sẽ thay đổi. Vì vậy, có 3 điều bạn cần xem xét trước khi quyết định nhảy vào cuộc chiến SEO trường kỳ, đó là:

  • Mục đích tìm kiếm
  • Số liệu của các trang web xếp hạng đầu
  • Chỉ số tin cậy của các trang web xếp hạng đầu.

Phân tích các yếu tố liên quan đến độ khó của từ khóa

3 điều cần phân tích ở trên, về bản chất, chính là các yếu tố Marketing liên quan đến nhu cầu khách hàng và đối thủ cạnh tranh hiện tại, trong đó:

  • Mục đích tìm kiếm phản ánh nhu cầu của khách hàng, khó khăn mà khách hàng đang cần được giải quyết.
  • Số liệu và chỉ số tin cậy của các Top website trên SERP phản ánh điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.

Trong quá trình xét đến từng điểm này, chúng ta sẽ tạo một checklist các câu hỏi tự kiểm tra nhằm giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn trong việc chọn từ khóa mục tiêu. Bên cạnh đó, để xem số liệu của các website hàng đầu, bạn cần sử dụng một số công cụ SEO hỗ trợ vì Google sẽ không hiển thị các dữ liệu này cho bạn. Và Ubersuggest chính là công cụ mà tôi sử dụng để thực hiện công việc này.

Một điều cần lưu ý là nếu bạn không có tài khoản Ubersuggest trả phí, bạn có thể sử dụng phiên bản miễn phí của nó để thay thế, hoặc liên hệ tôi để được hỗ trợ. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng công cụ Ahrefs, bạn có thể theo dõi video Youtube dưới đây để hiểu cách sử dụng công cụ này nhé.

OK, chúng ta bắt đầu với tiêu chí đầu tiên: mục đích tìm kiếm.

Mục đích tìm kiếm – Search intent

Điều đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra trang kết quả tìm kiếm và tự hỏi bản thân xem: “Liệu có phải các trang web xếp hạng đầu đều không đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người dùng không?“. Bạn có thể sử dụng checklist 3C của phần mô tả về mục đích tìm kiếm để làm rõ vấn đề này.

Ví dụ, với từ khóa “kem trị nám tốt nhất“, hầu hết các trang web hàng đầu đều là bài viết tin tức dạng top list, với khía cạnh nội dung là nhấn mạnh về số lượng như “Top 12”, “Top 5”, “Top 15”,… Như vậy, các trang web này đều phù hợp với mục đích tìm kiếm (mặc dù khía cạnh nội dung hơi thiếu sự bền vững).

Ngoài ra, hãy chú ý đến tiêu đề trang và URL của các trang được xếp hạng. Về cơ bản, nếu các trang hàng đầu bao gồm từ khóa chính hoặc một biến thể của từ khóa đó trong tiêu đề và / hoặc trong URL, chúng có thể đang nhắm mục tiêu đến từ khóa đó.

Quay lại ví dụ về kem trị nám bên trên, tất cả các trang web xếp hạng đầu đều có từ khóa “kem trị nám” trong tiêu đề và URL. Trong khi đó, với từ khóa “ghế pedicure dùng cho spa“, một số trang web đi theo hướng ngách là ghế làm nail dùng cho spa. Do đó, nó có thể phù hợp với ý định tìm kiếm của người dùng hơn các trang web đi theo hướng chung chung dành cho bất kỳ trung tâm làm đẹp thẩm mỹ nào. Điều này cho thấy danh sách xếp hạng này đang thiếu nội dung thực sự xứng đáng đối với dòng ghế pedicure dành riêng cho spa.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng tôi khuyên bạn rằng cần phải đưa chính xác cụm từ khóa vào trong tiêu đề và URL bài viết.

Bây giờ, hãy nói về các chỉ số của trang web.

Số liệu của các trang web xếp hạng đầu

Referring domain

Số liệu đầu tiên cần xem xét chính là số lượng trang web đang liên kết với chúng, hay còn được gọi là domain giới thiệu – referring domain. Vậy referring domain là gì?

Nói một cách đơn giản, referring domain ám chỉ số lượng các domain có chứa backlink trỏ về website của bạn.

Như đã đề cập trong các nhiều bài viết khác, cũng như xác nhận của chính Google trong bài viết về Cách hoạt động của thuật toán tìm kiếm, backlink (hay liên kết ngược) là một trong những yếu tố xếp hạng nổi bật nhất của Google. Vì vậy, nếu một trang web có nhiều backlink chất lượng từ nhiều nguồn đáng tin cậy trỏ đến nó, thì nó sẽ có tính cạnh tranh hơn để xếp hạng Google.

Tên miền giới thiệu (Referring Domains) | Ychoc.com

Do đó, trước khi lựa chọn một từ khóa, bạn cần tự hỏi mình rằng: “Liệu tôi có thể nhận được nhiều backlink chất lượng hơn các trang xếp hạng đầu hay không?“.

Website authority

Có sự khác nhau trong cách gọi và định nghĩa về website authority (còn gọi là thẩm quyền của một website) giữa các công ty Digital Marketing hàng đầu thế giới. Đối với MOZ, website authority được gọi là domain authority (viết tắt là DA), trong khi đó Ahrefs gọi nó là domain rating (viết tắt là DR).

Website authority thể hiện sức mạnh tổng thể về hồ sơ liên kết ngược (tức backlink profile) của một website.

Theo Ahrefs, bạn nên nhắm đến các từ khóa mà DR của website nằm trong một phạm vi tương tự như các trang xếp hạng đầu, hoặc ít nhất, một trong những trang xếp hạng đầu phải nằm trong cùng phạm vi với trang web của bạn.

Ví dụ, nếu tất cả các Top Google website đều có chỉ số DR cao, trong khi website của bạn có DR rất thấp, thì bạn khó có khả năng chen chân vào giữa các website này. Thay vào đó, bạn có thể sẽ muốn chuyển hướng sang các từ khóa mà các website xếp hạng đầu có chỉ số DR tương đương với bạn.

Do đó, hãy thêm câu hỏi này vào checklist kiểm tra của bạn: “Website của tôi có nằm trong phạm vi website authority tương tự hoặc cao hơn các trang web xếp hạng hàng đầu hay không?“.

Mặc dù đây là một khuyến nghị chung chung, nhưng nó rất phù hợp để những người mới bắt đầu làm SEO như bạn có thể theo dõi và làm theo.

Làm thế nào để kiểm tra chỉ số website authority của một trang web?

Kiểm tra chỉ số Domain Rating của một website

Nếu bạn đang sử dụng chỉ số DR, bạn có thể truy cập vào công cụ SEO miễn phí Website Authority Checker của Ahrefs, nhập website cần kiểm tra để xem kết quả.

Công cụ SEO miễn phí Website Authority Checker | Ychoc.com

Kiểm tra chỉ số Domain Authority của một website

Nếu bạn đang sử dụng chỉ số DA, bạn có thể sử dụng chức năng Traffic Overview hoặc Backlink Overview trên công cụ Ubersuggest để xem sức mạnh của một trang web là bao nhiêu.

Công cụ kiểm tra miễn phí Domain Authority của website | Ychoc.com

Tuy nhiên, một cách nhanh chóng để bạn kiểm tra hàng loạt chỉ số DA của nhiều website cùng một lúc chính là sử dụng add-on Ubersuggest (download phiên bản cho Chrome tại đây). Sau khi kích hoạt tiện ích mở rộng này, bạn sẽ thấy chỉ số Domain Authority của tất cả top website trên Google được hiển thị trực tiếp ngay bên dưới tiêu đề trang web như trong hình dưới đây:

Ubersuggest Chrome Extension - Tiện ích mở rộng hỗ trợ SEO miễn phí cho Chrome | Ychoc.com

Bây giờ, chỉ số thứ ba của website mà bạn cần quan tâm chính là thẩm quyền chuyên đề (Topical authority) của các trang web xếp hạng hàng đầu trên Google.

Topical Authority

Google luôn luôn muốn xếp hạng các trang web từ những nguồn thông tin có thẩm quyền cao, và yếu tố này quan trọng hơn số lượng các liên kết ngược.

Ví dụ, nếu chúng ta kiểm tra SERP cho từ khóa “bếp từ”, bạn sẽ thấy trang web của Dienmaycholon.com (DA = 38, backlink = 22) xếp hạng cao hơn so với trang web Tiki.vn (DA = 56, backlink = 36). Vì sao như vậy?

Đó là vì website Dienmaycholon.com chuyên bán các sản phẩm điện gia dụng hơn Tiki.vn, do đó, có thể sức mạnh thẩm quyền của nó về chủ đề bếp từ – một loại sản phẩm điện gia dụng – cao hơn so với website Tiki.

Vì vậy, câu hỏi bạn cần đặt ra ở đây là: “Liệu trang web của tôi có sức mạnh thẩm quyền về chủ đề đang được tìm kiếm cao hơn các trang web xếp hạng hàng đầu trên Google hay không?“. Nếu câu trả lời là có, vậy thì đó là một thế mạnh rất lớn dành cho bạn.

Một cách nhanh chóng và đơn giản (mặc dù không hoàn toàn chính xác) thường được sử dụng để giúp bạn xác định điều này chính là nhìn vào domain của website và sử dụng một số cách hiểu thông thường.

Quay lại ví dụ về bếp từ, bạn sẽ thấy một số tên miền như Dienmayxanh, Dienmaycholon, Thegioibepnhapkhau đều đang gợi ý nói về sản phẩm điện máy gia dụng. Một số tên miền khác không dễ phân biệt như Nguyenkim.com, MediaMart.vn, bạn chỉ có thể xác định bằng cách truy cập trực tiếp vào website và nhìn vào các sản phẩm mà họ đang kinh doanh để có cách hiểu tổng quát về nội dung chính của trang web.

Cách xác định thẩm quyền chuyên đề - topical authority - của một website | Ychoc.com

Trong trường hợp Nguyenkim.com, bạn sẽ thấy trang chủ của họ tập trung giới thiệu các sản phẩm điện gia dụng như tủ lạnh, tủ đông, tủ mát, tivi, máy lạnh, máy lọc không khí, quạt điện… Điều tương tự cũng xảy ra đối với trang MediaMart.vn. Do đó, các trang web này sẽ có độ tin cậy cao khi nói về các sản phẩm điện gia dụng như bếp từ.

OK, dưới đây là bảng tóm tắt bốn câu hỏi dạng Có hay Không mà chúng ta đã đặt ra trong bài viết này:

Câu hỏiTrả lời (Có hoặc Không)
Có phải các trang web xếp hạng đầu không đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người dùng không?
Liệu tôi có thể nhận được nhiều backlink chất lượng hơn các trang xếp hạng đầu hay không?
Website của tôi có nằm trong phạm vi website authority tương tự hoặc cao hơn các trang web xếp hạng hàng đầu hay không?
Liệu trang web của tôi có sức mạnh thẩm quyền về chủ đề đang được tìm kiếm cao hơn các trang web xếp hạng hàng đầu trên Google hay không?

Theo nguyên tắc chung, nếu số lượng câu trả lời Có càng nhiều, thì cơ hội để bạn được xếp hạng trong top đầu Google càng cao. Nhưng đương nhiên, checklist này vẫn còn khá chung chung và cơ bản, chưa phản ánh hết các khía cạnh của việc xác định độ khó SEO của từ khóa.

OK, tạm thời gác lại việc nói về lý thuyết, vì bây giờ là lúc chúng ta cần thực hành cách xác định độ khó SEO của một từ khóa.

Ví dụ mẫu về cách xác định độ khó SEO của một từ khóa

Hãy cùng xem ví dụ sau đây:

Bối cảnh

Giả sử tôi đang sở hữu một website chuyên đánh giá và hướng dẫn sử dụng kem dưỡng da, và website này có chỉ số DA là 15.

Cách phân tích độ khó SEO của từ khóa #1

Từ khóa đầu tiên mà chúng ta xét tới ở đây là “kem dưỡng da tay tốt nhất“. Hãy thử trả lời 4 câu hỏi trong bảng tóm tắt nêu trên.

Câu hỏi đầu tiên là “Liệu các trang web xếp hạng đầu có đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người dùng không?“. Nhìn sơ qua SERP, có vẻ như tất cả các trang web đứng Top Google đều làm rất tốt điều này. Do đó, tôi sẽ điền câu trả lời là Không vào bảng câu hỏi.

Ví dụ xác định độ khó SEO của từ khóa | Ychoc.com

Tiếp theo, “Liệu tôi có thể nhận được nhiều backlink chất lượng hơn các trang xếp hạng đầu hay không?“. Từ đầu đến giờ, tôi chưa đề cập bất cứ điều gì về một backlink được gọi là “chất lượng”. Do đó, ở ví dụ này chúng ta chỉ nhìn vào số lượng backlink. Kết quả là, hầu hết các trang web hàng đầu đều có rất ít hoặc không có backlink. Vì vậy, câu trả lời ở đây là ““.

Câu hỏi kế tiếp, “Website của tôi có nằm trong phạm vi website authority tương tự hoặc cao hơn các trang web xếp hạng hàng đầu hay không?“. Nhờ addon của Ubersuggest trên Chrome, tôi thấy rằng có một số website sở hữu chỉ số DA tương đương hoặc thấp hơn DA của tôi. Ví dụ, website susureview.com có DA = 14, website tuvanmuasam.com có DA = 22, hay website my-best.vn có DA = 11. Do đó, câu trả lời ở đây là ““.

Cuối cùng, “Liệu trang web của tôi có sức mạnh thẩm quyền về chủ đề đang được tìm kiếm cao hơn các trang web xếp hạng hàng đầu trên Google hay không?“. Các trang web hàng đầu đều cung cấp các bài review cho nhiều lĩnh vực khác nhau, trong khi đó, website của tôi chỉ tập trung đánh giá về kem dưỡng da. Như vậy câu trả lời là “Có”.

Dựa theo phân tích này, có vẻ như chủ đề về kem dưỡng da tay là một chủ đề rất đáng để tôi tập trung xây dựng nội dung.

Cách phân tích độ khó SEO của từ khóa #2

Bây giờ, hãy xét đến từ khóa thứ hai, đó là “kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn”. Nếu xét về yếu tố search intent – mục đích tìm kiếm của người dùng, có vẻ như tất cả các trang dẫn đầu Google đều đáp ứng tốt được yêu cầu. Do đó, tôi sẽ nhập câu trả lời là “Không” cho câu hỏi đầu tiên trong 4 câu hỏi trên.

Tuy nhiên, có một website tôi muốn bạn nhìn kỹ hơn, đó là Dep365.com. Bài viết ở trang này có tính tập trung hơn và nó có khả năng được xếp hạng cao vì tất cả các yếu tố khác như chỉ số DA cao, nhiều domain giới thiệu và sức mạnh thẩm quyền về chủ đề cao. Chính vì thế, tôi sẽ loại trừ trang web này ra khỏi các bước phân tích tiếp theo.

Ví dụ xác định độ khó của từ khóa SEO | Ychoc.com

OK, câu hỏi thứ 2, liệu tôi có khả năng nhận được nhiều backlink chất lượng hơn các trang xếp hạng đầu còn lại hay không? Một lần nữa, nếu nhìn vào dữ liệu số lượng backlink do tiện ích Ubersuggest đưa ra, câu trả lời sẽ là ““. Đặc biệt, trang Top #1 Google không có backlink, do đó tôi hoàn toàn có thể nhận được nhiều backlink hơn trang web này trong tương lai gần. Điều này nghĩa là tôi có cơ hội rất lớn để chiếm được vị trí đầu bảng.

Câu hỏi thứ 3, trang web review về kem dưỡng da của tôi có nằm trong phạm vi DA tương tự hoặc cao hơn các trang hàng đầu hay không? Câu trả lời là ““, trong đó trang web hàng đầu có chỉ số DA thấp hơn tôi.

Và cuối cùng, trang web của tôi có sức mạnh thẩm quyền theo chủ đề ở mức cao, do đó câu trả lời là ““.

Chính vì thế, chủ đề này cũng là một chủ đề xứng đáng để tôi đưa vào nội dung trang web của mình.

Cách nhanh chóng để xác định độ khó xếp hạng của một từ khóa

OK, tôi đã chia sẻ cho bạn từng bước để đánh giá được độ khó xếp hạng của một từ khóa. Tuy nhiên, để giúp những người làm Marketing cắt giảm bớt thời gian phân tích và dành nhiều thời gian hơn vào việc triển khai chiến lược SEO, một số công ty Digital Marketing hàng đầu thế giới đã tích hợp chức năng đánh giá độ khó SEO của từ khóa vào công cụ SEO của mình.

Nếu bạn đang sử dụng công cụ Ubersuggest, dưới đây là 2 bước đơn giản để bạn tìm dữ liệu và đánh giá độ khó xếp hạng của một từ khóa và các từ khóa khác có liên quan:

  • Bước 1: Truy cập chức năng Keyword Ideas, sau đó nhập từ khóa cần kiểm tra vào khung.tìm kiếm. Chức năng này cho phép bạn nhập tối đa 3 từ khóa cùng chủ đề, và tự động gợi ý các từ khóa phổ biến khác có liên quan.

Kiểm tra độ khó xếp hạng của từ khóa | Ychoc.com

  • Bước 2: Xem cột SEO Difficulty ở bảng kết quả xuất hiện bên dưới, bạn sẽ thấy mỗi từ khóa đều được kèm theo một giá trị và màu sắc đi kèm. Giá trị này càng thấp, bạn càng dễ được xếp hạng và ngược lại.

Cột SEO Difficulty cho biết độ khó SEO của từ khóa | Ychoc.com

Câu hỏi thường gặp về độ khó xếp hạng của từ khóa

Câu hỏi #1: Công cụ miễn phí tốt nhất để kiểm tra độ khó xếp hạng của từ khóa là gì?

KWfinder là công cụ SEO miễn phí giúp bạn kiểm tra độ khó xếp hạng từ khóa mà tôi khuyên bạn nên sử dụng.

Hiện nay có rất nhiều công cụ kiểm tra độ khó từ khóa miễn phí có thể giúp bạn kiểm tra khả năng xếp hạng của một từ khóa bất kỳ trên Top Google cũng như các từ khóa khác có liên quan đến từ khóa gốc của bạn.

Tuy nhiên, tất cả các công cụ này đều giới hạn về một số chức năng trong báo cáo, mà đa phần là giới hạn số từ khóa được kiểm tra trong một báo cáo.

KWfinder sẽ giới hạn số báo cáo bạn có thể kiểm tra mỗi ngày (hiện tại là 3 lần/ngày), nhưng nó sẽ hiển thị đầy đủ số lượng từ khóa trong mỗi báo cáo, do đó, bạn không cần lo lắng danh sách của mình bị thiếu hụt.

Câu hỏi #2: Làm thế nào để kiểm tra độ khó SEO của một từ khóa?

Về cơ bản, có 2 cách để giúp bạn kiểm tra một từ khóa có dễ lên top Google hay không:

  • Cách nhanh nhất chính là dựa vào đề xuất của các công cụ SEO như Ubersuggest, Ahrefs, KWfinder hay SEMrush. Tùy vào mỗi loại công cụ, tên gọi của chỉ số này có thể là SEO Difficulty (SD), Keyword Difficulty (KD) hoặc Ranking Difficulty (RD).
  • Cách thứ hai chính là bạn tự mình kiểm tra độ khó để xếp hạng từ khóa, bằng cách phân tích 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc xếp hạng Google, gồm có: mục đích tìm kiếm của người dùng đằng sau mỗi truy vấn tìm kiếm, và 3 chỉ số của các website xếp hạng đầu (Referring domain, Website Authority và Topical Authority).

Câu hỏi #3: Các công cụ đánh giá độ khó từ khóa (miễn phí và trả phí) có đáng tin cậy hay không?

Câu trả lời là: Có, và Không.

Các công cụ SEO giúp đánh giá độ khó xếp hạng của từ khóa được tạo ra dựa trên các nghiên cứu và phân tích của các công ty Digital Marketing hàng đầu thế giới. Do đó, chúng ta có thể tin rằng những gợi ý từ các công cụ này có nền tảng lý luận vững chắc khi đưa ra kết luận về độ khó SEO của một từ khóa.

Tuy nhiên, điều khiến cho các công cụ này thiếu độ tin cậy, chính là vì không ai biết chính xác thuật toán mà Google sử dụng để xếp hạng một từ khóa, và chỉ số độ khó xếp hạng từ khóa chỉ là một phỏng đoán của các công ty này. Điều này cũng tương tự với ví dụ về độ dài tối thiểu mà một bài viết chuẩn SEO nên có.

Câu hỏi #4: Có bao nhiêu cấp độ xếp hạng về độ khó SEO của một từ khóa?

Tùy thuộc vào từng công cụ SEO, sẽ có sự khác nhau về các cấp độ xếp hạng độ khó của một từ khóa. Một số công cụ chỉ gợi ý chung chung với 3 cấp độ: Dễ, Trung Bình, và Khó. Một số công cụ khác đưa ra các con số cụ thể như Dễ (từ 0-35), Trung bình (36 – 60), Khó (61 – 85), và Rất khó (86 – 100).

Tóm lại

Tóm lại, bạn có thể thấy việc đánh giá độ khó SEO của một từ khóa là một kỹ năng quan trọng để một người làm SEO Marketing thành công với công việc của mình, vì đó là bước khởi đầu để đạt được những kết quả mà chúng ta có thể dự đoán trước.

Ngoài ra, khi phân tích độ khó của từ khóa, bạn cũng cần cân nhắc đến một số nguyên tắc SEO khác như tiềm năng lưu lượng truy cập (traffic potential) hay tiềm năng thương mại của từ khóa (commercial potential). Và cách tốt nhất để bạn đưa ra phán đoán chính xác nhất chính là dựa vào kinh nghiệm. Do đó, sẽ mất nhiều thời gian để bạn tập luyện kỹ năng cũng như học hỏi kinh nghiệm về phân tích từ khóa.

5/5 (1 Review)

Vũ Đăng Chung

Xin chào, tôi là một freelancer chuyên về SEO Marketing. Tôi đã dành 4 năm để làm công việc Digital Marketing và viết Content tại các công ty thuộc nhiều lĩnh vực như làm đẹp & thẩm mỹ, thiết bị công nghiệp, thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến... trước khi chuyển sang làm SEO full-stack từ năm 2016. Cần liên hệ tôi? Vui lòng gửi yêu cầu đến địa chỉ email: chung250190@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *