Top 10+ cách SEO không backlink hiệu quả cho người mới

Backlink có còn quan trọng hay không? Dưới đây là 10 cách SEO không backlink nếu bạn muốn lên Top Google mà không tốn công sức và tiền bạc để xây dựng liên kết.

Backlink chất lượng là một trong ba yếu tố xếp hạng Google quan trọng nhất đối với bất kỳ website nào, thuộc bất kỳ ngành nghề nào, và ở bất kỳ quy mô nào.

Điều này nghĩa là nếu bạn muốn giành lấy lưu lượng truy cập khổng lồ từ các ông lớn mà bạn đang cạnh tranh trên thị trường Internet, bạn cần phải xây dựng backlink chất lượng cho website của mình.

>> Xem thêm: Top#1 Backlink Checker 2022: Đâu là Công cụ kiểm tra backlink tốt nhất hiện nay?

Bạn cần các backlink chất lượng để được xếp hạng cao trên Google với các từ khóa hoặc chủ đề có tính cạnh tranh cao
Bạn cần các backlink chất lượng để được xếp hạng cao trên Google với các từ khóa hoặc chủ đề có tính cạnh tranh cao

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không dư dả về nguồn lực tài chính, hoặc website của bạn vừa mới được xây dựng, bạn sẽ cần tìm hiểu các phương pháp lên Top Google mà không cần đến backlink.

Dưới đây, tôi sẽ giới thiệu cho bạn 10 cách để đẩy Top Google không cần backlink.

#1: Tập trung vào các từ khóa cạnh tranh thấp

Bước đầu tiên để SEO không backlink chính là bạn cần tập trung vào các từ khóa có mức độ cạnh tranh thấp.

Từ khóa có mức độ cạnh tranh thấp (hay chủ đề ít cạnh tranh) thường là những từ khóa hoặc chủ đề có khối lượng tìm kiếm hàng tháng thấp, có ít trang web xây dựng nội dung cho nó, hoặc đa phần các website xếp hạng đầu Google có độ tin cậy (sức mạnh thẩm quyền) ở mức thấp.

Từ khóa cạnh tranh thấp (low-competition keyword)
Từ khóa cạnh tranh thấp (low-competition keyword)

Làm thế nào để chọn được các từ khóa hoặc chủ đề ít cạnh tranh?

Có nhiều công cụ SEO giúp bạn tìm kiếm các từ khóa hoặc chủ đề có mức độ cạnh tranh thấp như Ahrefs, Ubersuggest hay SEMRush.

Dù sử dụng loại công cụ nghiên cứu từ khóa nào, bạn cũng cần tập trung vào 2 yếu tố sau:

  • Độ khó xếp hạng – thường viết tắt là SD (Search Difficulty) hoặc KD (Keyword Difficulty) – ở mức thấp;
  • Các đối thủ cạnh tranh hàng đầu có chỉ số DA (Domain Authority) hoặc DR (Domain Rating) thấp.

Ví dụ, theo dữ liệu từ công cụ Ubersuggest, “cách index backlink nhanh nhất” là một chủ đề ít cạnh tranh, bởi vì nó có chỉ số SD là 8 (Easy), và các website hàng đầu có chỉ số DA thấp (dưới 10).

Ví dụ về từ khóa ít cạnh tranh theo dữ liệu của Ubersuggest
Ví dụ về từ khóa ít cạnh tranh theo dữ liệu của Ubersuggest

Trong khi đó, từ khóa “backlink guest post là gì” lại là một chủ đề có mức độ cạnh tranh cao, vì mặc dù chỉ số SD ở mức 4 (Easy), nhưng hầu hết các website hàng đầu lại có chỉ số DA ở mức trung bình trở lên (thấp nhất là 14).

Ví dụ về chủ đề cạnh tranh cao, theo dữ liệu từ Ubersuggest
Ví dụ về chủ đề cạnh tranh cao, theo dữ liệu từ Ubersuggest

>> Xem thêm: Phương pháp nghiên cứu từ khóa trong SEO

#2: Viết content chất lượng ưu tiên người dùng

Với sự ra đời của Google Helpful Content Update (còn gọi là bản cập nhật Thông tin Hữu ích) vào tháng 8/2022, bạn có cơ hội lên cao hơn để lên Top Google mà không cần backlink nếu tạo ra được các content thực sự chất lượng và ưu tiên người dùng, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam.

Bản cập nhật thuật toán xếp hạng Google Helpful Content Update ra mắt vào tháng 8/2022
Bản cập nhật thuật toán xếp hạng Google Helpful Content Update ra mắt vào tháng 8/2022

Vì sao?

Bản cập nhật Google Helpful Content muốn đẩy mạnh các nội dung ưu tiên người dùng và đồng thời giảm giá trị của các trang web ưu tiên công cụ tìm kiếm, thứ mà rất nhiều SEO website mũ đen tại Việt Nam đang tạo ra mỗi ngày.

Nói cách khác, chỉ cần bạn tập trung vào việc viết content chất lượng đáp ứng tốt nhất mục đích tìm kiếm của người dùng, thì bạn đã có cơ hội vượt trội hơn những trang web chuyên đi spam backlink hoặc mua bán, trao đổi liên kết không hợp lệ.

>> Xem thêm: Viết Content là gì? Cách viết & tối ưu content hiệu quả nhất (10 bước)

#3: Cung cấp các nội dung chất lượng & giá trị hơn đối thủ cạnh tranh

Bản cập nhật Helpful Content cho thuật toán xếp hạng của Google làm giảm khả năng hiển thị của những trang web có nội dung giống nhau, và tăng cơ hội cho các trang web mang lại những trải nghiệm độc đáo, mới lạ hơn cho người dùng.

Chính vì thế, nếu bạn muốn được xếp hạng mà không cần backlink, bạn không chỉ cần tạo ra những content có chất lượng, đáp ứng đúng mục đích của người dùng, mà còn phải bổ sung thêm các thông tin mới có giá trị mà các đối thủ cạnh tranh hiện tại không có.

Viết content chất lượng vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh là cách SEO không cần backlink hiệu quả nhất
Viết content chất lượng vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh là cách SEO không cần backlink hiệu quả nhất

Ngược lại, nếu nội dung của bạn không mang lại những giá trị tốt hơn đối thủ, thì Google cũng không có lý do gì để đưa bạn lên Top những trang web hàng đầu.

#4: Áp dụng các tiêu chuẩn SEO Onpage mới nhất

Một giải pháp khác để SEO Top Google mà không sử dụng backlink chính là việc xây dựng trang web đáp ứng các tiêu chuẩn tối ưu trên trang tốt nhất.

Hiện nay, vẫn có một số trường hợp các trang web được thiết kế UI (giao diện người dùng) & UX (trải nghiệm người dùng) rất kém, nhưng nó vẫn được xếp hạng cao, vì đơn giản là nó sử dụng các chiến thuật link building mũ đen với một lượng lớn các backlink trỏ đến.

Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng backlink là tất cả những gì bạn cần để được xếp hạng.

Ngược lại, nếu website của bạn được thiết kế UI tốt, mang lại các trải nghiệm UX tuyệt vời cho người dùng, thì bạn có khả năng rất lớn sẽ đánh bại các đối thủ cạnh tranh khác, những kẻ đang sử dụng các thủ thuật mũ đen nhằm cố gắng đánh lừa thuật toán xếp hạng của Google.

Để thực hiện được điều đó, bạn sẽ cần đến các tiêu chuẩn SEO Onpage, bên cạnh việc xây dựng nội dung chất lượng và nhắm đến các thị trường ngách ít cạnh tranh.

Áp dụng các tiêu chuẩn SEO Onpage mới nhất để được xếp hạng mà không cần backlink
Áp dụng các tiêu chuẩn SEO Onpage mới nhất để được xếp hạng mà không cần backlink

Trong bài viết nói về các tiêu chuẩn này, tôi đã có nói về 7 nhóm yếu tố SEO Onpage có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xếp hạng website, cũng như cách áp dụng chúng như thế nào.

Một số yếu tố quan trọng nhất trong 7 nhóm yếu tố SEO Onpage này gồm có:

  • Thẻ tiêu đề, thẻ mô tả và tiêu đề trang web;
  • URL của trang web;
  • Nội dung đoạn mô tả ngắn;
  • Cỡ chữ và độ dài mỗi đoạn văn;
  • SEO hình ảnh;
  • Các đề mục (tiêu đề phụ) trong bài viết;
  • Tốc độ tải trang;
  • ……

#5: Tối ưu hệ thống liên kết nội bộ

Sử dụng liên kết nội bộ (internal link) là một trong những phương pháp SEO tốt nhất để lên Top Google mà không cần đến backlink.

Ví dụ về cấu trúc của Internal Link trong một website
Ví dụ về cấu trúc của Internal Link trong một website

Các ưu điểm lớn nhất của một hệ thống liên kết nội bộ được tối ưu chính là:

  • Chuyển link juice từ các trang web khác giúp xây dựng PageRank cho trang web muốn được xếp hạng cao.
  • Dễ thực hiện, vì bạn kiểm soát 100% việc chèn, lựa chọn từ khóa cũng như vị trí đặt liên kết.
  • Giúp người dùng dễ dàng nhận được thêm những giá trị mới từ các trang web được liên kết.
  • Giúp Google hiểu rõ hơn mối liên quan giữa các trang web trên website của bạn, cũng như bối cảnh của đoạn văn mà liên kết nội bộ được đặt.

Để tối ưu liên kết nội bộ, có một số hoạt động mà bạn có thể áp dụng như:

  • Lựa chọn anchor text (văn bản neo) được tối ưu.
  • Sử dụng đa dạng các loại anchor text.
  • Chỉ đặt liên kết nội bộ ở các vị trí thực sự cần bổ sung và giải thích thêm ý nghĩa cho đoạn văn đó.
  • Đặt URL của các trang web quan trọng lên thanh menu của website.

#6: Xây dựng nội dung theo cụm chủ đề

Chiến lược sáng tạo nội dung theo cụm chủ đề không phải là điều mới mẻ trong SEO, nhưng nó vẫn đang phát huy hiệu quả rất tích cực, đặc biệt là trong bối cảnh thuật toán của Google ngày càng đặt nặng vai trò của chất lượng nội dung.

Chiến lược nội dung theo cụm chủ đề được Hubspot đề cập lần đầu vào năm 2017, trong đó, một trang web trụ cột (pillar page) giữ vai trò trung tâm và bao quát nhiều nội dung khác nhau, và các trang web khác có nội dung liên quan được liên kết trở lại với trang trụ cột đó.

Mô tả cấu trúc của một cụm chủ đề
Mô tả cấu trúc của một cụm chủ đề

Với cách xây dựng nội dung như vậy, Google sẽ biết rằng trang trụ cột là một trang có thẩm quyền cao về một chủ đề nào đó, và theo thời gian, sức mạnh thẩm quyền của trang trụ cột ngày càng được cải thiện, nhờ đó, nó sẽ được xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm.

Nói cách khác, thay vì nhận link juice từ những website bên ngoài, bạn có thể tích lũy điểm PageRank của một trang web bằng cách biến nó thành trang trụ cột, và xây dựng mối liên kết từ nhiều trang web khác có liên quan.

Đó là cách để bạn cải thiện chất lượng SEO của một trang web mà không cần đến backlink.

#7: Sử dụng lược đồ được đánh dấu cho trang web

Lược đồ được đánh dấu (Schema Markup), hay còn gọi là Dữ liệu có cấu trúc (Structured data), là một cách khác giúp bạn được xếp hạng trên Top Google mà không cần sử dụng các chiến thuật link building tốn kém.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn nghe về Schema hay Structured data, thì nó là một loại mã HTML đặc biệt được thêm vào trang web nhằm giúp các công cụ tìm kiếm như Google dễ dàng hiểu rõ hơn về nội dung được đề cập đến trên trang web.

Điểm đặc biệt của lược đồ được đánh dấu là Google sẽ sử dụng nó để hiển thị một cách khác biệt trên SERP, chẳng hạn như dưới đây là cách mà các câu hỏi thường gặp trong trang web được hiển thị trên Google:

Ví dụ về cách hiển thị của FAQ Schema (còn gọi là Dữ liệu có cấu trúc về Câu hỏi thường gặp) trên Google
Ví dụ về cách hiển thị của FAQ Schema (còn gọi là Dữ liệu có cấu trúc về Câu hỏi thường gặp) trên Google

Vậy làm thế nào để tạo ra các đoạn mã HTML dữ liệu có cấu trúc?

Hiện nay, có rất nhiều công cụ miễn phí giúp bạn nhanh chóng thực hiện được điều này một cách dễ dàng, chẳng hạn như công cụ JSON-LD Schema Generator Tool của Nustart Solution mà tôi đang sử dụng.

Công cụ tự động tạo lược đồ được đánh dấu (Schema Markup)
Công cụ tự động tạo lược đồ được đánh dấu (Schema Markup)

Một khi đã tạo xong các đoạn mã JSON-LD này, bạn chỉ cần thêm chúng dưới dạng văn bản HTML vào website và gửi yêu cầu lập chỉ mục trang web trên Google Search Console là được.

#8: Cải thiện CTR và tỷ lệ thoát trang của trang web

CTR (Click-Through Rate, hay tỉ lệ nhấp chuột) và bounce rate (tỷ lệ thoát trang) không phải là các yếu tố xếp hạng của Google, theo như bài viết của tác giả Miranda Miller trên Search Engine Journal.

Tuy nhiên, cũng như các chỉ số tương tác website khác (VD: thời gian on-site, số trang mỗi phiên,…), hai chỉ số CTR và bounce rate là những thước đo quan trọng giúp Google đánh giá chất lượng của một trang web.

Từ đó, Google biết được rằng liệu danh sách những kết quả hàng đầu trên SERP hiện tại có thực sự là những kết quả tốt nhất hay không.

Nói chung, cách SEO tốt nhất là tạo ra những thứ thực sự hấp dẫn đối với người dùng, và CTR và bounce rate chính là các chỉ số giúp đo lường điều đó.

Để cải thiện chỉ số CTR và giảm bounce rate của một trang web, bạn nên nghiên cứu kỹ lưỡng mục đích tìm kiếm của người dùng theo công thức 3C mà tôi đã đề cập trong bài viết phương pháp nghiên cứu từ khóa, và áp dụng các kết quả phân tích vào việc sáng tạo nội dung cũng như viết thẻ tiêu đề và thẻ mô tả của trang web.

#9: Sáng tạo nội dung nhiều hơn

Như tôi đã đề cập ở trên, nếu không sử dụng backlink, bạn cần thêm rất nhiều nội dung bổ trợ để giúp một trang web có thể lên Top Google thông qua việc tích lũy PageRank.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn chỉ tập trung vào việc làm thế nào để xếp hạng cao với một trang web duy nhất.

Chính vì thế, bạn cần mở rộng chiến lược xây dựng nội dung theo cụm chủ đề để áp dụng cho hàng loạt các chủ đề khác nhau có liên quan đến hoạt động kinh doanh của bạn.

Bạn cần sáng tạo nhiều loại content hơn (VD: hình ảnh, video, văn bản, podcast,...) nếu muốn triển khai SEO không backlink
Bạn cần sáng tạo nhiều loại content hơn (VD: hình ảnh, video, văn bản, podcast,…) nếu muốn triển khai SEO không backlink

Càng tạo ra nhiều chủ đề và nội dung hữu ích mới, bạn càng có cơ hội xếp hạng cao hơn trên Google mà không cần lệ thuộc vào một vài trang web duy nhất.

Mặt khác, càng sở hữu nhiều trang web trên Top Google, bạn sẽ càng chuyển được nhiều link juice hơn cho các trang web khác.

Do đó, bạn sẽ càng làm giảm bớt gánh nặng của việc phải kiếm backlink cho website của mình.

#10: Nhắm đến các từ khóa hoặc chủ đề được địa phương hóa

Cuối cùng, nhưng cũng là phương pháp ít người biết đến nhất, chính là việc địa phương hóa các chủ đề hoặc từ khóa quan trọng.

Đây cũng là một trong những cách giúp bạn tìm ra những thị trường ngách ít cạnh tranh nhằm dễ dàng lên Top Google hơn.

Ví dụ, bạn là một công ty luật mới thành lập đang cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp, như vậy sẽ rất khó để bạn được xếp hạng cao với các từ khóa cạnh tranh như “dịch vụ thành lập doanh nghiệp” (độ khó xếp hạng là 22).

Tuy nhiên, nếu bạn địa phương hóa từ khóa này bằng cách thêm tên một khu vực địa lý nào đó, chẳng hạn “thành lập doanh nghiệp Nha Trang”, độ khó xếp hạng sẽ giảm xuống mức 13, do đó, bạn sẽ dễ dàng lên Top Google và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng cho dịch vụ của mình.

Như vậy, tôi đã giới thiệu cho bạn Top10+ cách SEO không backlink hiệu quả nhất dành cho các công ty nhỏ hoặc mới thành lập.

Tuy nhiên, có hai điều tôi cần lưu ý với bạn:

  • Đầu tiên, dù làm SEO theo cách nào, thì chất lượng nội dung vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Do đó, bạn bắt buộc phải tìm hiểu mục đích tìm kiếm của người dùng, cũng như tạo ra các nội dung chất lượng cung cấp giá trị vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh hàng đầu trên Google.
  • Thứ hai, backlink vẫn là yếu tố quan trọng trong thuật toán xếp hạng của Google trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Điều này nghĩa là chiến lược SEO không backlink của bạn sẽ không hiệu quả nếu bạn muốn lên Top Google với các từ khóa có tính cạnh tranh cao.

Bây giờ, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về cách SEO không cần backlink, bạn có thể tham khảo phần FAQ dưới đây hoặc để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này nhé.

Câu hỏi thường gặp về cách đẩy Top Google không cần xây dựng liên kết

Được, bạn có thể nhận được lưu lượng truy cập vào website của mình mà không cần đến backlink nếu như bạn nằm trong số các trường hợp sau:

  • Bạn đang nhắm đến những chủ đề có mức độ cạnh tranh thấp;
  • Website của bạn được đánh giá là có thẩm quyền cao;
  • Bạn tạo ra nhiều bài viết có liên quan về một chủ đề, và chuyển link juice của chúng sang bài viết cần được xếp hạng nhằm mang lại chỉ số PageRank cao cho bài viết đó.

, nếu bạn nhắm đến việc lên Top Google với các chủ đề mang tính cạnh tranh cao.

Các chủ đề cạnh tranh thường là các chủ đề được nhiều website đề cập đến, và/hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh đang xếp ở Top10 Google có sức mạnh thẩm quyền cao (high-level website authority).

Đối với những chủ đề này, bạn không có cách nào khác là phải xây dựng backlink chất lượng cho trang web của mình nếu muốn chen chân vào các trang hàng đầu trên Google.

Được, ngay cả khi không có backlink, bạn vẫn có thể được xếp hạng cao trên Top Google, thậm chí là được xếp vào Đoạn trích nổi bật.

Ví dụ trang web Top#1 Google mà không cần backlink
Ví dụ trang web Top#1 Google mà không cần backlink
0/5 (0 Reviews)

Vũ Đăng Chung

Xin chào, tôi là một freelancer chuyên về SEO Marketing. Tôi đã dành 4 năm để làm công việc Digital Marketing và viết Content tại các công ty thuộc nhiều lĩnh vực như làm đẹp & thẩm mỹ, thiết bị công nghiệp, thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến... trước khi chuyển sang làm SEO full-stack từ năm 2016. Cần liên hệ tôi? Vui lòng gửi yêu cầu đến địa chỉ email: chung250190@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *